0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 38 -38 )

- Từ năm 1971, Folkman đã đ−a ra kết luận rằng: tất cả các khối u phát triển là phụ thuộc vào các mạch máu tân tạo nuôi khối u. Đây là tiền nghiên cứu để tìm kiếm sự phát triển của mạch máu [21], vì sự tân tạo của mạch máu mới làm thuận lợi cho viêm tăng sản tạo thành khối u. Thăm dò hình thái học để quan sát những mạch máu tân tạo hoặc vi mạch máu trên bề mạch u là một

ph−ơng pháp đầy hứa hẹn để chẩn đoán ung th− sớm. NBI cũng là một kỹ

thuật phát triển mới tại Nhật, thay thế b−ớc sóng và dải rộng của ánh sáng trắng thành ánh sáng dải hẹp là 415 ± 30nm, bằng cách sử dụng phổ hẹp này để làm rõ t−ơng phản của mạch máu trên bề mặt niêm mạc, làm cho quan sát dễ và rõ ràng cấu trúc mạch máu. Nghiên cứu đầu tiên của hệ thống nội soi NBI là để chẩn đoán khối u đ−ờng tiêu hoá, đ−ợc Sano và cộng sự báo cáo trong năm 2001 và đầu tiên chứng minh NBI có thể quan sát mạch máu rõ hơn nội soi ánh sáng trắng trong chẩn đoán Polyp đại tràng. Và những NC sau đó trong việc sử dụng NBI để phát hiện ung th− sớm hạ hầu, thực quản và dạ dày cũng đã đ−ợc tiến hành [21].

- Sharma P và cộng sự [47] đã NC một cách khoa học và chặt chẽ của NS NBI ở 50 BN TNDDTQ và 30 BN không có BTNDDTQ, kết quả cho thấy BN TNDDTQ có sự tăng (OR 12,6; 95% CI: 3,7-42; P<0,0001), sự giãn (OR 20; 95% CI: 6,1-65,3; P<0,0001), sự méo mó của cuộn mao mạch trong nhú (IPCLs: intrapapillary capillary loops) (OR 6,9; 95% CI: 2,5-19; P<0,0001), sự xuất hiện của vết trợt nhỏ (P <0,0001), sự tăng lên của mạch máu tại đ−ờng

z (OR 9,3; 95% CI: 1,9-43,6; P<0,0001) khi so với BN không có BTNDDTQ. Kết quả phân tích cho thấy, sự tăng chỉ số (OR 5,5; 95% CI: 1,4-21,6) và sự giãn (OR 11,3; 95% CI: 3,2-39,9) của IPCLs là rất tốt cho việc dự đoán để chẩn đoán BTNDDTQ. Sự tăng tối đa, trung bình, và tối thiểu về bất th−ờng của IPCLs là quan trọng để so sánh giữa hai nhóm TNDDTQ và không TNDDTQ với (P <0,0001). Kết luận: NS NBI cung cấp những dấu hiệu có giá trị hơn ánh sáng trắng trong việc chẩn đoán TNDDTQ. Sharma P cùng cộng sự cũng NC về NBI trong Barrett TQ, để chẩn đoán xác định chắc chắn Barrett TQ chủ yếu là dựa vào sinh thiết ngẫu nhiên qua NS ánh sáng trắng, nh−ng NS NBI có thể làm tăng khả năng phát hiện Barrett TQ có kết hợp với loạn sản ruột, bằng cách làm định khu rõ giới hạn tổn th−ơng để sinh thiết [47].

- Theo nghiên cứu của Fock KM và cộng sự [30] , NC sự sử dụng NBI là một tiến bộ của nội soi trong chẩn đoán BTNDDTQ khi so sánh với NS ánh sáng trắng, trên tổng số 107 BN (36 BN: không viêm trợt [NERD: non erosive reflux disease], 41 BN: có viêm trợt [ERD: erosive reflux disease], 30 BN: nhân chứng) kết quả cho thấy: các tổn th−ơng trợt nhỏ, tăng lên mạch máu, và các hình lõm tại đ−ờng z mà không quan sát đ−ợc trên NS ánh sáng trắng lại quan sát đ−ợc rõ ràng trên NS NBI, với tổn th−ơng trợt nhỏ (ERD 100%, NERD 52,8%, nhân chứng 23,3%), và tăng lên mạch máu (ERD 95,1%, NERD 91,7%, nhân chứng 36,7%), nh−ng tỷ lệ thấp của hình lõm tròn (ERD 4,9%, NERD 5,6%, nhân chứng 70%), ERD và NERD cho kết quả t−ơng tự nhau về tăng mạch máu và hình lõm. Vậy sự tăng mạch máu với sự vắng mặt của hình lõm tròn là có ích trong việc phân biệt NERD và nhân chứng (độ nhạy 86,1%, độ đặc hiệu 83,3%).

- Theo Lee et al, NC trên 230 BN có BTNDDTQ bằng NS ánh sáng trắng và NBI, đ−ợc phân loại theo Los Angeles cho thấy: viêm TQ độ A(45%), độ B(50%), và một số ít tr−ờng hợp độ C, D và bình th−ờng, với tất cả các giá trị với p < 0,05 [31].

- Từ năm 2001 ở Nhật bản đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của nội soi ánh sáng dải hẹp trong việc đánh giá, xác định các tổn th−ơng tăng sản ung th− và không ung th− trên đ−ờng hô hấp (qua nội soi khí phế quản) và đ−ờng tiêu hoá, Theo AU Hamamoto và cộng sự [24] khi NC về lợi ích của NS NBI trong chẩn đoán Barrett TQ nhận thấy: 11 BN với tiền sử chẩn đoán

Barrett TQ, hình ảnh đ−ờng z và mạng l−ới mạch máu đ−ợc quan sát trên NS

NBI rõ ràng hơn NS ánh sáng trắng, và NS NBI cung cấp hình ảnh biểu mô Barrett TQ chính xác hơn với bằng chứng của mô bệnh học.

- Theo nghiên cứu khác của Wolfsen HC và công sự trên 65 bệnh nhân bị Barrett TQ, cho kết quả mô bệnh học là: 12 bệnh nhân (18%) bị loạn sản độ cao khi sinh thiết bằng ph−ơng pháp nội soi NBI và 0% bằng nội soi ánh sáng trắng (với p < 0,001) [54].

- NC của Sharma P và cộng sự [46] , trên 51 BN chẩn đoán hoặc nghi ngờ BE, NS NBI phân loại niêm mạc (mào/có lông nhung, hình vòng tròn và bất th−ờng/méo mó) và mạch máu (bình th−ờng và bất th−ờng) và có đối chiếu lại với MBH. Kết quả: Barrett TQ trung bình dài 3,5cm, 28 BN có Barrett TQ không kèm theo loạn sản ruột (mào/lông nhung: độ nhạy 93.5%, độ đặc hiệu 86.7%, d−ơng tính giả 94.7%), 8 BN có loạn sản ruột độ thấp, 7 BN có loạn sản ruột độ cao (bất th−ờng/méo mó: độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 98.7%, d−ơng tính giả 95.3%) và 8 BN có niêm mạc kiểu tâm vị. Tuy nhiên, NBI không thể phân biệt đ−ợc vùng dị sản ruột với loạn sản độ thấp. Kết luận: NS NBI là một kỹ thuật thăm dò hiện đại với độ chính xác cao để phát hiện dị sản ruột và loạn sản độ cao trong đoạn Barrett TQ.

- Một nhóm nghiên cứu tại Ba Lan đã thực hiện tại một trung tâm nghiên cứu của NS phóng đại NBI với 63 BN (có Barrett TQ hoặc nghi ngờ Barrett TQ): cho độ nhạy 94%, độ đặc hiệu 76%, d−ơng tính giả 64%, và âm tính giả 98% để xác định đặc điểm niêm mạc của dị sản ruột và loạn sản độ cao. Một nhóm nghiên cứu khác tại Mỹ trên 52 BN (có Barrett TQ hoặc nghi ngờ

Barrett TQ): d−ới h−ớng dẫn sinh thiết làm MBH trên NS NBI, cho kết quả: dị sản ruột có loạn sản độ cao với độ nhạy 100%, độ dặc hiệu 98,7%, và d−ơng tính giả là 95,3%. Không bỏ sót trong việc phát hiện loạn sản độ cao khi vùng sinh thiết đ−ợc xác định là những bất th−ờng, biến dạng niêm mạc hoặc đặc điểm mạch máu của loạn sản độ cao. NBI không có lợi trong việc phân biệt giữa vùng dị sản ruột với loạn sản độ thấp. Với cả hai NC trên đã chứng minh giá trị định khu ranh giới sinh thiết ở BN Barrett TQ [17].

- NC của Rajvinder Singh và cộng sự [41] , trên 21 BN bị BE, sau khi NS trên NS ánh sáng trắng và NBI, thì bắt đầu dự đoán hình thái học của niêm mạc dựa vào 4 phân nhóm mà quan sát đ−ợc trên BE: Type A (hình lõm tròn, bình th−ờng vi mạch máu), Type B (hình lông nhung/lõm mào, bình th−ờng vi mạch máu), Type C (không có hình lõm, bình th−ờng vi mạch máu), Type D (hình lõm méo mó, bình th−ờng vi mạch máu), và cuối cùng là so sánh mới kết quả MBH. Kết quả: những đặc tính của hình hốc và vi mạch máu trên NS NBI rõ hơn NS ánh sáng trắng với p < 0,001, độ nhạy NBI = 88,9%, NS ánh sáng trắng = 71,9%. Và NBI có khả năng dự đoán loạn sản cao hơn NS ánh sáng trắng với p < 0,05. Nh− vậy NBI có khả năng dự đoán kết quả MBH chính xác hơn NS ánh sáng trắng trong BE, và NBI là một kỹ thuật quan trọng nên áp dụng cho việc theo dõi BN BE.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 38 -38 )

×