Khảo sát khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán đĩa

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hoá và kháng viêm của cây tứ bạch long (Trang 61)

Khả năng kháng khuẩn của 2 dạng cao tổng:

Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của cao cồn tổng và cao nước tổng được trình bày như bảng 4.1.

51

oChú thích: PA: Pseudomonas aeruginosa; TM: Trychophyton mentagrophytes

Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của 2 dạng cao tổng chiết từ TBL trên các dạng khuẩn cho thấy:

- Cao chiết bằng cồn 96% cho hoạt tính kháng khuẩn tốt hơn cao chiết bằng nước. Nhưng cả 2 dạng cao chiết đều phải thử ở nồng độ rất cao (500mg/ml) mới quan sát được đường kính của vòng vô khuẩn, và vòng vô khuẩn cũng không thật sự rõ rệt.

- Cao chiết cồn có khả năng kháng mạnh nhất với Stapphylococcus

(>7mm), kháng yếu hơn với Pseudomonas aeruginosa (3,3mm) và

Streptococcus pyogenes (1mm), không kháng được E. coli. Như vậy, TBL có khả năng kháng vi khuẩn Gram dương tốt hơn Gram âm. Kết quả này cũng khá thông thường so với các trường hợp thực vật kháng khuẩn khác, vi khuẩn Gram dương thường cho đáp ứng với thuốc mạnh hơn vi khuẩn Gram âm. Điều này có thể do đặc điểm cấu tạo vách tế bào vi khuẩn Gram âm ngoài lớp peptidoglycan còn được bao bọc bởi 2 lớp polysaccharid nên khó bị phá hủy bởi các tác nhân hóa học, cũng như khó để các tác nhân hóa học từ bên ngoài xâm nhập vào gây hại cho tế bào vi khuẩn.

Bảng 4.1: Kết quả đường kính kháng khuẩn (mm) trên 2 cao tổng

Mẫu thử (STT)

Chủng khuẩn

MSSA MRSA Strep.

Pyogenes E. coli AREC PA TM

C. albicans H2O 0 0 0 0 0 0 0 0 DMSO 0 0 0 0 0 0 0 0 Cao cồn tổng 7,7 7,3 1 0 0 3,3 0 2,3 Cao nước tổng 0 0 0 0 0 0 0 0 Tetracylin 38 28,3 26,3 19,7 23,3 31,3 Clotrimazol 26,7 7,3

52

- TBL kháng được MSSA (7,7mm) và MRSA (7,3mm) ở mức độ gần như nhau, không có sự khác biệt đáng kể, cho thấy cơ chế tác động của TBL lên chủng vi khuẩn này không liên quan đến cơ chế kháng methylcilin của chúng.

- Cao chiết cồn của TBL cũng kháng được nấm men Candida albicans

(2,3mm), nhưng không có khả năng kháng nấm sợi Trychophyton mentagrophytes.

Khả năng kháng khuẩn của các phân đoạn chiết:

Kết quả vòng kháng khuẩn của các phân đoạn chiết từ cao cồn tổng TBL cho kết quả như bảng 4.2.

Bảng 4.2: Kết quả đường kính kháng khuẩn (mm) trên 5 phân đoạn

Mẫu thử Chủng khuẩn: S. aureus MRSA Strep. pyogenes E.coli AREC PA TM C. albicans Cao ether dầu 6 3,7 0,7 0 0 0,3 0 0 Cao chloroform 16,3 15 2,7 1,7 4,7 14,3 0 4 Cao ethyl acetat 13,7 5,3 2,3 2 1,7 4,3 0 3 Cao n – buthanol 5 0 0 0 0 0 0 0 Cao nước còn lại 0 0 0 0 0 0 0 0

Phân tích kết quả thu được ta thấy:

- Ở nồng độ cao (500mg/ml), các phân đoạn chiết từ cao cồn của TBL có đáp ứng kháng khuẩn cũng cho kết quả kháng trên các chủng khuẩn tương tự như khi khảo sát bằng cao tổng, nhưng vòng vô khuẩn lớn hơn và rõ ràng hơn, do hàm lượng chất kháng khuẩn có trong mỗi phân đoạn cụ thể sẽ nhiều hơn trong dạng cao chiết thô.

- Phân đoạn chloroform có khả năng kháng khuẩn tốt nhất và cũng thể hiện hoạt tính đối với vi khuẩn Gram dương mạnh hơn đối với Gram âm.

53

Phân đoạn ethyl acetat cũng có hoạt tính kháng khuẩn khá tốt và cũng kháng vi khuẩn Gram dương tốt hơn Gram âm. Kết quả này cũng hợp lý với kết quả khảo sát thành phần hóa học của các phân đoạn dịch chiết, hầu hết các hợp chất có trong cây TBL đều tập trung trong 2 phân đoạn chloroform và ethyl acetat, mà chủ yếu là nhóm terpenoid, flavonoid và saponin, đều là những nhóm chất có thể sẽ có khả năng kháng khuẩn.

- Phân đoạn ether và n-buthanol chỉ có khả năng kháng S. aureus. Kết quả cho thấy khả năng kháng mạnh S. aureus của TBL là do tác động của các hợp chất trong cả 4 phân đoạn ether, chloroform, ethyl acetat và n- Buthanol quyết định.

- Cả 2 phân đoạn chloroform và ethyl acetat đều có khả năng kháng nấm men C. albicans.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hoá và kháng viêm của cây tứ bạch long (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)