pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người mới
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định bản chất xã hội của con người, chỉ ra nguồn gốc cơ bản của sự đau khổ của con người, vạch ra con đường khoa học, tất yếu đưa đến sự giải phóng triệt để con người. Trong chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với chủ nghĩa cộng sản.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tự nhiên là cái có trước, con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên. Con người bước vào lịch sử với các điều kiện tồn tại và phải lao động để sáng tạo ra những điều kiện phục vụ cho nhu cầu sống của bản thân. Lao động là cơ sở tạo nên các mối quan hệ xã hội giữa người với người. Vượt lên trên tất cả các quan niệm triết học đương thời, C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra vai trò của các mối quan hệ xã hội trong việc tạo nên bản chất người, trong khi khẳng định: “Con người là một thực thể sinh vật - xã hội” và là chủ thể của lịch sử, C.Mác đồng thời khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [55, tr. 11]
Với quan điểm này, Mác đã vạch ra bản chất con người hình thành và thể hiện không phải là trừu tượng mà là hiện thực, đó là những con người cụ thể, sống trong những điều kiện cụ thể mà ở đó những mặt khác nhau tạo nên bản chất của con người sẽ được bộc lộ ở những mức độ cụ thể, không phải là tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.
Con người luôn sống trong một thời đại với các quan hệ xã hội nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất thống trị gắn với một trình độ của lực lượng sản xuất. Con người khác con vật là trong con người ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng con người là bản năng đã được ý thức. Con người không thu mình thụ động trước hoàn cảnh mà là những chủ thể sống và hoạt động. Hoạt động chính của con người là lao động tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu của mình để tồn tại. Thông qua lao động thực tiễn, con người vừa biến đổi tự nhiên, xã hội, lại vừa biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử xã hội loài người. Chính vì vậy, xã hội là xã hội của những con người, do chính con người tạo nên, nhưng các quan hệ xã hội đã sinh thành lại tồn tại khách quan theo những quy luật nhất định, tác động trở lại hình thành nên bản chất con người. Nên có thể nói rằng, bản chất con người chỉ có thể được hình thành trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội.
Đây là một công lao rất lớn của Mác trong lịch sử triết học nghiên cứu về con người “Vận dụng quan điểm thực tiễn vào nghiên cứu con người, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Mác đã chuyển vấn đề con người từ những cách giải đáp tư biện sang cơ sở vững chắc của đời sống thực tiễn. Mác đã giải đáp được vấn đề con người không phải từ trong “thế giới bên kia” hay trong bản thân con người, mà là từ trong thực tiễn sản xuất của nó, tức là trong đời sống xã hội của con người" [9, tr. 164]
Điểm xuất phát của chủ nghĩa nhân đạo Mác xít là nhìn nhận con người với tư cách là một thực thể sinh vật - xã hội, dựa trên những nguyên tắc của đời sống con người với những nhu cầu và năng lực đòi hỏi phải thoả mãn, phát triển ngày càng đầy đủ và toàn diện, là chủ thể và cũng chính là sản phẩm của lao động. Mác đã vạch ra con đường tất yếu để chủ nghĩa nhân đạo chân chính trở thành hiện thực đó là xoá bỏ
chế độ áp bức bóc lột, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách mạng, bằng hoạt động thực tiễn của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Điều này đã được Mác và ăngghen xác định rõ ràng trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đó là “Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp đối kháng và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [55, tr. 628]
Như vậy, triết học Mác - Lênin không chỉ giải thích bản chất con người mà quan trọng hơn là đã vạch đường cho việc giải phóng con người. Trên cơ sở phân tích khoa học về các hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã vạch ra tính tất yếu của xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và đỉnh cao của nó là chủ nghĩa cộng sản với những đặc trưng và bản chất tốt đẹp vượt trội về mặt nhân văn trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Để có được một xã hội như vậy, đòi hỏi phải hình thành nên những con người mới, mà lực lượng nòng cốt là giai cấp vô sản cùng với Đảng cộng sản, thực hiện một cuộc cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xoá bỏ chế độ sở hữu tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thiết lập một chính quyền chuyên chính vô sản, xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tạo tiền đề vật chất và tinh thần cho con người có đầy đủ điều kiện để phát triển toàn diện. “Làm tròn sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản” [57, tr. 333]
Nắm vững quy luật vận động, phát triển của lịch sử, của các hình thái kinh tế - xã hội, từ sự phân tích quy luật phát triển nội tại của chế độ tư bản, Mác và Ăngghen đã phác họa ra được những con người mới của xã hội cộng sản tương lai đó là những con người tự do, được phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm trong sáng, đầy đủ năng lực nhận thức và hành động, hiểu biết được các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, biết cảm nhận và sáng tạo cái đẹp, cái văn hoá có lợi cho sự phát triển của cá nhân và toàn thể cộng đồng; lấy lao động sáng tạo làm nguồn hứng thú cao nhất trong đời sống. Hay nói một cách ngắn gọn, đó là những con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được bản thân.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng con người mới không phải là con người thụ động, chỉ biết hưởng thụ các sản phẩm xã hội, văn hóa, nghệ thuật mà còn biết sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mới, cống hiến một cách tự nguyện, nhiệt thành cho xã hội, cho sự phồn vinh của đất nước, cho sự phát triển của mọi người. Con người mới, sống, lao động, tham gia hoạt động xã hội với tư cách là chủ thể tiếp thụ, chiếm lĩnh toàn bộ các tri thức văn minh của loài người để hoàn thiện và làm phong phú thêm cuộc sống cá nhân trên cơ sở đó phát triển toàn diện bản thân mình, chủ động tích cực cải biến tự nhiên và xã hội, vì lợi ích của mình và của tất cả mọi người
Trong giai đoạn xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xôviết, Lênin đã kế thừa, phát triển các quan ðiểm của Mác, xây dựng con ngýời mới có ý thức, tinh thần, năng lực làm chủ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Tiếp tục tư tưởng của Mác, Lênin đã luận giải một cách khoa học cho tính tất yếu cần có những con người mới phát triển toàn diện với những đặc trưng, phẩm chất chủ yếu cần phải có, đồng thời còn chỉ ra những nguyên tắc, điều kiện để đào tạo, giáo dục con người phát triển về mọi mặt cho xã hội mới. Đó là sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động xã hội; giữa học tập lý luận và hoạt động thực tiễn; giữa lao động sản xuất với thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp ,... thêm vào đó, Lênin cũng rất coi trọng việc sử dụng hệ thống tổ chức và những phương tiện đã có của nền chuyên chính vô sản để chống lại những thói hư tật xấu của xã hội cũ còn lại và xây dựng những phẩm chất và năng lực của con người mới.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin với quan niệm về con người và phương thức giải quyết các vấn đề về con người, chỉ ra tính tất yếu phải xây dựng con người mới với những phẩm chất, năng lực cần phải có để xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa đã là tâm điểm cuốn hút Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin phép biện chứng duy vật, phương pháp ấy giúp Người nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên, của xã hội, tác động đến sự phát triển nhân cách, phẩm chất của con người, để đặt vấn đề xây dựng con người mới một cách cụ
thể, với những yêu cầu cụ thể, trong các thời kỳ, nhiệm vụ khác nhau của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.