Quan niệm của Hồ Chí minh về những biện pháp cơ bản xây dựng con người mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 60)

thuộc bản chất con người mới xã hội chủ nghĩa. Là con người mới đương nhiên phải là con người có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ con người, trung với nước, hiếu với dân, kính trọng dân và hết lòng vì nhân dân phục vụ, có lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tình thần quốc tế vô sản trong sáng thủy chung, có tình thương yêu con người với tấm lòng nhân ái khoan dung, độ lượng, có tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí quan liêu, biết quý lao động và có thái độ lao động đúng đắn có khoa học kỹ thuật, phải có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình và công việc mà mình đảm nhiệm để từ đó làm chủ tập thể - xã hội, và làm chủ thiên nhiên. Đây cũng là yêu cầu về lý luận và thực tiễn đối Đảng cộng sản Việt Nam trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2.2.2 Quan niệm của Hồ Chí minh về những biện pháp cơ bản xây dựng con người mới mới

Từ chỗ ý thức được vị trí vai trò quyết định của con người đối với sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh coi vấn đề xây dựng con người mới là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Nhưng muốn xây dựng được con người mới, theo những tiêu chí nêu trên, thì cần phải nghiên cứu và vận dụng những biện pháp thích hợp. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng của cách mạng Việt Nam, vì nó tác động trực tiếp đến tốc độ, hiệu quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng con người mới có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, phát huy quá trình giáo dục và tự giáo dục của con người trong hoạt động thực tiễn.

Hồ Chí Minh quan niệm phẩm chất, năng lực của con người không phải tự nhiên có sẵn, cũng không phải “từ trên trời sa xuống” mà “nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố” [68, tr.293]. Quá trình đấu tranh, rèn luyện

ấy cũng chính là quá trình giáo dục và tự giáo dục của con người trong hoạt động thực tiễn cải biến tự nhiên và xã hội.

Với luận điểm: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” là Người xác định rằng: quá trình xây dựng con người mới là một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ và khoa học. Bản thân khái niệm “trồng người’, đã bao hàm ý nghĩa của giáo dục, đào tạo con người.

Để thực hiện sự nghiệp vĩ đại đó, trong suốt cuộc đời, từ khi cách mạng còn trong trứng nước đến khi cách mạng thành công giành được độc lập dân tộc và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người đã giành hết tâm huyết của mình đối với công tác giáo dục, nhằm đào tạo được những con người có đủ đức, đủ tài, vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng và thời đại.

Năm 1961, tại Đại hội lần thức III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người đã kể lại: “Từ năm 1925, ngay khi mới đặt viên đá đầu tiên để chuẩn bị cho tổ chức thanh niên sau này. Lúc đó, Hội bắt đầu nuôi dạy 10 thiếu niên Việt Nam. Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn thanh niên Lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc” [69, tr.304] với kết quả đó đã "làm Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa nở mùa xuân” [69, tr.305]

Từ đó, Người luôn luôn nhắn nhở mọi người phải học, học nữa, học mãi, học ở mọi lúc mọi nơi, học trong nhà trường, học ngoài xã hội, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại, nội dung của học phải toàn diện hợp lý bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật nhằm “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" [64, tr.684].

Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ vì “óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà” [64, tr.102].

Vì thế, trong bản Di chúc, Hồ Chí Minh cũng không quên nhắc toàn Đảng, toàn dân ta về việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Người viết: “Đảng cần fải chăm lo záo zục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây zựng xã hội chủ ngĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi zưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [2, tr.13]. Có thể nói, đây là lời dặn tâm huyết nhất đối với Đảng ta trong việc xây dựng đội ngũ cách mạng kế cận, nhằm gìn giữ và phát huy thành quả cách mạng đã đạt được.

Hồ Chí Minh yêu cầu phương pháp giáo dục, đào tạo con người phải đặt trên cơ sở một niềm tin sâu sắc vào con người, vào khả năng giáo dục để con người phát triển những mặt tốt, khắc phục, xóa bỏ những mặt xấu để hoàn thiện nhân cách. Phương pháp mà Người sử dụng bao giờ cũng gắn liền việc giáo dục đào tạo với hoạt động thực tiễn, lấy kết quả của hoạt động thực tiễn làm thước đo tác dụng của giáo dục đào tạo con người. Bởi Hồ Chí Minh nhìn nhận con người động chứ không tĩnh, đánh giá con người một cách khách quan, chân thực chứ không chủ quan, định kiến, kết hợp cả vai trò, tác động ảnh hưởng của xã hội, của giáo dục đối với con người, cùng với nỗ lực chủ quan của mỗi người phải biết tự giáo dục mình.

Theo Hồ Chí Minh, con người chỉ có tham gia vào hoạt động thực tiễn, góp phần cải tạo xã hội mới đồng thời cải tạo được chính bản thân mình. Phương pháp đó thấm đẫm giá trị nhân văn, khoan dung độ lượng, bởi nó xuất phát từ tình thương yêu, tin cậy con người, nâng đỡ cảm hóa thức tỉnh lương tâm và nhân tính trong con người, để con người không đánh mất niềm tin vào chính mình, dẫn dắt con người vươn tới cái chân, thiện, mĩ. Người xác định “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [71, tr.558]

Hồ Chí Minh cho rằng tự giáo dục là quá trình mình tự giáo dục mình, cải tạo mình, mình cần thực hiện cuộc cách mạng trong chính bản thân mình. Thực hiện cuộc cách mạng ngoài xã hội khó khăn như thế nào thì thực hiện cuộc cách mạng trong bản thân mỗi một con người cũng khó khăn như vậy. Song không thể thực hiện được cuộc cách mạng ngoài xã hội nếu không thực hiện được cuộc cách mạng trong bản thân con

người, và ngược lại, không thể thực hiện được cuộc cách mạng trong bản thân con người, nếu không thực hiện được cuộc cách mạng xã hội.

Cho nên, con người phải tự tu dưỡng, rèn luyện, coi đó như việc rửa mặt hàng ngày. Tu dưỡng phẩm chất cách mạng bền bỉ suốt đời phải gắn với công việc và thực tiễn cách mạng, bởi trong cuộc sống xã hội những hiện tượng tốt xấu, đúng sai vẫn còn đan xen, đối chọi, thúc đẩy, hoặc kìm hãm nhau. Trong đó, cái tốt vẫn là dòng chính, dòng chủ đạo, những cái xấu đang có nguy cơ lây lan, phát triển. Muốn phát triển cái tốt, ngăn chặn cái xấu, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải kết hợp “xây” đi đôi với “chống”, trong đó “xây” là nổi trội.

Theo Hồ Chí Minh, xây là xây dựng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; xây dựng chủ nghĩa tập thể; ý thức tổ chức, ý thức kỷ luật, tinh thần phục vụ nhân dân; phụng sự Đảng; phụng sự Tổ quốc. “Chống” là chống lười biếng, lãng phí, quan liêu, tham ô, bất chính, chủ nghĩa cá nhân, bảo thủ rụt rè; chống kiêu ngạo, chống thói “quan cách mạng” chống thói vô tổ chức, vô kỷ luật, mất đoàn kết.

Từ đó, Hồ Chí Minh xây dựng phẩm chất của mỗi cá nhân, đảng viên phải có bản lĩnh, trung thực, tự rèn luyện mình, quyết tâm cao thường xuyên cổ vũ, chiến đấu bồi đắp cho cái thiện, cái đẹp, cái đúng, kiên quyết đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái sai, cái ác, thực hành cần, kiệm, liêm, chính như thế mới nâng cao được đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Thứ hai, xây dựng con người mới phải phát huy vai trò các tổ chức của hệ thống chính trị, kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục xây dựng con người là nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.

Người viết: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp

đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đế sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới" [71, tr.403,404].

Theo Hồ Chí Minh ngoài giáo dục trong nhà trường thì còn phải có sự kết hợp giáo dục chặt chẽ trong gia đình và toàn xã hội.

Người nhấn mạnh, việc giáo dục trẻ em như chăm sóc những mầm cây non mới nhú. Phải bắt đầu từ gia đình, đó là tế bào của xã hội. Mỗi người tốt thì gia đình mới tốt. Nhiều gia đình tốt thì nước nhà mới tốt, mới mạnh. Ông bà, cha mẹ, anh chị phải gương mẫu trong giáo dục con trẻ. Cán bộ, đảng viên và toàn Đảng phải sống gương mẫu cho dân chúng và xã hội noi theo.

Như vậy, giáo dục đào tạo con người "Luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng" [71, tr.403] là một sự nghiệp văn hóa to lớn nhất, có ý nghĩa sâu xa nhất vì nó biện pháp chủ yếu để xây dựng con người mới cho chủ nghĩa xã hội. Đó là một phong trào xã hội, ai ai cũng có phần trách nhiệm, ai ai cũng phải có phần góp công, góp sức cùng với Đảng và Nhà nước chăm lo cho sự nghiệp trồng người.

Cho đến những năm cuối đời, Hồ Chí Minh vẫn không ngừng quan tâm đến giáo dục, tới nội dung và phương pháp giáo dục, tới chất lượng dạy và học trong nhà trường, tới phong trào giáo dục trong xã hội, Người còn mong muốn mở mang giáo dục, chuẩn bị chu đáo cho cải cách giáo dục, kết hợp việc học tập với lao động, sản xuất, chú trọng giáo dục toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo con người. Hay nói một cách khác đó chính là tư tưởng phải xã hội hóa giáo dục để đào tạo tốt hơn nữa con người mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển xã hội.

Thứ ba, phải chú ý đến phương pháp nêu gương, thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và kết quả thực tế, phải tạo thành phong trào thi đua để xây dựng con người mới.

Hồ Chí Minh thấu hiểu đặc điểm tâm lý con người Việt Nam nói riêng và các dân tộc phương Đông nói chung: “các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối

với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [60, tr.263], do vậy Người đã chú ý khai thác đặc điểm ấy, tận dụng những lợi thế của nó vào công tác giáo dục con người mới.

Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trước quần chúng, nêu gương tốt để quần chúng noi theo. Người viết: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết hai chữ “cộng sản” mà ta được yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho các đồng chí đó. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”[64,tr.552]. Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Người dạy “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là như vậy.

Nhận thức được tác dụng to lớn của phương pháp nêu gương trong việc xây dựng con người mới, Hồ Chí Minh chủ trương viết sách về người tốt, việc tốt. Người tốt, việc tốt là những tấm gương sáng trong đời sống thường ngày, để giáo dục từng con người và phải làm cho nó trở thành phong trào xã hội với những nét đặc thù phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi.

Những tấm gương người tốt làm việc tốt rất gần gũi, có ở mọi nơi mọi lúc, muôn hình, muôn vẻ trong từng ngành, từng tập thể mà chúng ta không thể coi thường. Hồ Chí Minh đã nói: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Người tốt, việc tốt nhiều lắm. ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” [71, tr.549]

Đối với nêu phong trào gương người tốt, việc tốt, theo Hồ Chí Minh không chỉ nêu gương những chiến công anh hùng vang dội, mà còn phải phát hiện nêu gương những người tốt, việc tốt hàng ngày có tính phổ biến trong nhân dân, những việc nhỏ bình thường nhưng ích nước, lợi dân ai cũng có thể làm theo được, làm cho nó ngày

càng phát triển sâu rộng, đó chính là cái nền của xã hội mới, là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những gương người tốt, làm việc tốt sẽ là chất liệu quý để xây dựng con người mới.

Nêu gương theo Hồ Chí Minh phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực, từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đến nhà trường, gia đình, xã hội... phải được tạo thành phong trào thi đua rộng rãi trong, lấy gương tốt trong quần chúng để giáo dục quần chúng là một phương pháp giáo dục rất sinh động, sâu sắc, và có sức thuyết phục lớn, mọi người dễ noi theo, học tập.

Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. [71, tr.558] Ngay bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực của đạo đức cách mạng, lời nói đi đôi với việc làm, lý luận luôn luôn gắn liền với thực tiễn, đã thực sự có một sức thu hút mãnh liệt, đã khơi dậy những

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)