Nguyên tắc phát triển

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 60)

- Về phía ban quản ly các HTX chợ: không thường xuyên cập nhật các

3.1.1.Nguyên tắc phát triển

- Phát triển mạng lưới chợ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ. Quy hoạch mạng lưới là một bộ phận của quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại Thành phố. Quy hoạch mạng lưới chợ cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị và quy hoạch xây dựng của thành phố.

Xây dựng mạng lưới thương mại cần được coi là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng của thành phố, là một bộ phận quan trọng cấu thành trong quy hoạch tổng thể của thành phố. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới thương mại cần căn cứ theo yêu cầu, phân bố dân cư, nhu cầu tiêu thụ, hệ thống giao thông, cảnh quan văn hoá, bảo vệ môi trường, đồng thời

kết hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất có liên quan và sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Quy hoạch mạng lưới thương mại phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của địa phương. Cần nghiên cứu một cách đầy đủ về thực trạng mạng lưới thương mại hiện có, nhu cầu thị trường, mức độ tiêu dùng của địa phương và các khu vực xung quanh. Xác định một cách hợp ly cơ cấu ngành, tiêu chuẩn, quy mô, số lượng các điểm kinh doanh thương mại trong khi quy hoạch, tránh xây dựng trùng lặp và xây dựng lớn vượt quá so với nhu cầu, đồng thời cần giữ lại đất dư cho sự phát triển trong tương lai.

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển hệ thống chợ trên phạm vi địa bàn Thành phố, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chợ và các loại hình thương mại khác, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng hoạt động thương mại.

Sự phát triển mạng lưới chợ thành phố phải kết hợp giữa cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ hiện có với việc mở rộng và phát triển thêm các chợ mới; Đảm bảo sự cân đối và bố cục hợp ly giữa cải tạo và phát triển hệ thống chợ với phát triển các loại hình thương mại hiện đại khác, như siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm; Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước nên phải chú trọng phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu phát triển lâu dài, đồng thời phải kết hợp với việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của Thủ đô; Hà Nội là trung tâm giao thương quốc tế của cả nước nên bên cạnh mạng lưới chợ bán lẻ hàng nông sản, thực phẩm, Hà Nội cần phát triển các loại chợ bán buôn nông sản tổng hợp lớn, vừa có khả năng cung ứng cho mạng lưới bán lẻ của Hà Nội và các tỉnh trong vùng, vừa có điều kiện xuất, nhập khẩu nông sản, thực phẩm.

Tính đa dạng, quy mô tiêu dùng của Hà Nội đòi hỏi sự phát triển đa dạng các loại hình chợ bao gồm cả cố định và không thường xuyên, như chợ

chuyên doanh, chợ bán đấu giá, chợ đồ cũ, chợ ẩm thực, chợ cuối tuần, chợ năm, chợ thời vụ, chợ tổng hợp lớn.

- Tích cực đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động đầu tư để vừa

đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa nâng cao hiệu quả tài chính trong đầu tư phát triển hệ thống chợ.

Chợ là một loại hình kết cấu thương mại phổ biến hiện nay và có vị trí quan trọng trong phát triển các hoạt động thương mại, phát triển kinh tế – xã hội, nhất là đối với khu vực nông thôn. Vì vậy, về phía Nhà nước, việc đầu tư vào hệ thống chợ của Nhà nước có thể được xem như hoạt động nhằm cung cấp kết cấu hạ tầng công cộng cho nền kinh tế. Đó là ly do quan trọng để Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển chợ. Mặt khác, việc sử dụng khai thác cơ sở vật chất – kỹ thuật của chợ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, mà còn tạo ra hiệu quả tài chính cho các chủ đầu tư, trước hết là các chủ đầu tư để sử dụng điểm kinh doanh trên chợ. Đây là cơ sở quan trọng để Nhà nước đẩy mạnh quá trình xã hội hoá hoạt động đầu tư phát triển chợ trong những năm tới. Tuy nhiên, việc xã hội hoá hoạt động đầu tư phát triển chợ vẫn cần phải trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng hay mức độ hiệu quả kinh tế – xã hội cần đạt được của chợ.

Có chính sách khuyến khích huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển chợ theo hướng xã hội hoá, đồng thời phải tăng cường vai trò quản ly của Nhà nước đối với chợ. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hộ kinh doanh lớn sẽ tích cực tham gia đầu tư vào các chợ đầu mối, các chợ dân sinh quy mô lớn tại các khu vực đô thị trung tâm và vệ tinh, các thị trấn; Các hộ kinh doanh nhỏ ở các xã sẽ lựa chọn và tham gia đầu tư vào điểm kinh doanh tại các chợ; Nhà nước sẽ vẫn có vai trò quan trọng trong hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhất là các chợ đầu mối bán buôn nông sản quy mô lớn và hệ thống chợ ở các xã kém phát triển (xã miền núi, xã nghèo).

- Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển chợ trên cơ sở khai thác năng

lực phục vụ của hệ thống chợ.

Cùng với sự tham gia của các chủ đầu tư là các thành phần kinh tế vào hoạt động đầu tư phát triển hệ thống chợ trong giai đoạn tới, việc đầu tư và khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ của các chủ đầu tư sẽ hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, trong điều kiện thị trường cạnh tranh, việc đầu tư và khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ cần:

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị nhằm phát triển các dịch vụ có thu trên chợ;

+ Tính chuyên nghiệp của các lao động quản ly chợ, cũng như các lao động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên chợ được chú trọng đào tạo và nâng cao; + Thời gian hoạt động của các chợ nói chung và chợ dân sinh tại các khu vực nói riêng được kéo dài và năng lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh được khai thác hiệu quả hơn.

- Xác định số lượng và quy mô chợ căn cứ theo TCXDVN 351: 2006 - “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết kế chợ trong các đô thị, được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19 tháng 04 năm 2006.

Khi xác định số lượng và quy mô của mạng lưới chợ, tuỳ theo mật độ dân cư của từng khu vực, trên cơ sở đó xác định quy mô và bán kính phục vụ của chợ, để thuận tiện cho việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân cư trong khu vực:

+ Chợ hạng 1 không quy định bán kính phục vụ.

+ Chợ hạng 2 có bán kính đến 3.000m (phục vụ từ 9 đến 12 vạn dân). + Chợ hạng 3 có bán kính đến 1.200m (phục vụ từ 1,5 đến 2 vạn dân).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 60)