0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 69 -69 )

- Trong NC của chúng tôi thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 12-36 tháng, chiếm 25 BN (49%). Và thời gian từ 6-12 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 21,6%.

- Theo Lê Văn Dũng thời gian mắc bệnh < 1 năm chiếm nhiều nhất là 31,7%. Theo Trần Việt Hùng thời gian mắc bệnh từ 6- 12 tháng chiếm −u thế 43,9% và thời gian > 3năm chiếm 17,1%.

- Sự liên quan giữa mức độ nặng của viêm TQ trên NS ánh sáng trắng với thời gian bị bệnh cũng không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 (p=0,569). Nh−ng ở đay nếu thời gian mắc bệnh d−ới 12 tháng so với từ >12 tháng thấy sự khác biệt rõ rệt, đặc biệt là có 2 BN bị viêm TQ trào ng−ợc độ C có thời gian mắc bệnh >36 tháng.

- Theo tác giả Lê Văn Dũng thời gian bị bệnh càng lâu khả năng tổn th−ơng TQ càng nặng dần, từ 6 tháng đến 2 năm chủ yếu là viêm TQ độ I, II hoặc bình th−ờng, nh−ng > 3 năm tổn th−ơng hầu hết các mức độ từ nhẹ đến nặng.

- Theo NC của Pace và cộng sự đa số BN có triệu chứng d−ới 3năm. Mức độ nặng của triệu chứng càng kéo dài càng làm tăng mức độ tổn th−ơng viêm tại TQ [40].

Việc không có sự khác biệt về hình ảnh NS và ch−a thấy rõ mức độ nặng theo thời gian mắc bệnh lý giải đ−ợc rằng mô bệnh học phản ánh chính xác mức độ nặng của bệnh, vì MBH phân độ theo chiều dày của lớp niêm mạc TQ. Tổn th−ơng cơ bản trong BTNDDTQ là tăng sinh lớp tế bào đáy và lớp nhú. Trong khi NS ánh sáng trắng có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao (t−ơng đ−ơng 68% và 96%) vì chỉ quan sát bề mặt, có những tr−ờng hợp quan sát bề mặt không thấy tổn th−ơng nh−ng khi làm MBH có tổn th−ơng nặng (độ nhạy 77% và độ đặc hiệu 91%) [11].

4.1.3. Các yếu tố nguy cơ:

- Trong NC của chúng tôi các yếu tố nguy cơ gặp nhiều nhất là chế độ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ và cà phê chiếm 31 BN (60,8%). Theo Trần Việt Hùng có 22% [5]. So với các tác giả khác NC của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn hẳn điều đó có thể là do có sự khác biệt rõ mẫu NC, trong NC của chúng tôi có tỷ lệ nữ (64,7%) cao nhiều hơn nam (35,3%), khác với NC của Trần Việt Hùng (nữ chiếm 42,7% và nam 57,3%). Và nữ th−ờng có xu h−ớng ăn nhiều chất béo hơn nam.

- Thừa cân chỉ có 5 BN, chiếm tỷ lệ 9,8% có thể do đặc điểm của ng−ời Việt Nam khác với các n−ớc khác trên thế giới.

- Theo Nilsson và cộng sự mối liên quan gia tăng giữa BMI và BTNDDTQ ở cả 2 giới nh−ng nữ gặp nhiều hơn nam giới. Nguy cơ làm trào ng−ợc tăng lên nhóm có BMI cao (BMI=35) so với nhóm bình th−ờng (BMI=25) với OR là 3,3 đối với nam và t−ơng đ−ơng nữ là 6,3. Các tác giả cho rằng sử dụng liệu pháp hormon thay thế sau mãn kinh có thể là yếu tố liên quan [40]. Và qua nhiều NC khác của chuyên khoa tiêu hoá về tỷ lệ béo phì

tăng cao cùng với sự gia tăng các đối t−ợng bị rối loạn đ−ờng tiêu hoá trong đó bao gồm cả TNDDTQ, nên có thể nghĩ đến ở đây có mối liên quan nào đó. Một số NC gần đây cũng đề cập đến hiện t−ợng thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập gây viêm trợt TQ và ung th− biểu mô tuyến ở TQ [23], [56].

- Khi tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số BMI và TNDDTQ, năm 2007 Vakil và các chuyên gia đầu ngành về tiêu hoá và phẫu thuật tiêu hoá đã thảo luận dựa trên NC về mối liên hệ giữa dịch tễ học của chứng béo phì với các rối loạn đ−ờng tiêu hoá, ở đây cụ thể là BTNDDTQ, đã đặt ra nhiều câu hỏi về chế độ ăn nhiều Calo, l−ợng mỡ động vật cao có liên quan đến việc tăng tỷ lệ BTNDDTQ không? Chỉ số BMI cao có làm tăng tiết acid gây tăng BTNDDTQ không? Kết quả là rất ít câu trả lời giải thích đ−ợc chính xác mối liên quan này [38].

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ uống r−ợu, bia và hút thuốc với các tác giả khác:

Yếu tố nguy cơ Tác giả

R−ợu, bia (%) Hút thuốc (%)

Lê Văn Dũng 33,0 26,7

D−ơng Minh Thắng 76,7 10,0

GH Koek 28 23,4

Chúng tôi 27,5 21,6

NC của chúng tôi t−ơng đ−ơng với các NC khác, nh−ng khác nhiều so với tác giả D−ơng Minh Thắng.

Trong một NC cắt ngang trên 4095 đàn ông tại Nhật cho thấy rằng tỷ lệ hút thuốc lá làm tăng TNDDTQ cũng nh− uống r−ợu [52].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 69 -69 )

×