Hệ thống điều chỉnh tốc độ quay và công suất

Một phần của tài liệu nồi hơi - tuabin (Trang 69)

b) Giản đồ T-s của chu trình Giản đồ i-s của chu trình

6.8.6- Hệ thống điều chỉnh tốc độ quay và công suất

Việc thay đổi công suất của tuabin thường đi liền với sự thay đổi tốc độ quay của nó. Theo biểu thức tính công suất Ne = 5,69 G.ha.e, ML, ta nhận thấy có thể thay

đổi công suất của tuabin bằng cách thay đổi nhiệt giáng của hơi phân bố trong tuabin (ha) hoặc thay đổi lượng hơi tiêu thụ (G). Để điều chỉnh tốc độ quay của tuabin, người ta trang bị bộđiều tốc.

Trong thực tế có thểđiều chỉnh tuabin hơi theo các cách sau: - Thay đổi nhiệt giáng của hơi bằng cách tiết lưu (theo chất lượng). - Thay đổi lượng hơi tiêu thụ (theo số lượng).

- Thay đổi nhiệt giáng của hơi đồng thời thay đổi lượng hơi tiêu thụ (liên hợp). - Điều chỉnh hỗn hợp bao gồm hai hoặc nhiều phương pháp điều chỉnh nêu trên. 1) Điều chỉnh công suất tuabin bằng cách tiết lưu (biến đổi khả năng sinh công của hơi bằng cách thay đổi áp suất hơi)

Đây là phương pháp điều chỉnh đơn giản nhất, bằng cách đóng bớt van hơi chính vào tuabin thì sẽ xuất hiện hiện tượng tiết lưu, giảm cả áp suất và lượng hơi nước, nghĩa là thay đổi cả ha và G.

Phương pháp điều chỉnh này có nhược điểm là hiệu suất chung giảm nên chỉ được ứng dụng cho các tuabin có công suất không lớn lắm.

Hình 6.19- Sơđồ nguyên lý bộđiều tốc một chế độ

1. Bánh răng côn truyền động bộđiều tốc; 2. Vạn

trượt; 3. Bơm dầu điều khiển; 4. Khớp nối trượt;

5, 6, 8. Khớp xoay; 7. Tay đòn; 9. Xilanh; 10.

Pittông trợđộng; 11. Van điều tiết cấp hơi

Đối với trường hợp điều chỉnh tốc độ quay, khi phụ tải giảm, do tác dụng của bộ điều tốc ly tâm (xem hình 6.19), supap hơi khép nhỏ lại và giảm bớt lượng hơi cung cấp

khiến cho áp suất hơi giảm xuống. Khi supap điều tốc mở hoàn toàn, tuabin mang phụ

tải bình thường, muốn tăng phụ tải lớn hơn thì mở supap quá tải, hơi sẽ đi qua supap này để vào ống phun khác. Dựa vào độ chênh áp suất trước khi vào và sau khi ra khỏi supap quá tải, ta có thể biết được độ mở của supap điều tốc (độ chênh áp suất được xác

định nhờ áp kế). Nhược điểm của phương pháp điều tốc kiểu tiết lưu là khi hãm bớt lượng hơi, tốc độ hơi từ ống phun đi ra khác với tình trạng bình thường nên hiệu suất của tuabin thấp, chi phí hơi rất lớn và không kinh tế.

2) Điều chỉnh công suất tuabin theo khối lượng

Theo phương pháp này, người ta đóng bớt hoặc mở thêm một số van cấp hơi cho tuabin mà không thay đổi nhiệt giáng.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không giảm chất lượng hơi cấp cho tuabin.

Những bộđiều tốc áp dụng thuần túy phương pháp này hầu như không có. 3) Điều chỉnh công suất tuabin đồng thời cả khối lượng và chất lượng

Ở phương pháp này, người ta sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên.

Đối với trường hợp điều chỉnh tốc độ quay, hơi từ supap điều tốc đi vào từng nhóm ống phun riêng. Trước hết cho hơi đi qua supap điều tốc vào một nhóm ống phun cốđịnh mở hoàn toàn. Khi phụ tải tăng thì sẽ có một supap điều tốc nào đó mở ra trong một giới hạn nhất định để dẫn hơi vào, khi phụ tải đạt đến một trị số nhất định thì supap điều tốc này mở hoàn toàn; theo sự gia tăng phụ tải, các supap điều tốc khác sẽ

lần lượt mở ra và hơi sẽ đi qua những supap này để vào các nhóm ống phun khác. Khi supap điều tốc mở hoàn toàn thì không có sự tiết lưu hơi.

Phương pháp điều tốc liên hợp còn được gọi là phương pháp điều tốc bằng nhiều nhóm ống phun. Cấu tạo của hệ thống điều tốc này rất phức tạp, chủ yếu có 4 bộ

phận: bộđiều tốc ly tâm, hộp phân phối hơi, cơ cấu truyền động, bộ hãm tựđộng hàn toàn.

Một phần của tài liệu nồi hơi - tuabin (Trang 69)