Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần (Nồi hơi Lamông)

Một phần của tài liệu nồi hơi - tuabin (Trang 26)

b) Nhược điểm

3.5.1- Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần (Nồi hơi Lamông)

Sơđồ nguyên lý của nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần (Nồi hơi Lamông)

được thể hiện trên hình 3.4.

Nguyên lý làm việc của loại nồi hơi này như sau: Nước từ bầu tách hơi 1 được bơm tuần hoàn 6 đưa đến bộ góp 5, cấp cho các ống nước sôi 3 (gồm các đoạn ống hấp nhiệt bức xạ và đoạn ống hấp nhiệt đối lưu) để bốc hơi tạo thành hỗn hợp nước – hơi rồi đi vào bầu tách hơi 1; hơi bão hòa từ bầu 1 được cấp cho các hộ tiêu dùng. Các vòng ngăn được dùng để đảm bảo phân phối đều nước cho các ống nước sôi. Bơm 10

được dùng để cấp nước vào bầu 1. Rơle 7 có tác dụng đưa tín hiệu ngắt nhiên liệu khi trong ống nước sôi 3 thiếu nước.

Hình 3.4-Sơđồ nguyên lý của nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều

lần (Nồi hơi Lamông)

1. Bầu tách hơi; 2. Vòi phun; 3. Ống

ruột gà (ống nước sôi); 4. Bơm

nhiên liệu và quạt gió; 5. Ống góp

vào; 6. Bơm tuần hoàn; 7. Rơle bảo

vệ; 8. Đường nước tuần hoàn; 9. Bộ

góp nước ra; 10. Bơm cấp; 11. Két

nước bổ sung

Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần có các ưu nhược điểm sau:

- Nhờ bơm có cột áp cao nên khắc phục được sức cản tuần hoàn, do đó có thể

tùy ý bố trí ống hấp nhiệt và tăng được nhiệt tải của mặt hấp nhiệt nên nồi hơi rất gọn nhẹ, dễ bố trí lên tàu.

- Việc nhóm lò lấy hơi nhanh {chỉ cần (1520) phút}. - Làm việc ổn định khi tải thay đổi.

- Phải có bơm chịu được nhiệt độ cao khoảng (180320) 0C, khi khởi động cần động cơ có cấu tạo phức tạp, đắt tiền.

Do đó, nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần chỉ được dùng làm nồi hơi phụ, nồi hơi khí thải với lượng sinh hơi từ (0,212) T/h; chúng cũng được dùng làm nồi hơi chính với lượng sinh hơi từ (1880) T/h, áp suất từ (3661) kG/cm2, nhiệt độ

(420510) 0C, khối lượng riêng (2,034,5) kg/kgh (kể cả nước), hiệu suất (0,860,925).

Một phần của tài liệu nồi hơi - tuabin (Trang 26)