Phương hướng chiến lược xây dựng con người mới Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 83 - 91)

Hồ Chí Minh của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.

Khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, thì khái niệm con người mới ít được dùng mà chỉ nói đến khái niệm con người nói chung hoặc nhắc đến khái niệm con người mới khi nói đến thời kì đã qua. Có ý kiến còn cho rằng không nên dùng khái niệm con người mới nữa, mà chỉ nên nói con người trong thời đại mới. Tất cả các ý kiến đó điều có mặt hợp lý, nhưng cũng có những mặt chưa ổn, vì đây không chỉ đơn thuần là khái niệm, mà còn là cách hiểu về quan niệm con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào của Đảng, để từ đó xác định chiến lược xây dựng con người.

Khái niệm con người mới, con người Việt Nam phát triển toàn diện, đã được Đảng ta đề cập tới trong các Nghị quyết của Đảng đó là: con người Việt Nam giàu lòng

yêu nước; có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, có tinh thần quốc tế chân chính.

Điều đó, có nghĩa là khái niệm con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh không những được Đảng ta tiếp tục kế thừa, vận dụng, mà còn được phát triển nội dung khái niệm con người mới theo yêu cầu của thời đại mới, đặt ra chiến lược xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa như một mục tiêu phấn đấu của các thế hệ con người Việt Nam. Và, một trong những mục tiêu của luận văn cũng chỉ làm rõ những quan điểm của Đảng ta trong sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có cấu trúc nhân cách “đức” và “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời kì đổi mới.

Trong bối cảnh hiện nay, khi cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới, những con người mới không thể dừng lại ở những tiêu chí cũ. Quá trình hình thành con người mới cũng chính là quá trình đấu tranh không mệt mỏi với những tàn dư của cái cũ, nhằm xây dựng cái mới từ thấp đến cao, từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện. Đó là công việc của cả đời người, của nhiều thế hệ người nối tiếp nhau. Đó cũng chính là quá trình làm cho cái mới ngày càng trở nên phổ biến trong toàn xã hội, tạo ra một nền tảng nội lực vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, thực chất là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động cao nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì vấn đề xây dựng con người mới với tư cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên thiết yếu và có ý nghĩa thời sự cấp bách.

Đảng ta đã nhận thức rõ con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nội lực của phát triển. Xây dựng con người mới, về thực chất, là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, nhằm đáp ứng đòi hỏi của phát triển và đón trước yêu cầu của phát triển, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì con người và do con người ở nước ta hiện nay, phải được coi là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức cách mạng trong sáng.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh “Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã trở thành tư tưởng xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đảng. Khi đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội thì mọi quan điểm, phương hướng, mục tiêu, điều kiện liên quan trực tiếp đến vấn đề xây dựng con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự của mình.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII của Đảng đã xác định rõ phương hướng xây dựng con người mới trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay là phải được phát triển cao hơn về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, năng động linh hoạt trong sản xuất công tác, có đủ khả năng chen vai thích cánh đua tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, biết ứng xử với nhau ấm áp tình đồng chí, đồng bào theo truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng con người mới như vậy không thể không chăm lo giáo dục, đào tạo, và chăm sóc họ về mặt đời sống, sức khỏe. Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người nhằm xây dựng con người mới phát triển toàn diện, xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, văn minh, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người với con người, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức cách mạng vững chắc của chế độ mới

Phương hướng xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quá trình phát triển của đất nước. Tại Đại hội VIII, khi đưa ra các phương hướng chủ yếu phát triển trí tuệ con người Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thì đồng thời Đảng ta cũng khẳng định giáo dục và đào tạo phải thực sự là “quốc sách hàng đầu” trong thực hiện chiến lược xây dựng con người mới. Đề cập đến việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng viết: “Phát huy người tốt, việc tốt. Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại” [22, tr.113]. Nghị quyết của Đảng tuy không nhắc lại việc xây dựng con người mới, nhưng khi nói đến việc phát huy người tốt, việc tốt, thực chất cũng là một cách nói khác về con người mới. Hơn nữa, trong Nghị quyết còn đề ra việc xây dựng con người với hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại. Yêu cầu đó đòi hỏi Đảng ta phải có những nhận thức mới về vấn đề xây dựng con người mới phát triển toàn diện phải gắn liền với mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, nhất là mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đảng ta xác định những đặc trưng nổi bật của con người mới hiện nay là:

“ Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường tinh thần. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [25, tr. 58,59]

Con người với những phẩm chất nêu trên vừa kế thừa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, vừa xây dựng những đức tính phù hợp trong thời kỳ mới. Trong chất lượng tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người mà chúng ta phải xây dựng nổi bật nhất là tư tưởng, đạo đức, chính trị. Điều đó thể hiện ở tinh thần yêu nước, ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu của mỗi một con người. Đó là con người gắn bó

máu thịt với Tổ quốc, với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân mình. Những đức tính thuộc đạo đức xã hội là tinh thần tập thể, hòa hợp với cộng đồng, lối sống lành mạnh, vị tha, nếp sống văn minh, cần, kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương xã hội. Tư tưởng, đạo đức, lối sống cao đẹp đó lại gắn liền với trình độ hiểu biết, năng lực lao động sáng tạo, sức khỏe tốt, không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ và bằng hành động có thể mang lợi ích thiết thực cho bản thân, cho gia đình, tập thể và xã hội.

Xây dựng con người với những phẩm chất cao đẹp nêu trên là sự đòi hỏi vươn tới của mỗi người, góp phần điều chỉnh hành vi cá nhân, đánh giá đạo đức xã hội và định hướng cho đạo đức lối sống xã hội trong thời kỳ mới. Như vậy, Đảng ta đã kế thừa, vận dụng một cách hoàn chỉnh những quan niệm của Hồ Chí Minh về tiêu chí con người mới trong hoàn cảnh, điều kiện mới của Việt Nam. Đó là những con người phát triển toàn diện cả về đức lẫn tài, trong đó đức là gốc, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Từ những đặc trưng, phẩm chất của con người mới như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tiếp tục khẳng định phương hướng nhất quán trong xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong giai đình, cộng đồng và xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [27, tr.114].

Đây vừa là sự cụ thể hoá và làm rõ thêm phương hướng về xây dựng con người mới đã được nêu trong Cương lĩnh 1991 của Đảng ta là xây dựng con người mới “có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức có sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [18, tr.15], cũng vừa là sự cụ thể hoá một quan điểm rất cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: phát triển toàn diện con người là một tất yếu lịch sử mang tính quy luật về giải phóng con người, giải phóng dân tộc, phát triển xã hội.

Sau khi tổng kết những nguyên nhân và hạn chế của công cuộc đổi mới đất nước qua 20 năm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định sự nghiệp đổi mới luôn luôn được đặt ra trong mối quan hệ với việc giải quyết vấn đề con người, coi con người là vốn quý nhất, lấy con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Tính chất và hiệu quả của công cuộc đổi mới phụ thuộc vào tính chất và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề con người. Song, vấn đề xây dựng con người mới bao giờ cũng là vấn đề cơ bản, có tính chiến lược và cần phải có những quan điểm tiến hành một cách nghiêm túc, thận trọng, tránh chủ quan, duy ý chí.

Hiện nay, mặc dù từ Đại hội VI, vấn đề con người đã được Đảng ta nhận thức một cách đúng đắn, con người giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp đổi mới, nhưng nhận thức này chưa phải đã được thấm nhuần và quán triệt ở mọi cấp trong tổ chức Đảng và chính quyền. Phần lớn quần chúng nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề cấp bách và quan trọng này. Trên thực tế, quan niệm về vấn đề xây dựng con người nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn đơn giản thậm chí còn coi đó là chính sách xã hội và nhân đạo đơn thuần.

Chính vì vậy, Đại hội lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh vai trò của con người trong sự nghiệp đổi mới và nêu ra phương hướng chung xây dựng con người mới, con người Việt Nam phát triển toàn diện là: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [33, tr.106]

Như vậy, trong hệ thống quan điểm của Đảng, phương hướng xây dựng con người mới trong công cuộc đổi mới là xây dựng nhân cách của con người Việt Nam với một nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư duy khoa học sáng tạo, không ngừng nâng cao học vấn và văn hóa trên cơ sở nâng cao cả mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí của xã hội đến trình độ tư tưởng, thế giới quan, đạo đức cách mạng, kế thừa được những tinh hoa của truyền thống dân tộc,

đáp ứng được những yêu cầu của con người mới trong xã hội công nghiệp, của nền văn minh tri thức.

Đó là những con người Việt Nam có đủ sức gánh vác trách nhiệm lịch sử nặng nề trong thế kỷ XXI, phải là con người tích tụ trong nhân cách của mình bản sắc, tinh hoa và truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc Việt Nam, có tư tưởng đạo đức và tác phong xã hội chủ nghĩa như lời dạy của Bác Hồ. Đồng thời có những phẩm chất nhân cách của con người hiện đại tiêu biểu cho nền văn minh mà loài người đã đạt được. Đó là con người đã tổng hợp được cả ba nhân tố dân tộc, giai cấp và nhân loại trong nhân cách của mình. Những phẩm chất nhân cách đó phải hình thành và lớn dần lên từng bước cả về chất và lượng. Sự hình thành và phát triển những phẩm chất đó diễn ra trong sự đấu tranh gay gắt và thường xuyên chống lại sự tha hóa của con người Việt Nam trên cả ba hướng: phi dân tộc hóa, phi xã hội chủ nghĩa hóa, phi nhân bản hóa trong công cuộc đổi mới.

Chiến lược xây dựng con người mới được Đảng ta xác định tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau, chứ không phải chỉ riêng một loại đối tượng cụ thể nào. Chúng ta đang tiến hành xây dựng đất nước với nhiều thế hệ, nhiều lớp người, nhiều lứa tuổi, nhiều giai cấp và nhiều tầng lớp xã hội. Những đối tượng khác nhau ấy có những điểm xuất phát rất khác nhau và tất nhiên cũng có sự nhận thức khác nhau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữa những đối tượng ấy không chỉ có sự tác động một

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)