Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Mặt hàng chủ lực trong hoạt động nhập khẩu của công ty là các loại động cơ dùng cho máy phát điện, chiếm tới 60% giá trị hàng nhập khẩu của công ty. Trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu sản xuất máy phát điện, nhưng chúng ta chỉ mới sản xuất được bộ phận phát điện, còn động cơ vẫn phải nhập khẩu. Đó là lý do trong danh mục hàng nhập khẩu của công ty những năm gần đây, tỷ trọng nhập khẩu các loại động cơ dùng cho máy phát điện tăng dần trong khi tỷ trọng nhập khẩu các loại đầu phát lại giảm. Sự thay đổi về cơ cấu, tỷ trọng của các mặt hàng nhập khẩu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH Cát Lâm

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

Tổng kim ngạch NK 49.861,

3 100 55.844,7 100 63.662,9 100

MPĐ nguyên chiếc 8.127,4 16,3 8.767,6 15,7 9.485,7 14,9

Động cơ dùng cho MPĐ 29.767,3 59,7 33.674,4 60,3 38.516,1 60,5

Đầu phát 7.678,6 15,4 8.041,6 14,4 8.721,8 13,7

Thiết bị điều khiển 3.041,5 6,1 3.797,4 6,8 4.711,1 7,4

Phụ kiện khác 1.246,5 2,5 1.563,7 2,8 2.228,2 3,5

(Nguồn: Phòng xuất – nhập khẩu công ty TNHH Cát Lâm)

Biểu 2.2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty TNHH Cát Lâm

Như đã phân tích ở trên, ngành sản xuất máy phát điện của nước ta có phát triển song vẫn chưa thể tự chế tạo các loại động cơ nên trong kim ngạch nhập khẩu của công ty, tỷ trọng của các loại động cơ dùng cho máy phát điện luôn chiếm tỷ lệ cao và liên tục tăng. Năm 2010 công ty nhập khẩu mặt hàng này với tổng giá trị lên tới 38,5 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Năm 2009 sản phẩm này có tỷ trọng là 60,3% và năm 2008 là 59,7%. Công ty nhập khẩu động cơ máy phát điện không chỉ phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong nước mà còn để phục vụ cho chính mình. Cùng với việc mở rộng hoạt động phân phối các sản phẩm máy phát điện của các thương hiệu uy tín trên thế giới tại thị trường Việt Nam, thời gian qua, Cát Lâm cũng chủ động nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của các đối tác nước ngoài và cho ra đời dòng sản phẩm máy phát điện mang thương hiệu Việt CaPO – Cát Lâm Power. Có lợi thế từ nhà máy sản xuất lắp ráp tại Hưng Yên và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, máy phát điện CaPO có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, giá bán hợp lý, mẫu mã kiểu dáng đẹp, chế độ bảo hành, dịch vụ bảo trì, hậu mãi tốt. Trong tương lai, công ty hướng tới việc khẳng định uy tín, tên tuổi của một dòng sản phẩm xuất xứ Việt Nam trên thị trường khu vực Đông Nam Á.

Cùng với sự tăng lên của các loại động cơ, không chỉ tỷ trọng nhập khẩu của các loại đầu phát mà cả các loại máy phát điện nguyên chiếc cũng giảm. Công ty chủ yếu nhập khẩu máy phát điện mang những thương hiệu nổi tiếng thế giới, như máy phát điện Mitsubishi, Toyo, Bruno. Chất lượng cũng như kiểu dáng của các loại máy phát điện này hoàn toàn có thể làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất trên thị trường Việt Nam, nhưng giá cả lại quá đắt. Do đó xu hướng hiện nay mọi người dần chuyển sang mua các loại máy phát điện do các công ty trong nước lắp ráp với giá cả phải chăng mà chất lượng cũng không thua kém gì mấy so với các loại máy nhập ngoại. Vì thế mà tỷ trọng nhập khẩu máy phát điện nguyên chiếc của công ty đã giảm từ 16,3% năm 2008 xuống 14,9% năm 2010.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w