Quá trình hình thành con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 46)

Như C. Mác đã nói: con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử đồng thời cũng là sản phẩm của thực tiễn lịch sử, hình ảnh con người là hình ảnh của xã hội, đặc điểm quan hệ xã hội mới đã tạo nên đặc trưng của kiểu người mới.

Quá trình hình thành con người mới của dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, người Việt Nam vĩ đại nhất, người anh hùng giải phóng dân tộc tiêu biểu nhất, một danh nhân văn hoá của Việt nam và nhân loại. Từ sự tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề con người, nhận thức được sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân lao động khi đã được giác ngộ lý tưởng, mục tiêu của cách mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng chính bản thân mình, Hồ Chí Minh xác định vấn đề xây dựng con người mới vừa có tài năng vừa có những phẩm chất đạo đức cách mạng là chiến lược xuyên suốt của mọi quá trình cách mạng nước ta.

Ngay từ thập niên 20 của thế kỷ XX, trong quá trình đi tìm đường cứu nước, trực tiếp lao động cùng với nhân dân lao động ở các nước thuộc địa cũng như là ở chính quốc, Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt rạch ròi giữa một bên là bọn đế quốc, thực dân tàn bạo, độc ác và bên kia là những người lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề, Người viết: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.[60, tr. 266] Đây là sự nhận thức đúng đắn của Hồ Chí Minh và trên cơ sở đó Người từng bước tiến hành xây dựng con người mới trên lập trường và quan điểm chính trị của giai cấp công nhân mà nền tảng tư tưởng của nó là chủ nghĩa Mác- Lênin. Điều này được thể hiện từ những bài giảng đầu tiên được tập hợp lại trong tác phẩm “Đường kách mệnh” (Năm 1927), cho đến bản “Di chúc” (Năm 1969) của Người.

Muốn làm cách mạng thì phải có lực lượng của cách mạng, bởi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Lực lượng của cách mạng chính là những người dân mất nước, sống thân phận nô lệ, bị bóc lột cùng cực ở quê hương mình; đến những người lao động bị áp bức, bóc lột ở chính quốc, người nô lệ và người cùng khổ trên khắp các lục địa. Hồ Chí Minh đã tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục phẩm chất cách mạng cho họ, giúp họ nhận thức được sức mạnh và sứ mệnh lịch sử của mình trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng xóa bỏ ách áp bức bóc lột, giành độc lập dân tộc, giải phóng chính bản thân mình và xây dựng xã hội mới.

Hồ Chí Minh nhận định, chính sự áp bức và thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân sẽ thúc dục nhân dân Đông Dương và các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu tranh đòi quyền làm người. Với nhận định ấy, Người đã sớm nhận thức được động lực cách mạng, sức mạnh rời non lấp biển của những người bị áp bức, những người cùng khổ một khi họ đã được giác ngộ, được tổ chức, lãnh đạo, sẽ hình thành một lực lượng nòng cốt tạo thành hạt nhân cho phong trào cách mạng. Họ chính là những con người mới có mặt ở mọi nơi, có ý thức cách mạng cao và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Cần phải thức tỉnh họ, tổ chức họ lại thành đội ngũ, có vậy mới có thể tạo ra và phát huy sức mạnh để chống lại và lật đổ bộ máy đàn áp, bóc lột và lừa bịp của chủ nghĩa thực dân và các thế lực phản động.

Khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của LêNin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là con đường cách mạng vô sản giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, khỏi nghèo nàn, lạc hậu nhằm đem đến cho con người một đời sống tự do, hạnh phúc, có việc làm, dân chủ và công bằng xã hội là những mục tiêu cao nhất đối với con người mà Hồ Chí Minh hằng mong muốn và phấn đấu không ngừng vì mục tiêu cao cả đó. Để thực hiện được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng những con người mới, đòi hỏi con người mới kề vai sát cánh cùng với mình hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.

Nhận thức được chủ nghĩa Mác - Lênin là công cụ cải tạo thế giới, là con đường cứu dân cứu nước, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”[60, tr. 461]. Từ đó, Người đề ra khẩu hiệu: Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại.

Đây là một bước phát triển về chất trong xây dựng con người mới ở Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã giáo dục con người về lòng tin vào sức mạnh đoàn kết, tạo ra sự chuyển biến từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa xã hội khoa học; Người khẳng định con người là vốn quý nhất; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Chính quần chúng nhân dân khi đã được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn, với những phẩm chất đạo đức của người cách mạng thì sẽ trở thành sức mạnh to lớn, sẽ thực hiện thành công mục tiêu của cách mạng.

Chính vì vậy, tác phẩm “Đường kách mệnh” tuy chưa phải là một chuyên luận bàn về đạo đức cách mạng, nhưng Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vị trí và vai trò của đạo đức cách mạng, Người đã đưa lên trang đầu 23 điều tư cách một người cách mạng, trong đó chỉ ra 3 mối quan hệ cơ bản của con người cách mạng là đối với mình, đối với việc và đối với người; giáo dục đức tính cần, kiệm; vị công vọng tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; ít lòng ham muốn về vật chất; với từng người thì khoan thứ, hi sinh, dũng cảm, vì khi phong trào cách mạng còn trong trứng nước, hoạt động giữa muôn vàn gian khó, hiểm nguy, giữa sự lùng bắt khủng bố của kẻ thù, chỉ có đạo đức cách mạng mới giúp họ vượt qua những thử thách đó để giữ trọn lòng trung thành và khí tiết trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội. Đạo đức cách mạng giúp cho họ thắng không kiêu, bại không nản, dù trong hoàn cảnh nào thì nghèo khó cũng không thể chuyển lay, giàu sang không thể quyến rũ, uy vũ không thể khuất phục. Chính cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh, cũng như những cán bộ khác của Đảng, những chiến sỹ

cộng sản kiên cường bất khuất, đã là những hình ảnh sinh động, tiêu biểu đầu tiên về con người Việt Nam mới.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, quá trình cách mạng Việt Nam đã đi tới sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3 - 2 - 1930, đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam mà Hồ Chí Minh trực tiếp xây dựng và rèn luyện là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng. Đây là đội tiền phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Hơn nữa, nó còn phải là đội tiên phong dũng cảm và đội tham mưu sáng suốt, để xứng đáng với vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, tận tâm, tận lực phục sự Tổ quốc và nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc. Kể từ lúc này, Đảng đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập và dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và những đảng viên của Đảng là đại diện của lớp người mới Việt Nam luôn luôn đi đầu trước mọi khó khăn, nguy hiểm, là tấm gương để quần chúng noi theo tạo nên một sự phát triển mới ở con người Việt Nam, đặc biệt là trong quần chúng cách mạng.

Lớp người mới này được Hồ Chí Minh xây dựng, rèn luyện không chỉ phát huy được truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc, mà ở họ đã có những yếu tố mới của thời đại: tinh thần yêu nước kết hợp với sự giác ngộ về giai cấp, tình thương yêu đồng bào gắn liền với tình đồng chí, đồng đội. Họ bắt đầu có cái nhìn rộng rãi, không chỉ biết đến lợi ích của dân tộc mình mà đoàn kết với phong trào công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Với nhận thức mới về con đường tiến lên của đất nước, họ đấu tranh, hy sinh thân mình vì một tương lai tốt đẹp, vì một xã hội mà ở đó con người được ấm no, công bằng, dân chủ và hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện. Lớp người mới lúc này tuy chưa nhiều, nhưng họ thật sự là những tấm gương cổ vũ, động viên phong trào cách mạng.

Khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, mọi người đều hăng hái bắt tay vào xây dựng chính quyền mới, chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa tạo nên cuộc sống mới, thì Hồ Chí Minh coi vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa lại càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, một chế độ xã hội hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có trong lịch sử nước ta. Vai trò ấy được thực hiện bởi những đóng góp của mỗi một cá nhân và của cả cộng đồng, của quần chúng nhân dân lao động. Do đó, khái niệm “Dân”, “Nhân dân”, “Đồng bào”, “Quần chúng” trong quan niệm của Hồ Chí Minh là lực lượng, là sức mạnh xã hội của con người. Chủ nghĩa xã hội đem lại chân giá trị Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho con người và con người sáng tạo, xây dựng mà nên, do đó Chí Minh thường nói: “Vô luận việc gì, đều do người làm ra cả, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần, đều thế cả” [64, tr. 241] cho nên phải chú ý phát huy nguồn lực con người. Không có nhân dân thì cách mạng không có lực lượng, không có sức mạnh. Không có dân giúp đỡ thì dù tài giỏi mấy Đảng cũng không thể lãnh đạo cách mạng thành công được. Do vậy, mọi lợi ích, quyền hạn và lực lượng đều thuộc về dân và ở trong dân. Muốn xây dựng, kiến thiết chế độ mới thành công thì phải dựa vào dân, đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Đó là cách làm tốt nhất theo quan điểm nhân dân. Hồ Chí Minh nhận thức rõ: Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra, nên Người thường xuyên nhắc nhở Đảng, Nhà nước: “Nếu biết dựa vào dân thì việc gì cũng xong, dân chúng đồng lòng thì việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” [64, tr. 293] chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta kính ta" [63, tr. 56,57]. Đây là quan điểm mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc, một sự tổng quát khoa học, một quan điểm

nhân văn cao cả, đúng đắn. Dân là gốc của nước, gốc có vững cây mới bền, dân có giàu nước mới mạnh.

Từ đó, Người đòi hỏi mọi “chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi” [66, tr. 57]. Cùng với việc chăm lo cho cuộc sống của dân phải xúc tiến công tác giáo dục, đào tạo con người, đào tạo cán bộ. Họ là lực lượng nòng cốt trong nhân dân: “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa” [67, tr.184]. Để đạt được tâm nguyện, Người đã giành hết tâm huyết để xây dựng những con người mới, đặc biệt là cán bộ đảng viên phải tận tụy phục vụ nhân dân, một lòng một dạ trung thành với Tổ quốc và nhân dân. Đó là lẽ sống cao quý nhất của người cách mạng. Đào tạo được những con người như thế thì sự nghiệp cách mạng nhất định sẽ giành được thắng lợi. Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” cũng là theo ý nghĩa đó.

Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, khi đã trở thành đảng cầm quyền thì điều quan trọng đầu tiên đặt ra là Đảng có giữ vững được đạo đức cách mạng, trước tình hình nhiệm cụ cách mạng mới, với những điều kiện mới, để xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân hay không? Từ thực tế, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đảng phải giữ vững được bản chất cách mạng, phải thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân, Đảng phải là đạo đức là văn minh, đại biểu cho danh dự, trí tuệ và lương tâm của dân tộc.

Theo Người, Đảng là một tổ chức cách mạng, làm cách mạng phấn đấu hy sinh vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân chứ không phải để làm quan phát tài; vào Đảng không phải để mưu danh, đoạt lợi mà là làm đày tớ phục vụ nhân dân, là người lãnh đạo của dân để vì lợi ích chính đáng của nhân dân chứ không phải là “những ông quan cách mạng”. Hồ Chí Minh đã nêu ra một quan điểm sâu sắc rằng để giáo dục cán bộ, đảng viên luôn luôn xác định: được phục vụ nhân dân là một vinh dự rất vẻ vang. Người khẳng định: “Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. [67, tr.513] Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh yêu cầu đối với Đảng và đảng viên phải

thường xuyên tu dưỡng trí tuệ khoa học với động cơ chính trị và lương tâm đạo đức. Nếu không luôn tu dưỡng và rèn luyện những yêu cầu, phẩm chất đó thì sẽ không tránh khỏi sự suy thoái mà trước hết là do thiếu đạo đức cách mạng nên không còn trong sáng nữa, đó chính là hiện tượng tham ô, tham nhũng, quan liêu, Người nói: “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút” [64, tr.641] “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)