2.2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân
• Các BN ngay khi đ−ợc chẩn đoán là VPM, có chỉ định mổ cấp cứu sẽ đ−ợc hỏi bệnh để khai thác tiền sử, diễn biến của bệnh lý ổ bụng có liên quan.
• Khám và đánh giá tình trạng lâm sàng của BN, thu thập số liệu tình trạng tr−ớc mổ vào phiếu nghiên cứu.
• Giải thích cho BN về diễn biến cuộc mổ và quá trình nghiên cứu để BN an tâm, đồng ý tham gia nghiên cứu.
• Hoàn thành hồ sơ , xét nghiệm và liên hệ phòng mổ cấp cứu.
2.2.3.2. Gây mê, phẫu thuật
Tất cả bệnh nhân đều đ−ợc vô cảm bằng ph−ơng pháp gây mê nội khí quản (NKQ).
- Tiền mê:
Midazolam 0,03mg/kg (TM), tr−ớc khi khởi mê 10-15 phút. - Khởi mê:
+ Propofol 1,5-2mg/kg hoặc Etomidate 0,3mg/kg + Fentanyl 3mcg/kg
+ Rocuronium 1mg/kg - Duy trì mê:
+ Isofluran MAC 1 hoặc Servofluran MAC 0,5-1 + Fentanyl 1,2-2 mcg/kg mỗi 30 phút
+ Rocuronium 0,15mg/kg mỗi 40-60 phút - Thoát mê:
Sau khi phẫu thuật kết thúc, BN đ−ợc chuyển sang phòng hồi tỉnh hoặc phòng hồi sức tích cực.
2.2.3.3. Lấy bệnh phẩm dịch ổ bụng làm xét nghiệm
Tại phòng mổ:
Trong quá trình phẫu thuật, ngay sau khi mở bụng tìm tổn th−ơng, đánh giá tình trạng bụng và đ−ợc xác định là VPM, phẫu thuật viên sẽ :
• Lấy bơm tiêm hút dịch ổ bụng (5ml). • Đuổi hết khí ra khỏi bơm tiêm.
• Bơm ngay dịch ổ bụng vào ống nghiệm, đậy nắp kín. • Đ−a ngay bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm vi sinh.
Dùng KS ban đầu cho bệnh nhân dựa theo kinh nghiệm [34], [35]. • Đối với tr−ờng hợp VPM thể nhẹ, vừa:
Augmentin 1,2g (TM) x 3 lọ, chia 3 lần/ngày Metronidazol 0,5g (TM) x 2 lọ, chia 2 lần/ngày
• Đối với tr−ờng hợp VPM thể nặng, sốc nhiễm khuẩn: Sulperazone 1g (TM) x 3 lọ, chia 3 lần/ngày
2.2.3.4. Tại phòng hồi tỉnh hoặc hồi sức tích cực
Sau khi có kết quả kháng sinh đồ (48h) căn cứ vào mức độ nhạy cảm KS của VK gây bệnh và tiến triển lâm sàng của bệnh nhân sẽ có sự thay đổi KS cho thích hợp, có thể phải phối hợp nhiều loại KS.
+ Theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng trong quá trình điều trị. + Đánh giá kết quả chung của quá trình điều trị.
+ Đảm bảo hô hấp: thở oxy qua mask hoặc đặt NKQ thở máy.
+ Truyền dịch, duy trì huyết động theo áp lực tĩnh mạch trung −ơng (PVC) và số l−ợng n−ớc tiểu.
+ Theo dõi tình trạng bụng: bụng ch−ớng, nhu động ruột, trung tiện. + Theo dõi các dẫn l−u ổ bụng, sonde dạ dày: số l−ợng dịch, màu sắc. + Theo dõi sự tiến triển của tình trạng nhiễm trùng toàn thân: sốt, số l−ợng bạch cầu.
+ Nuôi d−ỡng: đ−ờng tĩnh mạch và đ−ờng ruột phối hợp, đảm bảo 2000 kcal/ ngày.