Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 63)

- Về phía ban quản ly các HTX chợ: không thường xuyên cập nhật các

3.1.2.Định hướng phát triển

Thực tiễn đang đặt ra những vấn đề phải giải quyết cả về quy hoạch phát triển lẫn việc quản ly hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ, từ chức năng, loại hình, phương thức giao dịch, quy mô, vị trí không gian, bố trí kiến trúc, tổ chức quản ly, đến các chính sách và biện pháp phát triển... để có thể phát huy được vai trò của loại hình tổ chức thương mại này cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn thương mại đa quốc gia.

Trong giai đoạn quy hoạch, cùng với triển vọng phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, hoạt động mua bán sẽ ngày càng tăng lên cả về quy mô, phạm vi không gian cũng như sự đa dạng của các phương thức giao dịch, hình thức kinh doanh, các yêu cầu về phục vụ văn minh, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm, các dịch vụ hỗ trợ cho việc mua bán hàng hoá... Trong đó, hoạt động mua bán hàng hoá qua mạng lưới chợ truyền thống, đặc biệt là ở thị trường nông thôn sẽ vẫn được phát triển, với trọng tâm là cung ứng hàng tiêu dùng hàng ngày ở nông thôn, cung ứng tư liệu sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ hàng nông sản với giá thị trường để nâng cao thu nhập cho nông dân. Do đó, mạng lưới chợ với y nghĩa là những không gian thị trường chứa đựng các hoạt động thương mại, là nơi trao đổi hàng hoá, cung cấp thông tin thị trường giữa người sản xuất và người tiêu dùng, cần được quy hoạch phát triển hài hoà, đảm bảo vừa duy trì được các hoạt động mua bán truyền thống, vừa có các hoạt động thương mại mới, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ và các phương thức giao dịch tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong từng giai đoạn.

Trong thời gian tới, xu hướng phát triển các loại hình thương mại hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh hơn sẽ có ảnh hưởng đến việc cải tạo và nâng cấp các chợ truyền thống; Yêu cầu phát triển hài hoà, cân đối và hợp ly giữa chợ truyền thống là loại hình phổ biến hiện

nay với các loại hình thương mại bán buôn và bán lẻ hiện đại khác, yêu cầu hiện đại hoá mạng lưới chợ truyền thống...là những đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới chợ Hà Nội đảm bảo phát triển ổn định và lâu dài, kết hợp với phát triển trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại phù hợp theo định hướng phát triển của Thành phố.

* Chợ thành thị

- Không xây mới các chợ ở khu vực nội đô - Từ vành đai 2 đến trung tâm; - Hạn chế xây dựng mới các chợ ở khu vực từ vành đai 2 đến Sông Nhuệ và khu vực phát triển mới;

- Xây dựng mới các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm ở các đô thị vệ tinh với số lượng và quy mô căn cứ theo quy mô của từng đô thị được quy hoạch;

- Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ hiện có diện tích đất chợ > 3.000 m2 thành siêu thị, trung tâm mua sắm gắn với chợ bán lẻ thực phẩm tươi sống, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, cùng với các siêu thị, cửa hàng tổng hợp và chuyên doanh, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình thành nên các khu thương mại trung tâm của quận;

- Nâng cấp và cải tạo để hình thành các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm tươi sống hạng 2 ở các phường, liên phường phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cư; Từng bước chuyển hoá các chợ dân sinh loại nhỏ (có diện tích đất chợ < 1.000 m2) thành các siêu thị hạng 3, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi;

- Kết hợp với việc di dời các chợ bán buôn nông sản trong khu vực đô thị trung tâm để xây mới các chợ bán buôn nông sản quy mô lớn ở các đầu mối giao thông liên vùng;

Vốn để thực hiện quá trình này chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả hợp tác, liên doanh đầu tư với nước ngoài) và vốn của cá nhân và hộ kinh doanh (kinh doanh trong chợ hoặc

kinh doanh các loại hình, như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm do chuyển hoá từ chợ mà thành).

* Chợ nông thôn

- Tập trung vào việc cải tạo, di dời, xây mới để đảm bảo có đủ chợ dân sinh quy mô hạng 3 ở các xã, đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hoá hàng ngày của nhân dân;

- Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn hơn, có quy mô chợ hạng 1, 2 để trở thành chợ trung tâm của Huyện, hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong Huyện, làm hạt nhân của mạng lưới chợ dân sinh ở các xã; Lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các Khu thương mại - dịch vụ tổng hợp ở các địa bàn;

- Vốn đầu tư để hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn được huy động từ các nguồn hỗ trợ của Ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, của doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh trong chợ góp vốn trước rồi thuê lại quầy, sạp, cửa hàng trong chợ;

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, các tổng đại ly ở khu vực thành thị phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, đại ly mua, bán hàng hoá... đến các chợ.

* Chợ không cố định, hoặc không thường xuyên

Các chợ hoạt động không cố định, không thường xuyên như chợ đồ cũ, chợ hoa - cây cảnh - sinh vật cảnh, chợ văn hóa - du lịch, chợ tết âm lịch, chợ tết trung thu, chợ họp ban đêm, chợ họp theo giờ, chợ cuối tuần... cần được bố trí không gian phù hợp và đảm bảo phối hợp thống nhất để quản ly tốt hoạt động của những chợ này.

- Hình thành và phát triển 04 chợ đầu mối bán buôn nông sản - thực phẩm tổng hợp cấp vùng quy mô diện tích 50 – 100 ha, thu hút các nguồn nông sản ở các vùng nông nghiệp lúa, rau, hoa, quả sản lượng cao của thành phố, thu hút các nguồn nông sản, thực phẩm của vùng đồng bằng sông Hồng và từ các tỉnh miền Trung và miền Nam; có vị trí và điều kiện giao thông thuận tiện cho cả lưu thông hàng hoá nông sản trong và ngoài nước, đầu mối giao thông liên vùng ở 04 khu vực: phía Bắc (Mê Linh), phía Nam (Thường Tín – Phú Xuyên), phía Đông (Hoà Lạc, Thạch Thất), phía Tây (Gia Lâm);

- Phát triển các chợ đầu mối bán buôn thành những thị trường trung tâm bán buôn hàng nông sản của vùng và cả nước, áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại. Những điều kiện phục vụ kinh doanh của chợ đầu mối không chỉ bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, mà quan trọng hơn là những hoạt động hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán như dịch vụ kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin, giao dịch, đấu giá, thanh toán, vận chuyển, giao nhận hàng hoá, đóng gói, bảo quản, lưu trữ, xuất, nhập khẩu hàng hoá;

- Vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối bán buôn chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, hợp tác đầu tư, vốn góp hoặc tiền thuê diện tích kinh doanh của thương nhân trong chợ và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng (mặt bằng, nền, đường giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tường rào bao quanh...);

- Để hình thức tổ chức thị trường trung tâm qua mạng lưới các chợ đầu mối trở nên quen thuộc, phải có sự quan tâm đến việc chiêu thương vào kinh doanh trong chợ như miễn thu phí trong thời gian đầu, được tham gia vào các dự án của Chính phủ, được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi...; thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền đại chúng để nâng cao hiểu biết vai trò của

chợ và giới thiệu chợ đến với công chúng và thu hút các khách hàng lớn ở các nơi đến kinh doanh trong chợ; Thông qua các hình thức hội chợ, triển lãm để thu hút nhiều nông, đặc sản của Hà Nội, của các vùng miền vào chợ, từ đó thúc đẩy các giao dịch mua - bán trên quy mô lớn hơn, đồng thời tăng thêm sức hấp dẫn cho chợ; Thực hiện cơ chế thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và chợ để từ đó đảm bảo chất lượng, cơ cấu, số lượng hàng hoá và thời gian giao dịch mua - bán nông sản trong chợ;

- Đối với chợ bán buôn nông sản của Hà Nội, do có lợi thế là ở trung tâm tiêu thụ lớn của cả nước nên phạm vi ảnh hưởng của chợ không chỉ trong vùng mà cả trong nước và ngoài nước, điều đó không chỉ đòi hỏi về quy mô lớn hơn, mà phải có kế hoạch thực hiện việc hiện đại hoá hệ thống bán buôn nông sản trên tất cả các phương diện, từ hàng hoá, thông tin, chế biến, đóng gói, giao nhận - bốc dỡ - vận chuyển đến quản ly... Thực hiện việc giao dịch theo mạng, liên kết với ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán và vay tín dụng, sử dụng thiết bị kiểm nghiệm hiện đại. Quá trình hiện đại hoá chợ bán buôn nông sản có thể theo từng giai đoạn, từ chợ bán buôn nông sản, mở rộng thành đầu mối xuất nhập khẩu nông sản, rồi phát triển thành trung tâm giao dịch nông sản đa sản phẩm của vùng, của cả nước. Để khai thác các cơ hội thị trường trong hội nhập với thị trường nông sản khu vực, cần phải quan tâm phát triển trong các chợ bán buôn nông sản hình thức tổ chức dịch vụ xuất khẩu một cửa để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ giải quyết vấn đề khó khăn của hệ thống xuất khẩu nông sản đang tồn tại, tăng giá trị sản phẩm nhờ đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm của thị trường thế giới, giảm thiểu chi phí và thời gian mua bán. Trung tâm dịch vụ xuất khẩu nông sản mau hỏng ở các chợ bán buôn có thể cung cấp các dịch vụ chính yếu tại một cửa, từ đóng gói đến chuyển đi, như dịch vụ thông quan, chứng nhận xuất xứ, vệ sinh, kiểm

dịch thực vật, bảo lạnh hàng hoá, giao nhận, vận tải...; cũng như các dịch vụ phụ trợ như đóng gói, sơ chế, tư vấn xuất khẩu và thông tin thị trường.

b, Định hướng đổi mới phương thức quản lý

Chú trọng đến công tác quản ly chợ không chỉ trên giác độ hiệu quả kinh tế từ các nguồn thu trên chợ mà quan trọng hơn là phải chú trọng đến những ảnh hưởng của mạng lưới chợ đối với mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực cụ thể, qua đó nhằm hoàn thiện và hướng các hoạt động quản ly chợ phù hợp với xu thế đổi mới cơ chế quản ly ở nước ta hiện nay. Vấn đề này có y nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chợ trong thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, với các hình thức chủ yếu sau: Các chủ thể sản xuất, kinh doanh có nhu cầu kinh doanh tại chợ góp vốn đầu tư xây dựng chợ hoặc các cơ sở hạ tầng liên quan đến chợ và tham gia quản ly chợ; Vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trích một phần kinh phí tiếp thị, quảng cáo để đầu tư xây dựng chợ; đổi lại họ sẽ được một diện tích nhất định trong chợ để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình; Đối với các chợ quy mô lớn có thể liên doanh, liên kết đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước để tạo nguồn vốn.

Do vậy, những yêu cầu quản ly chợ đặt ra là:

- Cần phải có sự tách bạch giữa chức năng quản ly Nhà nước đối với hoạt động thương mại và các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại nói chung với chức năng quản ly hoạt động kinh doanh trên chợ nhằm đảm bảo cân đối thu - chi và tái đầu tư phát triển, đảm bảo trật tự công cộng và vệ sinh môi trường; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần phải làm rõ quan hệ quản ly giữa các cơ quan quản ly Nhà nước có liên quan với tổ chức hay cá nhân đang trực tiếp quản ly chợ. Đồng thời, cũng cần làm rõ quan hệ quản ly giữa tổ chức hay cá nhân quản ly chợ với các đối tượng tham gia kinh doanh;

- Cần phải xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết về chức năng và nhiệm vụ quản ly, cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức quản ly chợ. Từ đó, xây dựng mô hình tổ chức quản ly một cách hợp ly.

* Phương hướng chủ yếu về tổ chức quản lý chợ

- Đối với khu vực nông thôn, mục tiêu quản ly là nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong vùng quan trọng hơn mục tiêu đảm bảo cân đối thu – chi của chợ. Đối với khu vực thành thị, mục tiêu quản ly cần đạt được sẽ toàn diện hơn, như đảm bảo tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo văn minh đô thị, tạo việc làm cho dân cư đô thị;

- Từng bước tiến hành xây dựng mô hình tổ chức quản ly chợ và áp dụng thí điểm vào thực tế quản ly, tổng kết và rút kinh nghiệm. Sau đó, sẽ triển khai áp dụng thống nhất những mô hình tổ chức quản ly phù hợp với từng loại hình chợ;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng những người trực tiếp tham gia quản ly, điều hành hoạt động chợ như là một nghề nghiệp có tính chuyên môn.

* Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ

Hiện nay, các đơn vị quản ly chợ nói chung đang hoạt động dưới các hình thức tổ chức là ban quản ly chợ, hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản ly chợ.

Quan hệ giữa Nhà nước với hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh chợ là quan hệ quản ly của nhà nước đối với hợp tác xã và doanh nghiệp trong nền kinh tế, các tổ chức này phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước, trong đó bao gồm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của hợp tác xã và

doanh nghiệp (được hưởng các chính sách hỗ trợ, có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ khác) và chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản ly nhà nước. Bên cạnh đó, một trong những nét đặc thù về hoạt động kinh doanh của hoạt động kinh doanh chợ là có sự liên quan khá chặt chẽ với việc thực hiện nhiều chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Do đó, quan hệ giữa Nhà nước với hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh chợ còn là quan hệ hợp tác để thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội. Việc chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh chợ còn tạo thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng hoặc huy động vốn từ các nguồn khác để xây dựng, cải tạo, sửa chữa và kinh doanh của chợ.

* Một số dự báo về phát triển chợ đến năm 2020

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 63)