0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tổn th−ơng mô bệnh học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 79 -79 )

4.3.1. Tổn th−ơng viêm thực quản trên Z trên mô bệnh học:

- Trong NC của chung tôi, có 7 BN (13,7%) không có tổn th−ơng viêm thực quản trên mô bệnh học, và 44 BN (86,3%) có tổn th−ơng viêm thực quản trên mô bệnh học, và gặp chủ yếu là hình ảnh viêm TQ độ 0: 22 BN (43,1%), không gặp hình ảnh viêm TQ độ III trên MBH.

Nhiều tác giả trên thế giới cho rằng tổn th−ơng mô bệnh học của BTNDDTQ chiếm tỷ lệ từ 60-70%.

Bảng 4.4. So sánh TT viêm thực quản trên MBH với tác giả khác: Tác giả Tỷ lệ (%) Lê Văn Dũng 65,0 Đoàn Thị Hoài 61,0 Trần Việt Hùng 73,2 Bate và CS [12] 60,0 Chúng tôi 86,3

Theo bảng trên kết quả NC của chúng tôi cao hơn so với các tác giả khac trong và ngoài n−ớc, có thể là do các mẫu sinh thiết MBH trong NC của chung tôi đ−ợc lấy trên NS NBI ?

Tỷ lệ tổn th−ơng TQ trên MBH phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc giữa TQ với acid của dịch trào ng−ợc, nồng độ acid có trong chất trào ng−ợc, khả năng nhu động của TQ cũng nh− khả năng trung hoà acid của n−ớc bọt.

4.3.2. Tổn th−ơng Barrett TQ trên mô bệnh học:

- Trong NC của chúng tôi, TT Barrett TQ trên MBH có 13 BN (25,5%). Theo tác giả Nguyễn Cảnh Bình TT Barrett TQ trên MBH trên MBH là 14/70 (20%) [1], T−ơng đ−ơng với kết quả NC của chúng tôi.

- Dị sản ruột tại đoạn nối dạ dày- thực quản đ−ợc gọi là Barrett TQ, là một trong những biến chứng nặng của BTNDDTQ, và từ Barrett TQ tiến triến tới loạn sản độ thấp, rồi đến loạn sản độ cao và cuối cùng là dẫn đến ung th− biểu mô tuyến TQ. Nhiều NC cho rằng Barrett TQ là phản ứng hữu hiệu của cơ thể để bảo vệ niêm mạc TQ tr−ớc những yếu tố tấn công (acid và pepsin trong dịch trào ng−ợc) bằng sự chuyển dạng của niêm mạc. Ng−ời ta nhận thấy rằng ở những BN Barrett TQ các triệu chứng trào ng−ợc tr−ớc đây nay đã giảm đi rõ rệt, nh−ng trên NS tổn th−ơng niêm mạc không giảm thậm chí còn tăng lên [9].

- NS NBI là một kỹ thuật NS mới có khả năng phát hiện tổn th−ơng bề mặt của niêm mạc và những thay đổi về cấu trúc mạch máu của niêm mạc TQ, là do khả năng quét liên tục của 3 dải tần màu (đỏ- lục- xanh), đặc biệt là dải tần màu xanh rất dễ dàng hấp thụ bởi hemoglobin trong lòng mạch. Trong TT viêm TQ do BTNDDTQ, Barrett TQ và ung th− sớm TQ điều có tăng sinh mao mạch [46], [47], nên khi quan sát bằng NS NBI sẽ làm tăng khả năng phát hiện TT rõ hơn NS ánh sáng trắng. Do đó khi NS bằng NBI sẽ phát hiện rõ ranh giới của vùng TT một cách chính xác, nên giúp cho việc sinh thiết khu trú vào những vùng TT này, vì vậy sẽ làm tăng hiệu quả cho việc phát hiện TT đặc biệt là TT viêm TQ không việc trợt, Barrett TQ và ung th− sớm TQ trên mô bệnh học [17], [24], [31].

4.3.3. Nhiễm HP trên mô bệnh học:

- Trong NC của chúng tôi, có 13/51 BN (25,5%) nhiễm HP tại TQ, trong

đó có 4/51 BN (7,8%) nhiễm HP tại d−ới đ−ờng z, và chỉ có 1/51 BN (2%)

trên đ−ờng z. Theo Lê Văn Dũng có 2/60 BN (3,34%) nhiễm HP trên đ−ờng

z, và theo tác giả Nguyễn Cảnh Bình (13,2%) nhiễm HP tại TQ, trong đó có

(11,2%) nhiễm HP tại d−ới đ−ờng z, và chỉ có (0,7%) trên đ−ờng z. Kết quả NC của chúng tôi t−ơng đ−ơng với các tác giả khác, nh− vậy tỷ lệ nhiễm HP d−ới đ−ờng z chiếm tỷ lệ cao hơn trên đ−ờng z. Tuy nhiên số liệu NC của chúng tôi còn ít nên cần có NC thêm với số liệu BN nhiều hơn.

Theo Schenk và cộng sự NC trên 13 BN có BTNDDTQ đ−ợc xác định qua đo PH TQ trong 24h khi làm MBH không phát hiện tr−ờng hợp nào nhiễm HP ở TQ [45]. Theo Angholt sự có mặt của HP ở TQ có lẽ liên quan kỹ thuật NS và sinh thiết, nếu tiến hành sinh thiết từ TQ sau đó đến dạ dày thì tỷ lệ nhiễm HP là 4,5%, ng−ợc lại nếu simh thiết từ dạ dạy dến TQ thì tỷ lệ nhiễm HP là 26% [10]. Trong NC của chúng tôi, chỉ có 13/51 BN (25,5%) bị nhiễm HP trên và d−ới đ−ờng z, kết quả này phù hợp với các tác giả.

Trong NC của chúng tôi thấy có HP trên đ−ờng Z 1/51 BN (2%) là ngoại lệ, có thể do chất nhầy có HP từ dạ dày theo ống NS bám dính vào niêm mạc TQ trên Z bởi vì tr−ờng hợp nhiễm HP với số l−ợng vi khuẩn ít và nằm ở lớp chất nhầy phủ trên bề mặt của TQ. Và nhiều tác giả khác cũng cho rằng: HP chỉ thuận lợi với môi tr−ờng d−ới đ−ờng Z: do niêm mạc tâm vị tiết nhầy là môi tr−ờng thuận lợi cho HP tồn tại và phát triển. Trên Z niêm mạc TQ đ−ợc lát bởi biểu mô vẩy không thuận lợi cho HP phát triển, có thể HP sống thực sự ở đó, nh−ng nhiều giả thuyết cho rằng HP có thể theo chất nhầy từ đó lên, cũng có thể chúng sống trên bề mặt của biểu mô vẩy [39].

Mối liên quan giữa HP và BTNDDTQ hiện nay vẫn đang là một chủ đề còn tranh cãi, một số ý kiến cho rằng HP có vai trò bảo vệ TQ chống lại sự trào ng−ợc và làm giảm triệu chứng trào ng−ợc ở BNTNDDTQ, nh−ng một số tác giả khác cho rằng HP gây kích thích tăng trào ng−ợc và là tác nhân thúc đẩy Barrett TQ [8], [39]. Từ đó vấn đề diệt HP đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng BTNDDTQ là một vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 79 -79 )

×