Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ của các địa phương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 29)

các Hợp tác xã chợ của các địa phương

a, Kinh nghiệm phát triển mô hình HTX chợ tại tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai là một trong các tỉnh có phong trào phát triển mô hình HTX quản ly, kinh doanh chợ. Đến thời điểm hiện nay, cả tỉnh đã có 27 HTX quản ly, kinh doanh chợ. Đối với HTX được thực hiện theo hình thức chuyển giao theo kế hoạch được UBND tỉnh duyệt mà không phải đấu thầu (đối với DN phải đấu thầu) theo khoản 2 Điều 16 Quyết định số 2946/2005/QĐ-UB ngày 17/8/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai. Trong số 27 HTX có 12 HTX được thành lập mới từ giải thể Ban quản ly chợ, 12 HTX thương mại, HTX nông nghiệp, HTX vận tải được giao quản ly, kinh doanh chợ và 3 HTX đầu tư xây dựng chợ mới trong khu được quy hoạch xây dựng chợ. Để có kết quả trên, Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu và trực tiếp tổ chức thực hiện như: xây dựng đề án, tham mưu cho tỉnh ban hành văn bản pháp quy, tập hợp hệ thống văn bản có liên quan đến phát triển mô hình HTX chợ, tổ chức hội thảo, tham quan, học tập, hướng dẫn giúp đỡ HTX thực hiện việc chuyển đổi, thành lạp mới HTX kinh doanh, khai thác và quản ly chợ...

Hợp tác xã (HTX) Tân Long - Phường Long Bình Tân – Tp. Biên Hoà là đơn vị kinh tế tập thể đầu tiên của tỉnh, được tổ chức hoạt động theo mô hình quản ly - kinh doanh - khai thác chợ Long Bình Tân, với số vốn ban đầu 370 triệu đồng cùng 21 xã viên là người kinh doanh trong chợ và lao động của HTX.

Sau 4 năm chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp có thu thành đơn vị kinh tế tập thể, hạch toán độc lập, HTX Tân Long đã tự khẳng định được vai trò, vị trí của đơn vị quản ly chợ, nhận được sự tín nhiệm của các hộ kinh doanh trong chợ và những đối tác trực tiếp khác.

Trước năm 2006, chợ Long Bình Tân rộng gần 4.000m2, được đầu tư xây dựng bằng nguồn kinh phí do 400 hộ tiểu thương kinh doanh đóng góp. Doanh thu hàng năm của chợ được nộp vào ngân sách nhà nước theo chủ trương “ lấy chợ nuôi chợ”. Nhưng đến khi cần đầu tư nâng cấp chợ như: làm đường, sửa chữa nhà lồng chợ, hệ thống điện nước, PCCC…thì ngân sách Tp. Biên Hoà khó cân đối để cấp kinh phí, vì trung bình nguồn thu của chợ Long Bình Tân hạn hẹp trong 300- 400 triệu đồng/ năm.

Hiện nay, bằng nguồn vốn tích luỹ, chợ Long Bình Tân đã được HTX Tân Long đầu tư 1 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở chợ khang trang, sạch sẽ, thoáng mát; trang bị hoàn chỉnh hệ thống thiết bị phòng, chống cháy, xây mới 6 cửa hàng cho thuê…nên thu hút được nhiều khách hàng đến chợ hơn. Kết quả doanh thu hàng năm của HTX tăng từ 10- 15%. Nếu năm 2006 doanh thu chỉ đạt 669 triệu đồng, thì năm 2009, HTX thực hiện doanh thu trên 1 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng 28%, lợi nhuận tăng 18%, thu nhập người lao động cũng được nâng cao hơn 23% so với năm 2006.

Chủ nhiệm HTX, ông Nguyễn Văn Ba cho biết, nguyên nhân đầu tiên góp phần vào sự thành công của HTX chính là sự đoàn kết gắn bó trong nội bộ cùng với bộ máy nhân sự vững vàng nghiệp vụ chuyên môn. Ban lãnh đạo

HTX cân nhắc, chọn lựa nhân sự kỹ càng, nhất là những vị trí trực tiếp giao tế hàng ngày với hộ kinh doanh để tạo ấn tượng tốt về hình ảnh của HTX.

Bên cạnh việc tích luỹ vốn, nâng cấp các hạng mục hạ tầng cơ sở tạo môi trường kinh doanh khang trang sạch sẽ, an toàn, tăng cường các biện pháp phòng chống cháy nổ, HTX tích cực tìm kiếm các dịch vụ tại chợ truyền thống để phục vụ bà con tiểu thương kinh doanh thuận lợi hơn như: cung ứng hàng hoá cho chợ thông qua đại ly cấp I, cung cấp điện nước, quảng cáo cho thuê mặt bằng…

Ngoài việc vận động mọi xã viên nghiêm chỉnh chấp hành quy chế hoạt động, thường xuyên nêu gương điển hình nhằm kích thích tinh thần học tập, tích luỹ kinh nghiệm cho xã viên, HTX còn quan tâm đổi mới hình thức cùng nội dung hoạt động để thu hút khách hàng đến với chợ. Đồng thời kiện toàn tổ chức Công đoàn, Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, chi hội Chữ thập đỏ…góp phần xây dựng HTX phát triển bền vững.

Qua 4 năm hoạt động, HTX Tân Long đã được nhận nhiều bằng khen giấy khen. Được thành phố công nhận Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh, Chi hội Phụ nữ tiên tiến và Chi hội Cựu Chiến binh, Chữ thập đỏ xếp loại khá.

b, Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% là chợ loại 3. Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ít nơi còn nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản ly, sắp xếp ngành. Nguồn phí chợ thu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triển chợ. Bên cạnh đó, các Ban quản ly chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chủ yếu lo tập trung vào thu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị

trường, định kế hoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mong muốn có một chỗ trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi có nhu cầu cũng nghĩ ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực". Đây là hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ. Do đó để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư, việc thay đổi hình thức tổ chức quản ly đã được tiến hành. Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đã giao 17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh. Mặc dù đến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thương mại Tổng hợp Thành phố Cần Thơ khai thác được, số còn lại bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng nhưng các chợ khai thác được đều kinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh.

Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Sở Thương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ lọai 3 trên toàn thành phố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản ly chợ ở một số chợ thuộc quận Ninh Kiều.

Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xã Bình Tây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đã thực hiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú. Hợp tác xã Bình Tây không chỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mối giao thương với các vùng lân cận. Hàng năm ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước, Hợp tác xã còn đầu tư 30-40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạp trong chợ.

Hợp tác xã chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiến mang tính đột phá về công tác quản ly, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốn

trong dân, đẩy mạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

* Thành phố Hồ Chí Minh:

Liên minh HTX thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nội vụ và các Sở, ban ngành có liên quan tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2004 về Quy chế đấu thầu kinh doanh, khai thác chợ cho phép thực hiện xã hội hóa các chợ từ loại 2 trở xuống. Thành phố hiện có 238 chợ (chợ loại 1: 17; chợ loại 2: 58; chợ loại 3: 163), kết quả sau 5 năm triển khai đã có 22 HTX được quản ly, kinh doanh 26 chợ, có 1 HTX quản ly 3 chợ ( HTX TM Bình Tây), 3 HTX quản ly 2 chợ (HTX TMDVXD Tân Phước Hưng, HTX TMDV Tân Tiến, HTX TMDV Phú Hòa). Trong số 22 HTX quản ly, kinh doanh chợ có 11 HTX thực hiện cơ chế đấu thầu; 10 HTX được chỉ định thầu và 1 HTX tự bỏ vốn xây dựng mới. Các HTX này đã giải quyết được toàn bộ số cán bộ, nhân viên của Ban quản ly chợ cũ và vận động thêm được 1.855 hộ kinh doanh tham gia HTX. Hầu hết các HTX đều có các tổ chức chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, hội cựu chiến binh...

c, Bài học kinh nghiệm rút ra

- Từ những kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố đã hình thành nhiều HTX quản ly, kinh doanh chợ như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Nai đã cho thấy việc hình thành HTX quản ly, kinh doanh chợ là kết quả của sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong đó không thể thiếu vai trò của Liên minh HTX tỉnh, thành phố và cố gắng chung sức, chung lòng của cán bộ, xã viên HTX.

- Các HTX quản ly, kinh doanh chợ có thể dược hình thành từ nhiều hình thức khác nhau, phổ biến là từ chuyển đổi mô hình giải thể Ban quản ly chợ thành lập HTX, từ các HTX thương mại, HTX nông nghiệp, HTX khác

được giao quản ly chợ (bằng hình thức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc giao thầu) và từ thành lập mới HTX đầu tư xây dựng chợ. Đối với HTX thương mại, HTX nông nghiệp và các HTX khác trên địa bàn đã có chợ nếu xét thấy đủ điều kiện có thể đề nghị UBND cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định giao cho HTX quản ly chợ nằm trong qui hoạch phù hợp với điều kiện và khả năng của HTX hoặc HTX tham gia đấu thầu kinh doanh, quản ly chợ theo qui chế do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Đối với HTX thành lập mới ở những địa phương có chợ nằm trong kế hoạch chuyển đổi mô hình quản ly có thể vận dụng việc chuyển đổi mô hình từ giải thể Ban quản ly chợ, Tổ quản ly chợ (gọi chung là Ban quản ly chợ) thành lập HTX. Đối với những chợ nằm trong qui hoạch xây mới, các HTX có điều kiện có thể tham gia đấu thầu, xin chỉ định thầu, giao thầu để tham gia xây dựng, quản ly, kinh doanh theo các quy định của pháp luật.

- Để xây dựng mô hình HTX chợ, Liên minh HTX phối hợp với Sở Công thương tỉnh, thành phố khảo sát thực tế hoạt động các chợ loại 2, loại 3 xây dựng đề án chuyển đổi mô hình quản ly để đề xuất với UBND tỉnh, thành phố ban hành quy chế giao thầu, đấu thầu quản ly chợ. Hướng dẫn các quận, huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình từ Ban quản ly sang mô hình HTX quản ly chợ, kiện toàn bộ máy quản ly và kinh doanh chợ sao cho tinh gọn và hiệu quả, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trang trải các chi phí cho hoạt động không còn dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Ban quản trị mới có trách nhiệm bảo quản, duy tu thường xuyên các cơ sở vật chất của chợ, đề xuất các cơ quan chức năng xét duyệt và tổ chức thực hiện các công trình sửa chữa lớn để đảm bảo hoạt động của chợ được an toàn, văn minh và có hiệu quả.

- Căn cứ các quy định của nhà nước và kế hoạch thực hiện của địa phương, tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho các Ban quản ly/Tổ

quản ly chợ và người dân có nhu cầu thành lập HTX, vận động thành lập các HTX tham gia đấu thầu, kinh doanh, khai thác và quản ly chợ.

- Với những HTX sau khi được thành lập mới hoặc bổ sung chức năng quản ly và kinh doanh chợ, Liên minh HTX đã chỉ đạo các phòng Ban chức năng, các đơn vị sự nghiệp như Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển HTX tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản ly, các lớp chuyên đề về tài chính kế toán, về hoạch toán thuế, về kỹ năng quản ly dự án và xây dựng phương án kinh doanh… nhằm giúp cho Ban quản trị có kỹ năng quản ly mới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w