trên địa bàn Thành phố Hà Nội
a, Đánh giá chung về thực trạng phát triển và kinh doanh chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quá trình phát triển kinh tế nói chung và quá trình đô thị hóa nói riêng đã có tác độn mạnh mẽ đến quá trình phát triển của chợ. Chính sự phát triển này dẫn đến mức độ phổ biến của loại hình chợ truyền thống có thể bị thu hẹp, song không thể mất đi những cơ sở kinh tế của loại hình chợ truyền thống này, mà nó đòi hỏi phải hiện đại hóa mạng lưới chợ truyền thống trong sự phát triển của hệ thống thị trường hàng hóa. Thực tế, xét về mặt tồn tại và đóng góp trong phát triển kinh tế xã hội, thì chợ có vị trí chưa thể thay thế trong tổ chức thương mại cung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa cho các tầng lớp dân cư. Có thể khái quát hệ thống chợ tại Hà Nội như sau:
- Hệ thống chợ Hà Nội, không chỉ yếu mà còn thiếu, có đến 134 xã/401 xã chưa có chợ. Hệ thống chợ xuống cấp, việc quản ly cũng đang có nhiều bất cập do có nhiều đầu mối khác nhau.
- Quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn còn thiếu thống nhất. - Phân bố mạng lưới chưa hợp ly về khoảng cách, bán kính, quy mô dân số phục vụ.
- Chưa hình thành các chợ đầu mối nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một số chợ mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp theo hướng xã hội hóa kinh phí đầu tư nhưng mô hình này mới chỉ phù hợp tại khu vực bán buôn, còn tại các khu vực nông thôn thì khó có thể áp dụng do đội ngũ cán bộ quản ly taojc ác chợ còn có những hạn chế về năng lực chuyên môn.
- Về công tác quy hoạch, quản ly chợ tại Hà Nội: Thành phố Hà Nội đã soạn thảo Đề án quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của thành phố nói chung và tằn trưởng của ngành nói riêng, trong đó có tính đến vai trò dẫn hướng, lan tỏa của Hà Nội với vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận. Bảo đảm các hệ thống phân phối bao gồm nhiều kênh, nhiều phương thức kinh doanh, nhiều thành phần tham gia, huy động được nhiều nguồn lực; xây dựng năng lực cạnh tranh cao và có tác động tích cực trong quan hệ với những ngành, lĩnh vực khác.
b, Đánh giá về thực trạng QLNN nước đối với hoạt động kinh doanh của các HTX chợ
* Chính sách hỗ trợ của nhà nước
- Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2010: Các địa phương và các dự án đầu tư hạ tầng chợ được hỗ trợ phải đảm bảo các tiêu chí sau: (1) Các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có tỷ lệ ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 50% tổng dự toán chi ngân sách địa
phương; (2) Các dự án chợ đầu mối của các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có sản xuất hàng hóa nông sản, hải sản lớn phục vụ phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu theo quy định của Bộ Thương mại, được đặt tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nói trên; (3) Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chợ nằm trong quy hoạch chợ đã được phê duyệt và hoàn thành đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.
- Nội dung hỗ trợ : Xây dựng đường giao thông từ đường trục chính vào chợ; san lấp mặt bằng chợ; xây dựng công trình cấp nước, xử ly nước thải của chợ; các công trình hạ tầng khác của chợ.
- Mức hỗ trợ: Đối với các chợ đầu mối vùng theo quy định của Bộ Thương mại: hỗ trợ 1 lần không quá 10 tỷ đồng/dự án xây dựng hạ tầng chợ. Đối với các chợ đầu mối nông sản tại các địa phương: (1) Các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 80% tổng chi cân đối ngân sách địa phương): mức hỗ trợ không quá 3 tỷ đồng/năm; (2) Các địa phương còn lại mức hỗ trợ không quá 2 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, HTX được hỗ trợ theo chính sách chung của nhà nước quy định. Đối với HTX áp dụng Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định: “Thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với HTX được giảm 50% tiền thuê đất”. Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã quy định hỗ trợ đất đai. Quyết định 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, HTX chợ thuộc đối tượng hỗ trợ theo phương thức hỗ trợ có hoàn lại đủ vốn gốc phù hợp khả năng nguồn lực tài chính của Quỹ, thời hạn hoàn lại khoản hỗ trợ tối đa không quá 03 năm, mức hỗ trợ tối đa 80% kinh phí thực hiện, hỗ trợ theo phương thức cho vay
với lãi suất cho vay đảm bảo an toàn Quỹ, mức vốn vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư của dự án, thời hạn vay vốn tối đa là 05 năm.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa quản ly kinh doanh chợ (bao gồm cả HTX) được hỗ trợ từ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg, Quyết định 115/2004/QĐ-TTg. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ky kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ky không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Quy mô này phù hợp với chợ loại 2 ở cấp huyện, liên xã.
* Cơ chế huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền: (1) Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thoả thuận với thương nhân đăng ky sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (2) Sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ. Theo quy định này, việc giao đất có thời hạn là cần thiết, tuy nhiên cần đấu giá quyền sử dụng đất, nghĩa vụ nộp ngân sách của cả chợ, mẫu thiết kế và các điều kiện thi công xây dựng chợ.
Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010 chỉ ra giải pháp huy động và khai thác các nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ: (1) Xác định và thông báo công khai danh mục các chợ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) kèm theo mức
hỗ trợ; các chợ được xây dựng bằng nguồn vốn doanh nghiệp, cá nhân và hình thức, mức độ huy động vốn, (2) Thực hiện xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở địa phương với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, nguồn vốn xã hội hóa huy động từ người đăng ky kinh doanh tại chợ, doanh nghiệp trên địa bàn trích một phần kinh phí tiếp thị, quảng cáo, đổi lại họ sẽ được một diện tích nhất định trong chợ để trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình.