Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty:

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp (Trang 44)

- Quy mô nhập khẩu chưa được mở rộng nhiều, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch. Công tác mở rộng thị trường nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp đầu vào của công ty đã bắt đầu được chú trọng nhưng chưa thay đổi được tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường. Các thị trường chính của công ty vẫn chỉ dừng lại ở các thị trường truyền thống là Singapore, Nhật Bản, Italy, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm.

- Thị trường nhập khẩu và mặt hàng nhập khẩu chưa có tính đa dạng cao, do nguồn vốn của công ty còn eo hẹp. Muốn mở rộng thị trường nhập khẩu hoặc thay đổi cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu cần một sự đầu tư khá lớn về thời gian cũng như chi phí để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác mới, thiết lập quan hệ… Một phần là do tâm lý ngại thay đổi, ngại mạo hiểm, muốn kinh doanh những mặt hàng truyền thống với các đối tác lâu năm, bởi nó có một sự đảm bảo nhất định.

- Chi phí cho mỗi hợp đồng nhập khẩu vẫn cao dù công ty đã cố gắng cắt giảm, đặc biệt là ở khâu hải quan. Đây là khâu phức tạp và thường chiếm nhiều thời gian trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Đôi khi việc chẫm trễ trong quá trình tiến hành các thủ tục hải quan khiến công ty mất thêm một khoản chi phí lưu kho bãi không nhỏ, đồng thời còn ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và thời hạn thực hiện hợp đồng.

- Phương thức nhập khẩu chủ yếu mà công ty áp dụng là hình thức nhập khẩu đại lý, chưa đa dạng phương thức nhập khẩu. Hình thức này tuy có tính ổn định cao nhưng lợi nhuận không nhiều và phụ thuộc khá nhiều vào bên cung cấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Cát Lâm thực trạng và giải pháp (Trang 44)