0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hình ảnh tổn th−ơng trên NS NBI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 76 -76 )

4.2.2.1. Hình ảnh tổn th−ơng TQ trên NS NBI:

- Trong NC của chúng tôi (bảng 3.5) có 8 BN (15,7%) có hình ảnh NS TQ bình th−ờng và 43 BN (84,3%) có hình ảnh tổn th−ơng viêm TQ trên NS. Tác giả Nguyễn Cảnh Bình thì hình ảnh tổn th−ơng TQ trên NS 70/70 BN (100%) cao hơn NC của chúng tôi.

- Và hình ảnh viêm TQ đ−ợc phân loại theo tiêu chuẩn Los Angeles: độ A 56,9%, độ B 17,6%, độ C 9,8% và không có BN bị độ D. Trong đó độ A gặp nhiều nhất chiếm 32 BN. Tác giả Nguyễn Cảnh Bình thì hình ảnh tổn th−ơng TQ trên NS là viêm TQ độ B 23/70 BN (32,86%) nhiều nhất, và độ D 12/70 BN (17,14%) [1]. Và theo Lee et al viêm TQ độ A (45%), độ B (50%) và 1 sồ ít độ C, D.

Kết quả NC của chúng tôi khác so với NC của các tác giả trên, tuy nhiên đối t−ợng NC của chúng tôi còn ít nên cần có NC thêm.

BTNDDTQ là một bệnh th−ờng gặp ở Châu á, bao gồm hình ảnh tổn th−ơng viêm trợt và không viêm trợt trên NS. Do chẩn đoán BTNDDTQ không có TT viêm trợt trên NS dựa hoàn toàn vào triệu chứng lâm sàng, nh−ng các triệu chứng này lại xuất hiện không th−ờng xuyên và rất không điển hình nên rất khó chẩn đoán xác định, do đó rất cần có một kỹ thuật thăm dò khách quan để chẩn đoán BTNDDTQ không viêm trợt.

Mặc dù thuốc ức chế bơm prôton có đáp ứng tốt đ−ợc lựa chọn điều trị cho BTNDDTQ viêm trợt, và đa số BN trào ng−ợc có thể có tổn th−ơng không viêm trợt trên NS. Do đó Yi- Chia Lee và cộng sự đã tiến hành NC biến đổi TT không viêm trợt sau khi điều trị 14 ngày thuốc ức chế bơm prôton, của BN TNDDTQ trên NS ánh sáng trắng và NBI, kết quả NC về đáp ứng điều trị thuốc ức chế bơm prôton là thay đổi nhiều, để xác định giảm bớt TT niêm mạc do trào ng−ợc gây ra trên NS là thay đổi nhỏ của viêm TQ th−ờng đ−ợc công nhận nh− một phần của tổn th−ơng trong viêm TQ trào ng−ợc [57], và khả năng phát hiện những thay đổi đó trên NS NBI là tốt hơn so với NS ánh sáng trắng với p < 0,05 [57].

NS NBI là một kỹ thuật mới, không xâm nhập, sử dụng các kính lọc quang học để chiếu sáng liên tục màu nâu xanh và khuếch tán phổ của dải tần hẹp. Dải tần hẹp màu xanh bị hemoglobin hấp thu làm cho mạch máu có thể quan sát rõ hơn là do khả năng t−ơng phản. NS NBI cung cấp những hình ảnh màu xanh xám nhạt, là do sự kết tụ lại của mạch máu và viêm nhiễm của niêm mạc làm tạo ra t−ơng phản rất lớn trên biểu mô vẩy của TQ với dải tần hẹp của NS NBI. NS NBI có khả năng phát hiện cao những tổn th−ơng sớm của niêm mạc, ung th− hầu họng, Barrett TQ, k dạ dày, ... và đặc biệt NS NBI phát hiện ra những tổn th−ơng trợt nhỏ trong BTNDDTQ với p < 0,05 [57], mà rất khó phát hiện ra trên NS ánh sáng trắng.

- Trong NC của chúng tôi có 10 BN (19,6%) Barrett TQ và loét TQ kèm

theo có 1 BN (2%) đ−ợc phát hiện trên NS NBI, và 1 BN loét TQ đó là gặp trên BN viêm TQ độ C. Tác giả Nguyễn Cảnh Bình thì t−ơng đ−ơng 18/70 (25,71%), và 8/70 (11,43%).

Barrett TQ đ−ợc xem nh− là dấu hiệu báo tr−ớc của ung th− biểu mô tuyển TQ. Quá trình tiến triển từ dị sản ruột đến loạn sản ruột rồi đến ung th−, chính là quá trình cần thiết nhất nên tiến hành theo dõi những BN này rất cẩn thận bằng NS và sinh thiết. Các BN này phải đ−ợc quản lý ở những nơi có đủ năng lực chẩn đoán Barrett TQ, sinh thiết chính xác và theo dõi đúng ph−ơng pháp.

NS NBI giúp tăng khả năng quan sát bằng NS bởi vậy sẽ chỉ điểm vùng sinh thiết đ−ợc chính xác, vì hầu hết loạn sản và ung th− sớm đều có tăng sinh mạch máu phát hiện tốt trên NS NBI do đó cung cấp vị trí sinh thiết chính xác hơn NS ánh sáng trắng, nên dễ hiểu tại sao tỷ lệ sai sót khi lấy sinh thiết theo sơ đồ sinh thiết 1/4 lên đến 95%. Để giảm những sai sót này nên tập trung sinh thiết tại những điểm gần nhau trên chỗ niêm mạc bất th−ờng của đoạn Barrett TQ [55].

Có rất nhiều công trình NC chẩn đoán NS Barrett TQ nh−ng ít có tài liệu nào mô tả chính xác hình ảnh bình th−ờng và không bình th−ờng giúp chẩn đoán bằng NS đơn thuần. Dù các đặc điểm bề mặt của niêm mạc điều đã đ−ợc mô tả, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Barrett TQ là dị sản ruột trên MBH. Một chẩn đoán về NS cần kèm thêm một tiêu chuẩn là một khó khăn lớn cho các nhà NS để tìm ra các vùng loạn sản. Các nhà NS phải kết hợp các kỹ thuật NS một các chính xác và sinh thiết tập trung vào chỗ niêm mạc nghi ngờ, sinh thiết theo kiểu 1/4 với khoảng cách 1-2 cm.

Nh− vậy NS NBI có đủ khả năng trong việc phát hiện và định khu chính xác vùng tổn th−ơng, nh−ng luôn luôn phải có sự đồng thuận giữa NS và MBH trong chẩn đoán Barrett TQ.

- Giữa nội soi ánh sáng trắng và NBI, về hình ảnh tổn th−ơng viêm TQ thì thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (p=0,00): hình ảnh tổn th−ơng TQ trên NS ánh sáng trắng là 41/51 BN (80,4%) viêm TQ, và trên NS NBI là: 43/51 BN (84,3%) viêm TQ. Kết quả của chúng tôi giống nh− Lee et al và các tác giả khác ngoài n−ớc [30], [47]. Nh−ng khác biệt với NC của tác giả Nguyễn Cảnh Bình cho cùng một kết quả giữa 2 ph−ơng pháp NS là 100% có TT viêm TQ. Tuy nhiên đối t−ợng NC của chúng tôi còn ít nên cần phải có NC thêm.

- Và mối liên quan giữa tổn th−ơng Barrett TQ trên NS ánh sáng trắng là 6/51 BN (11,8%), và tổn th−ơng Barrett TQ trên NS NBI là 10/51 BN (19,6%), có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p = 0,00). Và ranh giới tổn th−ơng rõ hơn trên NS NBI thể hiện sự khác biệt giữa màu xanh Coban giàu mạch máu của niêm mạc TQ bình th−ờng với màu đỏ xám nhạt của Barrett TQ.

NC của chúng tôi cũng giống với kết quả NC của các tác giả khác trong và ngoài n−ớc [1], [31], [46], [54].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN BẰNG ÁNH SÁNG DẢI HẸP (NBI) Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN (Trang 76 -76 )

×