Đối tác nhập khẩu chính

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty TNHH Cát Lâm luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài để làm đa dạng thêm nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Khả năng mở rộng nguồn hàng nhập khẩu còn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường thế giới, đặc biệt là đối với các hợp đồng đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam. Hiện nay thị trường nhập khẩu chính của công ty là Singapore, Nhật Bản và Italy.

Các hãng nhập khẩu chính là:

 Tại Nhật Bản: Mitsubishi, Honda

 Tại Italy: Bruno, Lombardini, Mecc Alte, Marerlli, Sincro, Sices, Elcos Ngoài ra công ty còn có quan hệ nhập khẩu với một số hãng thuộc các nước khác như Jonh Deere (Mỹ), Doosan (Hàn Quốc), Deuzt (Đức), Perkins (Anh), Cramaco (Arhentina), Datakom (Thổ Nhĩ Kỳ),…

Bảng 2.4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo thị trường nhập khẩu

(đơn vị: triệu đồng)

Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhật Bản 18.697,9 37,5% 21.835,3 39,1% 25.783,5 40,5% Singapore 12.914,2 25,9% 16.027,4 28,7% 19.226,2 30,2%

Italy 4.337,9 8,7% 5.193,6 9,3% 6.811,9 10,7%

Khác 13.911,3 27,9% 12.788,4 22,9% 11.841,3 18,6%

Tổng 49.861,3 100% 55.844,7 100% 63.662,9 100%

(Nguồn: Phòng xuất – nhập khẩu công ty TNHH Cát Lâm)

(Nguồn: Phòng xuất – nhập khẩu công ty TNHH Cát Lâm)

Qua bảng số liệu 2.4 và biểu 2.4 ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty tại 3 thị trường chính đều tăng lên. Năm 2010 so với năm 2009, kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Singapore tăng 3,2 tỷ (khoảng 20%), tại thị trường Nhật Bản tăng 3,95 tỷ (khoảng 18,1%) và tại thị trường Italy tăng 1,6 tỷ (khoảng 31,2%). Xét về tỷ trọng nhập khẩu, công ty chủ yếu nhập khẩu ở hai thị trường Nhật Bản và Singapore. Thị trường Italy chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.

Đứng đầu về tỷ trọng nhập khẩu của công ty là thị trường Nhật Bản. Năm 2009 tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là 37,5% và đã tăng lên 40,5% năm 2010. Singapore cũng là thị trường nhập khẩu lớn của công ty với hơn 30% trong tổng giá trị nhập khẩu năm 2010. Tại thị trường Italy, ngoài việc là đại lý phân phối độc quyền của hãng sản xuất và lắp ráp máy phát điện Brono, công ty còn có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều hãng cung cấp khác nhưng đa số các hợp đồng đều có giá trị không lớn, nên tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này chỉ chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu của công ty ở cả 3 thị trường tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng cho thấy công ty luôn không ngừng mở rộng và phát triển quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài, củng cố thêm uy tín của mình trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp (Trang 38)