1.7.3.1 Đ−ờng sử dụng
Dùng KS đ−ờng uống rất khác nhau về sinh khả dụng. Nó phụ thuộc vào từng cá thể và tình trạng dạ dày, do đó trong điều trị VPM chỉ dùng đ−ờng uống với nhóm fluoroquinolon khi BN có đ−ờng tiêu hoá không bị tổn th−ơng.
Đ−ờng tiêm tĩnh mạch trực tiếp là đ−ờng chủ yếu cho điều trị VPM. Sử dụng đ−ờng này thuốc có nồng độ cao trong máu nhanh nh−ng cũng giảm nhanh (một số betalactam), vì thế cần phải tiêm ngắt quãng nhiều lần trong ngày.
Tĩnh mạch chậm (từ 30-60 phút): dùng bơm tiêm điện hoặc giỏ giọt. Đây cũng là đ−ờng đ−ợc sử dụng nhiều loại KS trong điều trị VPM: vancomycine, ertapenem...
1.7.3.2 Liều sử dụng.
Liều l−ợng KS đ−ợc áp dụng cho từng bệnh nhân, không áp dụng chung cho nhiễm khuẩn, không có liều duy nhất chuẩn.
Trong một số tr−ờng hợp liều l−ợng phải phù hợp với một số tình trạng của BN, đặc biệt suy thận, suy gan và trọng l−ợng cơ thể. Một số tr−ờng hợp phải tăng liều khi có VK chỉ nhạy cảm với liều cao, do vậy chỉ định liều cần phải tính đến:
+ Độ nhạy của VK với KS. + D−ợc động học của KS. + Bản chất nơi bị nhiễm khuẩn.
+ KS đ−ợc dùng kết hợp hay đơn độc.
1.7.3.3 Kết hợp kháng sinh.
Trong VPM nặng, điều trị phải dùng kết hợp KS với mục đích: + Mở rộng phổ hoạt động của KS vì các VK kháng nhiều với KS.
+ Tìm tác dụng hiệp đồng: kết hợp betalactam - aminosid có tác dụng hiệp đồng với vi khuẩn Gr (-), betalactam với fluoroquinolon, vancomycine khi VPM là VK Gr (+).
+ Dự phòng xuất hiện kháng đột biến trong khi điều trị. Hay gặp các VK gây đột biến kháng KS trên lâm sàng là Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter.
Trong thực tế lâm sàng kết hợp KS đ−ợc dùng trong các tr−ờng hợp sau: + Điều trị trong thời gian chờ đợi kết quả KSĐ.
+ ở bệnh nhân VPM nặng.
+ Nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, tụ cầu kháng methicilin.
+ VPM sau mổ nhiều VK và với các VK đa kháng.