Lý thuyết về tiếp cận tín dụng nông hộ:

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 26)

a. Cung - cầu tín dụng chính thức của nông hộ:

Vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm và khả năng tiếp cận tín dụng của người đi vay phụ thuộc rất nhiều vào cách đánh giá rủi ro và quyết định cho vay của nhà cung cấp tín dụng. Việc tiếp cận tín dụng được bắt đầu với lý thuyết cầu tín dụng của một cá nhân hay một hộ gia đình với mong muốn tối đa hữu dụng kỳ vọng của họ từ việc vay tiền từ các nhà cung cấp tín dụng. Mỗi đơn vị tiền tệ đều có chi phí cơ hội, đó chính là lãi suất cho vay của nhà cung cấp tín dụng. Do đó quyết định cung cấp tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cho vay.

Tuy nhiên lý thuyết cung cầu tín dụng không thể giải thích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của người đi vay do quyết định cung tín dụng không được điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường trong khi quyết định cho vay phụ thuộc vào cách mà người cho vay lựa chọn người đi vay dựa trên thông tin của người đi vay.

Stiglitz và Weiss (1981).

Cũng theo Stiglitz và Weiss (1981) với giả định thị trường tín dụng là không hoàn hảo lập luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của Chính phủ mà còn từ hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Thông tin bất cân xứng trong hợp đồng cho vay làm cho người cho vay không thể phân biệt và đánh giá được chính xác mức độ rủi ro cũng như mức độ cố gắng hoàn trả nợ vay của người đi vay. Vấn đề lựa chọn bất lợi, rủi ro phát sinh trong quá trình lựa chọn đối tượng cho vay được phản ánh qua lãi suất cho vay. Tuy nhiên việc tăng lãi suất cho vay sẽ dẫn đến việc người đi vay có khả năng trả nợ tốt sẽ không tiếp cận được với khoản vay.

Deaton (1992) và Attanasio (1999) với giả thuyết thu nhập cả đời, lập luận rằng

sự khác biệt giữa thu nhập và chi tiêu (do đó tiết kiệm hoặc vay) được xác định bởi các hộ gia đình lựa chọn mức độ tiêu dùng tối ưu trong từng thời kỳ, với ràng buộc ngân sách liên thời gian. Khi giá trị hiện tại của thu nhập dự kiến sẽ tăng, thì giảm tiết kiệm được xem là tối ưu: các hộ gia đình sẽ giảm bớt tài sản, hoặc vay nếu tài sản không có sẵn. Ngược lại, các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được nếu họ dự đoán thu nhập thấp hơn trong tương lai, ví dụ, khi nghỉ hưu. Deaton (1992) và Attanasio (1999) chỉ ra rằng thu

nhập thường có dạng hình “bướu”: thấp ở thời kỳ đầu cũng như sau này trong cuộc sống, khi con người hoàn toàn hoặc một phần rút khỏi thị trường lao động. Do đó, mô hình này dự đoán là vay mượn sẽ cao hơn đối với hộ gia đình trẻ và các hộ gia đình trung niên sẽ tiết kiệm cho lúc về hưu.

Petrick (2004) cũng chứng minh tiếp cận tín dụng chính thức không chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài sản, mà còn bị chi phối bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nông hộ. Các đặc tính kinh tế - xã hội phản ánh uy tín của nông hộ đối với người cho vay và do đó quyết định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ.

Nói cách khác, dòng chảy tín dụng không chỉ đơn giản tuân theo lý thuyết cung cầu mà nó là một quá trình cân nhắc trong đó người đi vay nộp hồ sơ đề nghị vay vốn sau đó các nhà cung cấp tín dụng sẽ xác định số tiền cho vay dựa trên cách đánh giá

của mình. Aleem (1990).

b. Cung tín dụng và giới hạn tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức:

Thị trường vốn ở nông thôn các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc biệt tín dụng chính thức thường nhỏ hơn nhu cầu, nên những người cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay. Theo Petrick (2004), giới hạn tín dụng là tình trạng trong đó người muốn vay nhưng không vay được, hay số tiền được vay ít hơn số tiền xin vay.

Stiglitz & Weiss (1981) chỉ ra rằng, cung tín dụng chính thức bị cản trở bởi rủi ro đạo đức (moral hazard) và các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection) trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Các tổ chức tín dụng thường muốn cho vay những người có đủ thông tin, đáng tin cậy và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ. Thiếu thông tin là lý do những người cho vay không đáp ứng nhu cầu của người xin đi vay Petrick (2004) và Stephen et al (1980). Người có nhu cầu vay được xác định là bị giới hạn tín dụng khi không đáp ứng được yêu cầu của người cho vay, hay người cho vay không đáp ứng được yêu cầu của người cho vay Hoff và Stiglitz (1993). Điều này có nghĩa là không phải tất cả những người đi vay sẽ nhận được khoản tín dụng được đề nghị trong hồ sơ vay.

Vai trò quan trọng của thông tin về người vay đối với quyết định chấp thuận của người cung cấp tín dụng cũng được Hoff và Stiglitz (1993) chỉ ra qua bước đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin

vay, các nhà cung cấp tín dụng phải đánh giá trên nhiều khía cạnh của người xin vay như: mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả của phương án sản xuất dựa án đầu tư, tổng các nguồn thu nhập, tài sản sở hữu của nông hộ.

Bertola (2006) đã chỉ ra rằng trong thực tế, các giao dịch tín dụng trên cơ sở các đặc điểm quan sát được. Các Tổ chức tín dụng không những sử dụng thông tin thống kê liên quan đến lịch sử khả năng trả nợ, mà còn đòi hỏi tài sản thế chấp của người đi vay.

Tóm lại dòng vốn tín dụng phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và thông tin bất cân xứng. Adams và Vogel (1986) lập luận rằng trong thị trường tín dụng được quản lý theo cơ chế tập trung, thông tin ít phân tán, quyết định cho vay có xu hướng cứng nhắc sẽ dẫn đến chi phí giao dịch, lãi suất cho vay cao. Ngược lại, trong thị trường tài chính linh hoạt, thông tin phân tán thì chi phí giao dịch, lãi suất cho vay có thể giảm. 1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài:

Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ. Do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nên tác giả chỉ lược khảo một vài nghiên cứu của các tác giả trong nước tiêu biểu, điển hình như sau:

- Nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2013) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận chính thức của nông hộ bao gồm 04 nhóm chính như sau: Đặc điểm cá nhân (tuổi của chủ hộ, tình trạng hôn nhân, dân tộc, thành viên trong hộ làm việc trong các cơ quan hành chính ở địa phương, thành viên trong hộ là thành viên của tổ vay vốn); Đặc điểm hộ (hộ được cấp sổ hộ nghèo, mức thu nhập dưới 300.000 đồng/người/tháng, thu nhập chính từ trồng trọt, thu nhập chính từ chăn nuôi, dòng thu nhập chính trong năm từ 06 đến 09 tháng); Yếu tố địa lý kinh tế (có đường ô tô liên xã, huyện tập trung người dân tộc, huyện đô thị hóa); Số tiền vay phi chính thức.

- Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Mỹ Dung (2010), bằng việc phân tích mô hình Heckman hai bước, nghiên cứu đã có những kết luận quan trong như sau: Tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng không chính thức của chủ hộ, và thủ tục vay vốn chính thức là những nhân tố có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Bên cạnh đó trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp và mục đích vay vốn của chủ hộ là những yếu tố tác động đến lượng vốn vay của hộ.

- Nghiên cứu của Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) đã chỉ ra việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ bị tác động bởi yếu tố từ phía người đi vay (điều kiện kinh tế, trình độ, văn hóa, giới tính của chủ hộ) và yếu tố từ phía các tổ chức tín dụng (thủ tục cho vay, lãi suất cho vay, lượng vốn vay và thời hạn cho vay).

- Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011) đã chỉ ra việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ bị tác động bởi các nhân tố như: Độ tuổi của chủ hộ, số lao động của hộ, tham gia hội đoàn thể của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng tài sản của hộ có tác động thuận chiều, trong khi đó nhân tố tổng thu nhập của hộ có tác động nghịch chiều.

- Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (1998), sử dụng mô hình Logit và hồi qui đa biến để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận vốn chính thức của nông hộ bao gồm: diện tích đất, trình độ học vấn, vị trí trong xã hội của chủ hộ.

- Nghiên cứu của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013) đã chỉ ra việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Diện tích đất, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giá trị tài sản, sử dụng tín dụng không chính thức của hộ. Đồng thời các nhân tố: Thu nhập của hộ, quan hệ xã hội của chủ hộ, mục đích vay của chủ hộ, giá trị tài sản của hộ có tác động thuận đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ.

- Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm: tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất của hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính thức, thu nhập và tổng tài sản của hộ....

Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hồ nông dân bao gồm: trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, khoảng cách huyện, tài sản khác, mục đích sử dụng vốn vay, chi phí đi vay, số lần vay của hộ và số tổ chức tín dụng là những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay.

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của các công trình nghiên cứu trước: STT Tên nhân tố Tên giả đã nghiên cứu trước đây

I Về tiếp cận tín dụng

1 Tuổi của chủ hộ Phan Đình Khôi (2013), Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Mỹ Dung, Nguyễn Quốc Nghi (2011)

2 Số thành viên trong gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy, 2010; Nguyễn Quốc Nghi, 2011.

3 Gới tính của chủ hộ Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011).

4 Dân tộc Phan Đình Khôi (2013)

5 Quan hệ xã hội Trần Thọ Đạt (1998), Nguyễn Quốc Nghi (2011). 6 Yếu tố địa lý kinh tế Phan Đình Khôi, 2013.

7 Tín dụng không chính thức

Phan Đình Khôi (2013); Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010).

8 Trình độ học vấn Nguyễn Quốc Nghi (2011); Trần Thọ Đạt (1998)

9 Diện tích đất Trần Thọ Đạt (1998); Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010).

10 Giấy chứng nhận QSDĐ Nguyễn Quốc Nghi (2011);

11 Giá trị tài sản của hộ Nguyễn Quốc Nghi, (2011); Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013)

12 Thu nhập của hộ Phan Đình Khôi (2013); Nguyễn Quốc Nghi (2011) 13 Thủ tục cho vay, lãi

suất cho vay.

Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng, 2011 II Về lượng vốn vay được

1 Tuổi của chủ hộ Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Mỹ Dung (2010). 2 Trình độ học vấn Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Mỹ Dung (2010). 3 Quan hệ xã hội Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013). 4 Diện tích đất Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Mỹ Dung (2010). 5 Thu nhập của hộ Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013). 6 Tài sản thế chấp Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013) 7 Mục đích vay vốn Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013)

8 Số lần vay vốn Lê Khương Ninh và Ths Phạm Văn Hùng (2011) 9 Số tổ chức tín dung

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG. 2.1 Tổng quan về tỉnh Kiên Giang:

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm tận cùng phía Tây- Nam của Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Kiên Giang có quá trình hình từ khá lâu, qua tài liệu lưu trữ lịch sử quá trình hình thanh tỉnh Kiên Giang được tóm tắt như sau:

Từ những năm 1757, Kiên Giang là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do mạc Thiên Tích lập.

Đến năm 1808 (Gia Long năm thứ 7), đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15/6/1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16/8/1967 đổi tên thành hạt Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá.

Năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận (gồm Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc) được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5/1965, tỉnh Hà Tiên được tái lập lại.

Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc); có 7 tổng; 58 xã.

Theo Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ ngày 27/12/1957 bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Điều 1 của Nghị định này nêu rõ, quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy.

Ngày 13/6/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Tại điều 1 của Nghị định này quy định tách quận Kiên Bình thành 2 quận: Kiên Bình và Kiên Hưng.

Ngày nay, tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã, thành phố (thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, các huyện An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng) và 145 xã, phường, thị trấn.

2.1.2 Vị trí địa lý:

Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.269 km2, trong đó đảo Phú Quốc rộng 573 km2. Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.

2.1.3 Đặc điểm địa hình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống

2.1.4 Khí hậu:

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 26)