Tồn tại những hạn chế trên trong hoạt động nhập khẩu của công ty nguyên nhân chính xuất phát từ phía công ty nhưng cũng còn rất nhiều yếu tố khách quan tác động.
Nguyên nhân khách quan:
- Những biến đổi thất thường trong tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu của nước ta nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Là một công ty lấy kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chính như Cát Lâm thì chi phí cũng như lợi nhuận nhập khẩu chịu tác động rất nhiều của yếu tố tỷ giá. 3 năm trở lại đây (từ năm 2008 đến nay), tỷ giá USD/VND đã tăng từ 17000VND lên 21000VND. Điều này thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển, đồng thời hạn chế hoạt động nhập khẩu. Toàn bộ chi phí cho hoạt động nhập khẩu đều tăng lên, từ chi phí mua hàng
đến chi phí thuê vận tải, mua bảo hiểm, chi phí lưu kho bãi… dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu giảm xuống.
- Bên cạnh yếu tố tỷ giá là yếu tố lãi suất. Cũng như các doanh nghiệp khác, trong quá trình hoạt động một phần vốn kinh doanh của công ty TNHH Cát Lâm là vốn vay ngân hàng. Tình hình lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại 2 năm gần đây biến đổi mạnh, liên tục tạo ra những kỷ lục mới về đỉnh cao. Lãi suất tiền vay tăng lên, chi phí vốn vay cao gây khó khăn cho công ty trong việc hoạch toán giá vốn hàng bán. Nên giữ nguyên giá bán để cạnh tranh hay tăng giá để bù lại phần lợi nhuận bị mất là một vấn đề lớn không chỉ với riêng công ty.
- Cơ chế quản lý hàng nhập khẩu của Nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng lậu tràn lan trên thị trường với giá rẻ hơn rất nhiều nhưng chất lượng kém, gây tổn hại đến hàng nhập khẩu chính hãng của công ty nói riêng và của các doanh nghiệp kinh doanh máy phát điện nói chung.
- Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là khâu hải quan quá phức tạp, gây ra sự lãng phí về thời gian, tiền bạc, ứ đọng vốn, mất thời cơ kinh doanh.
Nguyên nhân chủ quan:
- Mặc dù đội ngũ nhân viên đông đảo, thành thạo nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ nhưng thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về pháp luật quốc tế còn hạn chế, chưa nắm rõ được luật pháp của nước đối tác, gây ra những khó khăn nhất định khi công ty tiến hàng ký kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương. Việc nghiên cứu các tập tục văn hóa, luật pháp quốc tế phục vụ cho hoạt động nhập khẩu cũng chưa được quan tâm đúng mức. Điều này khiến cho công ty gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm đối tác mới.
- Công ty chưa có sự đầu tư đúng mức đến hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như chưa thấy hết tầm quan trọng của hoạt động marketing trong nước. Công việc marketing quảng cáo trong thị trường nội địa để tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu của công ty chưa thực sự được chú trọng. Các khách hàng tại thị trường nội địa của công ty cũng là những khách hàng đã có quan hệ lâu năm, các công sở,
doanh nghiệp sản xuất, ngân hàng... Công ty chưa thực sự khai thác những khách hàng tiềm năng, các hộ gia đình, giới thiệu để nhiều người biết về sản phẩm của mình.
- Khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin hiện nay của công ty cũng chưa thực sự bắt kịp với thị trường. Thời đại bùng nổ thông tin, doanh nghiệp nào biết nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhạy bén thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Nhận thức được điều quan trọng đó, công ty cũng đã chú trọng vào việc tìm kiếm và khai thác thông tin qua nhiều cách khác nhau. Nhưng phần lớn những thông tin phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, các thông tin về thị trường hàng hóa, giá cả, chỉ được thực hiện qua các nhân viên xuất nhập khẩu, hoặc qua các bản chào hàng của đối tác, qua báo chí, mạng internet… nên lượng thông tin mang lại chỉ dừng ở phạm vi hẹp, không kịp thời sử dụng nên hiệu quả chưa cao.
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY TNHH CÁT LÂM