Dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 39)

dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013:

2.3.2.1 Phân theo các tổ chức tín dụng:

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chi tiêu

Dư nợ đến 31/12/2013 Số tiền Tỷ trọng

(%) 1 Ngân hàng PTNN&NT Kiên Giang 4.978.121 36,86 2 Ngân hàng PTNN&NT Phú Quốc 15.742 0,12 3 Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang 862.443 6,39 4 Ngân hàng Công Thương Kiên Giang 413.100 3,06 5 Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Kiên Giang 171.314 1,27 6 Ngân hàng Phát triển Nhà Kiên Giang 68.541 0,51 7 Ngân hàng Phát triển Nhà Phú Quốc 70.505 0,52 8 Ngân hàng Kiên Long Rạch Giá 1.669.810 12,37 9 Ngân hàng Kiên Long Phú Quốc 90.092 0,67 10 Ngân hàng Nam Việt Kiên Giang 113.735 0,84 11 Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín Kiên Giang 1.053.087 7,80 12 Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín Phú Quốc 150.164 1,11 13 Ngân hàng Đông Á Kiên Giang 663.034 4,91 14 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Kiên Giang 900 0,01 15 Ngân hàng Quốc tế Kiên Giang 23.824 0,18 16 Ngân hàng Phương Đông Kiên Giang 688 0,01 17 Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Kiên Giang - 0,00 18 Ngân hàng Á Châu Kiên Giang - 0,00 19 Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội Kiên Giang 333.762 2,47 20 Ngân hàng An Bình Kiên Giang 54.593 0,40 21 Ngân hàng Đại Chúng Kiên Giang 3.409 0,03 22 Ngân hàng Liên Việt Kiên Giang 280.679 2,08

23 Ngân hàng Mê Kông Kiên Giang 55.768 0,41 24 Ngân hàng Đông Nam Á Kiên Giang 11.816 0,09 25 Ngân hàng Quân Đội Kiên Giang 227.973 1,69 26 Ngân hàng Kỹ Thương Kiên Giang - 0,00 27 Ngân hàng Hàng hải Kiên Giang - 0,00 28 Ngân hàng Eximbank Kiên Giang - 0,00 29 Ngân hàng Phương Nam Kiên Giang - 0,00 30 Ngân hàng Xây Dựng Kiên Giang - 0,00 31 Ngân hàng, Chính sách Xã hội Kiên Giang 828.349 6,13 32 Ngân hàng Phát triển Việt Nam Kiên Giang 820.636 6,08 33 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Kiên Giang 88.985 0,66 34 Quỹ tín dụng nhân dân (22 QTDND) 452.840 3,35

CỘNG 13.503.910 100,00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang

Năm 2013 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 26 Chi nhánh Ngân hàng và hệ thống 22 Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện việc cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với dư nợ là 13.503.910 triệu đồng chiếm chiếm 45% tổng dư nợ cho vay của toàn tỉnh (13.503.910/30.019.246). Trong đó chủ yếu tập trung vào 06 Chi nhánh Ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay cao chiếm hơn 80% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của toàn tỉnh đó là: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang với dư nợ 4.978.121 triệu đồng chiếm 36,86% dư nợ cho vay; Ngân hàng Kiên Long Rạch Giá với dư nợ 1.669.810 triệu đồng chiếm 12.37% tổng dư nợ; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Kiên Giang dư nợ 1.053.078 triệu đồng chiếm 7,80% tổng dư nợ; Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang với dư nợ 862.443 triệu đồng chiếm 6.39% tổng dư nợ; Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Kiên Giang dư nợ 828.349 triệu đồng chiếm 6.13% tổng dư nợ; Ngân hàng Phát Triển Kiên Giang dư nợ 820.636 triệu đồng chiếm 6.08% tổng dư nợ.

2.3.2.2 Phân theo hình thức đảm bảo và giá trị món vay:

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo dư nợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chi tiêu

Dư nợ đến 31/12/2013 Số tiền Tỷ trọng

(%) 1 Mức cho vay dưới 50 triệu đồng 2.688.759 20

Trong đó: Cho vay không có tài sản bảo đảm 1.334.063 9,88

2 Mức cho vay từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng 3.395.152 25

Trong đó: Cho vay không có tài sản bảo đảm 259.587 1,92

3 Mức cho vay từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng 2.839.114 21

Trong đó: Cho vay không có tài sản bảo đảm 6.618 0,05

4 Mức cho vay trên 500 triệu đồng 4.580.885 34

Trong đó: Cho vay không có tài sản bảo đảm 29.644 0,22

Tổng cộng 13.503.910 100,00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang

Tổng dư nợ các món vay trên 500 triệu đồng là 4.558.885 triệu đồng chiếm 33,92% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Dư nợ các món vay có giá trị từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng là 2.839.114 triệu đồng chiếm 21.02% dư nợ cho vay. Dư nợ các món vay có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng là 3.395.152 triệu đồng chiếm 25,14% dư nợ cho vay. Dư nợ các món vay có giá trị dưới 50 triệu đồng là 2.688.759 triệu đồng chiếm 19.91% dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo là 11.873.998 triệu đồng chiếm 87.93% tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo. Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là 1.629.912 triệu đồng chiếm 12.07% tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo.

Hình 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn phân theo tài sản đảm bảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013

Như vậy qua phân tích cơ cấu dư nợ cho vay phân theo tài sản đảm bảo thì các tổ chức tín dụng vẫn chú trọng đến tài sản đảm bảo của khách hàng. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo của khách hàng chiếm tỷ trọng cao chiếm 88% tổng dư nợ cho vay. Do thông tin bất cân xứng ở thị trường tín dụng nông thôn và do phải tuân thủ theo quy chế cho vay, quy chế trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam nên ưu tiên hàng đầu để cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn vẫn là tài sản đảm bảo của người dân.

2.3.2.3 Phân theo đối tượng vay vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo đối tượng vay vốn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chi tiêu

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ 31/12/2013 Trong kỳ báo cáo Luỹ kế từ đầu năm Trong kỳ báo cáo Luỹ kế từ

đầu năm Số tiền

Tỷ trọng (%) 1 Cá nhân 129.367 4.444.301 85.233 3.945.666 2.166.338 16,04 2 Hộ gia đình, hộ kinh doanh 638.674 6.293.344 544.454 5.668.665 7.855.174 58,17 3 Chủ trang trại - - - 1.026 - 0,00 4 Hợp tác xã - - - 0,00 5 Doanh nghiệp 618.255 6.871.998 611.823 6.638.912 3.482.398 25,79 CỘNG 1.386.296 17.609.643 1.241.510 16.254.269 13.503.910 100,00

Dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến thời điểm 31/12/2013 là 13.503.910 triệu đồng. Trong đó cá nhân vay vốn là 2.166.338 triệu đồng chiếm 16.04% dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, hộ gia đình vay vốn là 7.855.174 triệu đồng chiếm 58,17%, doanh nghiệp vay vốn là 3.482.398 triệu đồng chiếm 25,79% triệu đồng.

Hình 2.5: Cơ cấu dư nơ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo đối tượng vay vốn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013

Như vậy trong cơ cấu dư nợ tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chủ yếu phục vụ 03 đối tượng chính là: cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bảng 2.8: So sánh tình hình cho vay hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn qua 02 năm

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh

1 Dư nợ 7.230.495 7.855.174 624.679

2 Tổng số hộ nông dân 293.474 299.868 6.121

3 Số hộ vay vốn 186.994 159.473 -27.521

4 Bình quân/hộ 39 49 10

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang

Tiến hành phân tích số liệu tại bảng 2.8 cho thấy: Tổng số hộ nông dân có vay vốn tại các Tổ chức tín dụng chính thức năm 2012 là 186.994 hộ chiếm 63%

(186.994/293.474) số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh với dư nợ cho vay bình quân là 39 triệu đồng/hộ, năm 2013 là 159.473 hộ chiếm 53% (159.473/299.868) số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh với dư nợ cho vay trung bình là 49 triệu đồng/hộ (7.855.174/159.473). So với năm 2012 số hộ nông dân có vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng, tuy nhiên lượng vốn vay trung bình của hộ lại tăng. Nguyên nhân do năm 2013 tổng số hộ vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn giảm so với năm 2012 (-27.521) trong khi dư nợ cho vay lĩnh vực này lại tăng thêm (624.679 triệu đồng), trong khi đó tỷ tổng số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh lại tăng rất ít (6.121 hộ).

Như vậy, có thể nhận thấy rằng năm 2013 chiến lược kinh doanh trong hoạt động tín dụng trên thị trường nông nghiệp nông thôn của hệ thống các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có xu hướng sàng lọc khách hàng vay vốn. Những hộ có tình hình sản xuất không ổn định, khả năng trả nợ bị suy giảm sẽ bị giới hạn tín dụng. Mặt khác những hộ sản xuất ổn định, khả năng tài chính tốt sẽ được các Tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng thêm so với trước kia. Việc này hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay của các Tổ chức tín dụng trong lĩnh vực tín dụng nói chung và tín dụng trên thị trường nông thôn nói riêng với phương châm chọn lọc khách hàng vay vốn, tăng trưởng tín dụng phải chú trọng đến chất lượng.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 31/12/2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Tổ chức tín dụng Dư nợ Số hộ vay

vốn 1 Ngân hàng Nno&PTNT Kiên Giang 3.054.796 64.660

2 Ngân hàng Chính sách Xã hội 828.349 59.420

3 Ngân hàng Kiên Long Rạch Giá 1.518.194 18.260

4 Ngân hàng Đông Á 663.034 4.670

5 Ngân hàng Sài Gòn-Thương Tín Kiên Giang 697.259 4.616

6 22 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 194.169 3.268

7 Ngân hàng Kiên Long Phú Quốc 81.150 839 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Ngân hàng Mê Kông 55.768 662

10 Ngân hàng Nam Việt 113.735 546

11 Ngân hàng Công Thương 115.739 508

12 Ngân hàng Phát triển Nhà Kiên Giang 68.541 443

13 Ngân hàng Phát Triển Nhà Phú Quốc 62.222 325

14 Ngân hàng Ngoại Thương 95.408 227

15 Ngân hàng An Bình 43.376 107

16 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Phú Quốc 15.758 59

17 Ngân hàng Quốc tế 23.824 48

18 Ngân hàng Nno&PTNT Phú Quốc 6.776 47

19 Ngân hàng Đầu Tư 17.566 43

20 Ngân hàng Đông Nam Á 11.816 23

21 Ngân hàng Liên Việt 7.405 6

22 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 900 2

23 Ngân hàng Phương Đông 0 0

24 Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn 0 0

25 Ngân hàng Á Châu 0 0

26 Ngân hàng Đại Chúng 0 0

27 Ngân hàng Quân Đội 0 0

28 Ngân hàng Kỹ Thương 0 0

29 Ngân hàng Eximbank 0 0

30 Ngân hàng Phát triển Việt Nam 0 0

31 Ngân hàng Hợp Tác Xã 0 0

32 Ngân hàng Hàng Hải 0 0

33 Ngân hàng Phương Nam 0 0

34 Ngân hàng xây dựng 0 0

CỘNG 7.855.174 159.473

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang

Việc cho vay các hộ nông dân chủ yếu tập trung vào 05 Ngân hàng và hệ thống 22 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với tổng dư nợ là 6.955.801 triệu đồng chiếm 88,55% ( 6.955.801/7.855.174) tổng dư nợ cho vay hộ nông dân đó là: Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Kiên Giang dư nợ 3.054.796 triệu đồng tương ứng với 64.660 hộ vay vốn; Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi nhánh Kiên Giang dư nợ 828.349 triệu đồng tương ứng với 59.420 hộ vay vốn; Ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá dư nợ 1.518.194 triệu đồng tương ứng với 18.260 hộ vay vốn; Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Kiên Giang dư nợ 663.034 triệu đồng tương ứng với 4.670 hộ vay vốn; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang dư nợ 697.259 triệu đồng tương ứng với 4.616 hộ vay vốn; Hệ thống 22 Quỹ tín dụng nhân dân dư nợ 194.169 triệu đồng tương ứng với 3.268 hộ vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên do đặc thù hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là phi lợi nhuận chủ yếu là cung cấp tín dụng cho người nghèo, không có tiêu chí đánh giá riêng mà dựa vào quy định của Chính phủ để xác định khách hàng vay vốn. Mặt khác qua trao đổi thảo luận với bộ phận quản lý tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Kiên Giang thì việc cho vay hộ nông dân của đơn vị trên địa bàn chủ yếu là các hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ (cho vay danh sách hộ nghèo của Ủy ban nhân dân xã cung cấp) với dư nợ cho vay bình quân là 14 triệu đồng/hộ (828.349/59.420) chủ yếu phục vụ kinh doanh mua bán nhỏ lẻ, những hộ này đa số đều là lao động làm thuê theo mùa vụ, không có tài sản thế chấp và cũng không có hoặc có rất ít đất để canh tác, sản xuất. Để khách quan hơn trong việc đánh giá thực trạng cho vay các hộ dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tác giả không tính dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội vào tổng dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nông thôn. Như vậy thực tế việc cho vay các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nông thôn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ yếu tập trung vào 04 Ngân hàng và hệ thống 22 Quỹ tín dụng nhân dân.

2.3.2.4 Dư nợ cho vay hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn:

Như đã phân tích ở trên dư nợ cho vay các hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng chủ yếu tập trung vào 04 Chi nhánh Ngân hàng và 22 hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Không những vậy, dư nợ cho vay hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của các tổ chức này cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hoạt động tín dụng của đơn vị.

Bảng 2.10: Cơ cấu cho vay của các Tổ chức tín dụng 31/12/2013 Đơn vị: triệu đồng STT Tên tổ chức tín dụng Tổng dư nợ cho vay (1) Dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (2) Tỷ lệ: (2)/(1) (3) Dư nợ hộ nông dân lĩnh vực nông

nghiệp nông thôn (4) Tỷ lệ: (4)/(2) (5) 1 Ngân hàng NNo&PTNT Kiên Giang 7.608.378 4.978.121 65,43% 3.054.796 61,36% 2 Ngân hàng Kiên Long

Rạch Giá 2.249.042 1.669.810 74,25% 1.518.194 90,92% 3 Ngân hàng Đông Á

Kiên Giang 910.802 663.034 72,80% 663.034 100,00% 4 Ngân hàng Sài Gòn-

Thương Tín Kiên Giang 1.562.817 1.053.087 67,38% 697.259 66,21% 5 Quỹ tín dụng nhân dân

cơ sở 632.242 452.840 71,62% 194.169 42,88%

CỘNG 12.963.282 8.816.892 68,01% 6.127.452 69,50%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang

Sở dĩ việc cho vay hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lại tập trung chủ yếu 04 Chi nhánh Ngân hàng và hệ thông 22 Quỹ tín dụng nhân dân là do đặc thù hoạt động, chiến lược kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng này đều có thời gian hoạt động trên địa bàn và hệ thống mạng lưới hoạt động nhiều hơn các tổ chức khác, hệ thống phòng giao dịch trực thuộc phân bố khắp các huyện, thị. Mặt khác, qua thông tin thu thập được từ cán bộ chuyên quản, giám sát trực tiếp thuộc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Kiên Giang thì trưởng bộ phận quản lý tín dụng và hầu hết nhân viên tín dụng của các tổ chức này đều là người địa phương (theo chiến lược tuyển dụng nhân sự của Hội sở chính các tổ chức tín dụng này). Đây cũng là nguyên nhân các tổ chức tín dụng này đẩy mạnh cho vay trên thị trường nông thôn do các nhân viên tín dụng là người địa phương nên nắm rõ thông tin về khách hàng vay vốn nhiều hơn các tổ chức tín dụng khác. Hay nói cách

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 39)