Đối với UBND thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 72)

- Về phía ban quản ly các HTX chợ: không thường xuyên cập nhật các

3.2.1.Đối với UBND thành phố Hà Nộ

- Về chính sách đất đai

Do đất của các HTX chợ đang sử dụng có nhiều nguồn khác nhau nên UBND Thành phố cần có sự phân loại theo nguồn gốc để có chính sách phù hợp. Đối với loại đất được hình thành khi xã viên tham gia vào HTX góp cổ phần, đã được HTX mua lại bằng tiền thuộc sở hữu chung của tập thể và hiện không có tranh chấp, vị trí không thuộc quy hoạch thì Nhà nước cho phép hợp pháp hóa. Đối với phần đất do HTX chợ đầu tư (tiền bạc, công sức…) để tăng thêm giá trị (được chính quyền địa phương xác nhận) thì chi phí đó cần được cơ quan chức năng chấp thuận, tính toán theo giá trị hiện hành.

Bên cạnh đó Thành phố cũng cần công khai quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và dành quỹ đất để thực hiện quy hoạch, qua đó tạo

điều kiện thuận lợi để các HTX chợ tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng thương; nhanh chóng cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các HTX chợ có điều kiện vay vốn…

Tăng cường tiến độ, chất lượng quy hoạch xây dựng chợ. Gắn quy hoạch phát triển mạng lưới chợ với quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có mô hình HTX quản ly kinh doanh chợ, đồng thời xóa bỏ các chợ cóc, chợ tạm không theo quy hoạch, đưa dần các chợ đi vào hoạt động nề nếp, bảo đảm văn minh thương mại.

- Về chính sách đầu tư

Thành phố trên cơ sở những cơ chế chính sách hiện hành của trung ương (Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 về phát triển và quản ly chợ, Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ- CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…) có sự vận dụng linh hoạt cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố để có thể đề xuất những cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trong đó có HTX chợ) đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng thương mại.

UBND xây dựng và ban hành các chính sách xã hội hóa đầu tư, quản ly kinh doanh chợ, bao gồm chính sách tài chính tín dụng về đầu tư xây dựng chợ, chính sách khuyến khích kinh doanh rau, thực phẩm an toàn tại các chợ đầu mối… Các HTX chợ được vay tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong thời gian nhất định. HTX chợ được dùng "sổ đỏ" đất chợ và các công trình trong chợ để thế chấp vay vốn ngân hàng, phục vụ nâng cấp mở rộng chợ. HTX chợ được hưởng các ưu đãi khác về đầu tư, thuế...

- Về chính sách tín dụng

Khi các HTX chợ có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ cho xã viên thì các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn và áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp với loại hình kinh tế tập thể.

UBND Thàh phố trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mình, xem xét thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ tín dụng cho các HTX nói chung, HTX chợ nói riêng.

- Về chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng dần trình độ của cán bộ quản ly (bao gồm cả cán bộ quản nhà nước) đối với HTX cũng như cán bộ chuyên môn trong các HTX chợ, cần phải trang bị cho họ những kiến thức về quản ly kinh tế, về thị trường, nghiệp vụ và pháp luật thương mại, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế …

Các Sở Thương mại phối hợp với Liên minh HTX các tỉnh, thành phố và UBND các quận, huyện có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản ly, cán bộ nghiệp vụ của các HTX chợ với nội dung, chương trình và hình thức phù hợp với từng loại cán bộ. Loại hình đào tạo phải đa dạng, mở rộng đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với những chuyên đề ngắn gọn, thiết thực phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

UBND các tỉnh, thành phố cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí học tập đối với các sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đã ky hợp đồng và cam kết làm việc tại HTX chợ có nhu cầu, thời gian tối thiểu là 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp. Để khuyến khích cán bộ tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác bổ sung cho HTX, Thành phố có thể hỗ trợ một khoản tiền ngoài chế độ lương, phụ cấp được hưởng theo qui định

chung, mức cụ thể do UBND Thành phố quyết định theo khả năng của ngân sách và nhu cầu thực tế của địa phương.

- Phương án chuyển đổi

Tùy từng địa bàn, từng loại hình chợ để chuyển từ BQL chợ sang mô hình HTX chợ theo các phương án, như đấu thầu để chọn HTX kinh doanh chợ hiệu quả nhất, cho HTX thuê quyền khai thác chợ, giao HTX có đủ năng lực quản ly chợ, giải thể BQL chợ để thay vào đó thành lập mới HTX chợ.

- UBND xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và nhu cầu ngân sách hỗ trợ vốn cho các dự án xây dựng, nâng cấp các chợ trong quy hoạch, gắn với ưu tiên tạo điều kiện cho các HTX tham gia. Xây dựng các tiêu chí HTX có đủ điều kiện quản ly khai thác chợ. Hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả công tác chuyển đổi sang mô hình HTX chợ để rút kinh nghiệm và điều chỉnh chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng chợ phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 72)