Quan niệm của Hồ Chí Minh về những tiêu chí con người mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 60)

Như trên đã phân tích, chúng ta đã bắt đầu đề cập đến bản chất con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh hầu như không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về con người mới, cũng như những tiêu chí về con người mới, bởi Hồ Chí Minh luôn luôn xem xét con người trong sự vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển của thực tiễn cách mạng. Tùy từng đối tượng, lớp đối tượng (công nhân, nông dân, bộ đội, công an, thanh niên, nhi đồng), tùy từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tùy từng yêu cầu cụ thể của cách mạng mà Người đưa ra những yêu cầu, phẩm chất cần có của con người mới.

Điều này không chỉ phản ánh biện chứng của quá trình phát triển con người mới trong hiện thực mà còn phản ánh quá trình xây dựng con người mới được phát triển biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội, với luận điểm: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn có tư

tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa” [68, tr.293] thì Hồ Chí Minh đã chỉ rõ con người xã hội chủ nghĩa trước hết phải là con người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, suốt đời sống và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là những con người cách mạng, phải ra sức tu dưỡng đạo đức cách mạng, thực hành cần, kiệm, liêm, chưa đủ mà còn chính nữa. Có cần, kiệm, liêm, chính mới có thể chí công vô tư được, mới đủ sức đánh bại chủ nghĩa cá nhân, " mới là con người hoàn toàn" [64, tr.643]

Như vậy, mỗi một cuộc cách mạng, mỗi một chế độ xã hội sẽ có những đặc trưng bản chất, đặc điểm khác nhau, do đó có những tiêu chuẩn, những hình mẫu riêng về con người mới khác nhau. Cách mạng Việt Nam là cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện chế độ dân chủ, xã hội dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, do chính quần chúng nhân dân lao động tự mình xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nên những nội dung về xây dựng, phát triển con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng hướng tới mục đích này.

Con người mới, Hồ Chí Minh xác định có cấu trúc nhân cách là đức và tài, đây là quan điểm nổi bật, xuyên suốt, có tính bao quát trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng con người mới. Đây cũng là tiêu chuẩn cơ bản, nền tảng, bao quát toàn bộ bản chất của con người mới Việt Nam.

Giữa đức và tài trong con người, Hồ Chí Minh đều coi trọng, và luôn căn dặn mọi người không được coi nhẹ mặt nào. Vì theo Hồ Chí Minh có đức mà không có tài thì cũng không khác ông Bụt ở trong chùa, nhưng có tài mà không có đức thì hỏng “đức phải có trước tài”. Và như vậy, mối quan hệ giữa đức và tài là mối quan hệ biện chứng trong một con người. Khi Hồ Chí Minh nói “đức có trước tài” không có nghĩa là đức quan trọng hơn tài. Người cho rằng không phải ai sinh ra đều cũng có đức và tài ngay, muốn có đức và tài thì con người phải phấn đấu học tập, rèn luyện suốt đời, và bản thân việc khổ công học tập, rèn luyện suốt đời đó để trở thành người tài thì cũng đã là hành vi đạo đức rồi. Ngược lại, Hồ Chí Minh không bao giờ tách việc học tập, rèn luyện suốt đời với việc tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân.

Điều đó có nghĩa, dù có đức hay có tài cũng chỉ có ý nghĩa đối với người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Cho nên, ranh giới giữa đức và tài, dường như không còn tồn tại nữa, mà nó gắn kết với nhau ở một con người cụ thể, con người phát triển toàn diện cũng đồng thời là con người của hành động vì sự nghiệp con người, vì sự tiến bộ xã hội, con người mang lý tưởng, hoài bão và khát vọng của thời đại mới, con người đang vươn tới cái chân, thiện, mĩ, con người đã làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và vươn tới chinh phục thiên nhiên bằng chính trí tuệ của mình.

Hồ Chí Minh quán triệt sâu sắc quan điểm triết học hành động của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xây dựng con người mới có đức và tài, đó là đức, tài của hành động và chỉ thông qua hành động cách mạng thì cả đức và tài của con người mới thể hiện ra như những giá trị đích thực.

Cho nên, về đức Người nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”. [68, tr.293] C n tài được hiểu là năng lực của con người để làm chủ bản thân, gia đình và giải quyết nhiệm vụ được giao phó. Để từ đó làm chủ nhà nước và xã hội. Năng lực ấy thể hiện tập trung ở trình độ chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi khổ công học tập, rèn luyện suốt đời. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức "nếu không học tập văn hoá, không có trình độ văn hoá thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà" [67, tr.221]

Với cách nhìn nhận con người có cấu trúc nhân cách như vậy, Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng những con người mới với những tiêu chí, chủ yếu là trên phương diện chính trị - tư tưởng - đạo đức cách mạng, và nếu thiếu những tiêu chí đó thì chưa thể xem họ là những con người mới xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phục vụ nhân dân, phục vụ con người

Theo Hồ Chí Minh con người mới phải là con người có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, và phải coi đó là một vinh dự rất vẻ vang của mình. Người khẳng

định: “Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao cấp nhất đều là đầy tớ của dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân” [67, tr.513]. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [71, tr.501] Thật cảm động và kính phục một con người vĩ đại, khi còn khỏe đã hết sức phục vụ nhân dân không vì danh lợi, mà vì vinh dự vẻ vang, khi không còn điều kiện sức khỏe để phục vụ nhân dân, thì đã hối tiếc vì không còn được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Trong tư tưởng của Người, phục vụ nhân dân vừa là lý tưởng, vừa là trung tâm rèn luyện, xây dựng đạo đức cho con người mới, và đây cũng là một tiêu chí cơ bản của con người mới, con người xã hội chủ nghĩa.

Từ xưa đến nay, trung tâm đạo đức của tất cả các giai cấp bóc lột đều nhằm phục vụ một số ít người, chỉ có trung tâm đạo đức của giai cấp vô sản mới là phục vụ nhân dân, vì dân, vì quần chúng nhân dân lao động.

Chính vì vậy, trong tuyên ngôn hành động của mình, Hồ Chí Minh đã xác định chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải hành động theo phương châm: việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh.

Một con người mới, con người xã hội chủ nghĩa nhất định phải có tinh thần hiến thân, phục vụ người khác, phục vụ xã hội, bất cứ lúc nào, khi nào, cũng nghĩ về Tổ quốc, vì xã hội và vì mọi người, luôn làm việc thiện, phục vụ người khác, làm cho người khác có lợi. Hành vi như thế mới là hành vi có đạo đức cách mạng và nó phải có ở trong từng hành vi của con người mới.

Là con người mới, thì tiêu chí phục vụ nhân dân, lấy hạnh phúc của mình gắn với hạnh phúc của nhân dân, hi sinh bản thân mình vì sự nghiệp cách mạng là vô cùng quan trọng. Đây cũng là thử thách lớn nhất đối với con người mới, cũng như đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát

triển, bên cạnh những yếu tố tích cực, thì trong xã hội cũng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực, đó là lối làm ăn chạy theo đồng tiền gian dối, lừa lọc, làm giàu bất chính, tư tưởng vị kỷ vì lợi ích của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác, của tập thể và xã hội. Tất cả những hiện tượng này cần phải được ngăn chặn và loại bỏ.

Thứ hai, là có tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản

Lòng yêu nước là truyền thống cực kì quý báu của dân tộc Việt Nam, là một trong những sức mạnh, là nguyên nhân tồn tại và phát triển vững vàng của đất nước Việt Nam anh hùng. Cả nhân loại đã biết đến lòng yêu nước là sức sống rất mãnh liệt của dân tộc, của con người Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước ấy, xây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam được phát triển thêm một nội dung phong phú tiến bộ, cách mạng, mới về chất. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng vô sản quốc tế, từ đó Hồ Chí Minh đã khái quát chân lí lớn nhất của thời đại là: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây là nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước - chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa.

Đối với mỗi con người mới Việt Nam, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa được kết hợp chặt chẽ với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đã tạo ra cho họ một sức mạnh cách mạng to lớn. Nó không những làm cho mỗi con người phát triển ngày càng tốt những phẩm chất cách mạng cao đẹp, mà còn là nền tảng quyết định sự góp phần của họ vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đây là một bước ngoặt rất quan trọng trong việc chuyển đổi một giá trị cốt lõi của tư tưởng đạo đức truyền thống là chủ nghĩa yêu nước truyền thống sang một giá trị cốt lõi của tư tưởng đạo đức hiện đại là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản. Nó không chỉ giới hạn ở việc chuyển đổi giá trị một phạm trù đạo đức cũ thành phạm trù đạo đức mới, mà Hồ Chí Minh đã góp phần rất quan trọng vào việc xác định bản chất con người mới xã hội chủ nghĩa. Bản chất con người mới xã hội chủ nghĩa đã được phân biệt rõ ràng so với bản

chất con người truyền thống không chỉ bằng ý thức dân tộc mà còn bằng chủ nghĩa quốc tế vô sản. Phẩm chất yêu nước xã hội chủ nghĩa được kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng là phẩm chất đạo đức đặc biệt ở con người mới. Nó làm cho mỗi con người mới không những căm thù sâu sắc mọi ách áp bức bóc lột dân tộc mà còn căm ghét bất kì thứ áp bức bóc lột giai cấp nào.

Có phẩm chất yêu nước xã hội chủ nghĩa, con người mới không những tự giác tham gia, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của dân tộc, mà còn đóng góp tích cực vào mọi nghĩa vụ cách mạng quốc tế. Đây là sự khác biệt về chất của con người mới, con người mới xã hội chủ nghĩa đã mang bản chất của ý thức cách mạng triệt để, là con người mang thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tức là thực hiện sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc để sau đó giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Thứ ba, phải có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí quan liêu

ở con người mới, con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trước hết phải có phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng truyền thống Việt Nam và phương Đông song có nội dung hạn hẹp; “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” phản ánh bổn phận của bề tôi đối với vua, của con đối với cha mẹ. Quan niệm này được Hồ Chí Minh vận dụng kế thừa biện chứng và đưa vào nội dung mới: mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm rõ dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền hạn của người làm chủ đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Với quan điểm này, Hồ Chí Minh vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị đạo đức cho mỗi con người Việt Nam nói chung, và cán bộ, đảng viên nói riêng,

Người đánh giá trung với nước, hiếu với dân là tiêu chí cao nhất trong phẩm chất đạo đức cách mạng của con người mới.

Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, và hơn thế nữa là phải tận trung với nước, tận hiếu với dân. Bản thân Người là hiện thân của tấm gương đạo đức mẫu mực đó. Người đã chuyển đổi quan điểm đạo đức truyền thống coi dân là gốc của nước, thành ý thức phục vụ nhân dân, thành quan điểm hiếu với dân. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội đã được Hồ Chí Minh chuyển hóa thành nghĩa vụ của dân đối với nước, của cá nhân đối với tập thể, đối với xã hội, trong đó mỗi cá nhân là một thành viên. Từ đó Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng về đạo đức mới, tạo điều kiện cho con người mới ngày càng hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa.

Sự phát triển logic tất yếu của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa ở con người mới là đi đến chủ nghĩa nhân đạo cao cả của giai cấp công nhân.

Con người mới có phẩm chất đạo đức yêu nước, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng chắc chắn phải có lòng yêu thương con người, nhất là đối với những người gặp cảnh ngộ không may, những người mất nước, những người cùng khổ,... Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong nhận thức bản sắc văn hóa của

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)