Thảo luận kết quả hồi qui nhị phân:

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 66)

Sử dụng kết quả hồi qui B và cột Exp(B) hình thành kịch bản xác suất thay đổi khi xác suất ban đầu thay đổi lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%

Đặt Po : Xác xuất ban đầu Đặt P1 : Xác xuất thay đổi:

Bảng 4.8: Mô phỏng xác suất hộ có vay tín dụng chính thức thay đổi.

STT Tên biến B Exp(B)

Mô phỏng xác suất hộ có vay tín dụng chính thức khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác

xuất ban đầu là:

10% 20% 30% 40% 50% 1 Tuoichuho 0,09 1,09 10,84 21,48 31,92 42,17 52,24 2 Khoangcach -0,12 0,89 8,95 18,12 27,50 37,11 46,95 3 Hocvanchuho 0,46 1,59 14,99 28,41 40,48 51,41 61,35 4 Dientichdat 0,74 2,10 18,91 34,42 47,36 58,32 67,73 5 GCNQSH 2,47 11,79 56,70 74,66 83,48 88,71 92,18

Nguồn: Kết quả phân tích từ nguồn số liệu thu thập của tác giả bằng SPSS

- Biến Tuoichuho: Giả sử xác suất có vay của hộ nông dân ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu tuổi chủ hộ tăng thêm 1 tuổi thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 10,84%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tuổi chủ hộ tăng thêm 1 tuổi thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ sẽ tăng lên 21,48%, tương tự lần lượt là 31,92%, 42,17%, 52,24% khi xác suất ban đầu là 30%, 40%,50%.

Thông thường các chủ hộ lớn tuổi thường có trách nhiệm hơn đối với các khoản vay, và quan trọng hơn là có nhiều của cải tích lũy cũng như có nhiều uy tín ở địa phương hơn những chủ hộ trẻ. Do đó, đối với các tổ chức tín dụng họ có lợi thế hơn về thông tin đối với so với các hộ trẻ. Vì vậy khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của họ cũng cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như giống với các nghiên cứu của các tác giả trước dây.

- Biến Khoangcach: Giả sử xác suất có vay của hộ nông dân ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu khoảng cách từ hộ nông dân đến tổ chức tín dụng gần nhất tăng thêm 1km thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ giảm xuống còn 8,95%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách từ hộ nông dân đến tổ chức tín dụng gần nhất tăng thêm 1km thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ sẽ giảm xuống còn 18,12%, tương tự lần lượt là 27,5%, 37,11%, 46,95% khi xác suất ban đầu là 30%, 40%,50%.

Mặc dù hiện nay mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng đã phân bố rộng các các huyện trong tỉnh bao gồm các Chi nhánh cấp I, Chi nhánh cấp II và hệ thống các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh quản lý. Tuy nhiên vấn đề khoảng cách đi lại giữa người dân và các tổ chức tín dụng vẫn còn là trở lại. Mặc dù lãi suất vay tại các tổ chức tín dụng này thấp hơn nhiều so với việc vay tại thị trường phi chính thức, nhưng đối với những hộ ở xa thì tổng chi phí đi vay (bao gồm lãi suất, chi phí đi lại, thời gian công sức…) sẽ cao.Vì vậy các hộ nông dân ở xa thường cân nhắc khi quyết định vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và các nghiên cứu của các tác giả trước dây.

- Biến Hocvanchuho: Giả sử xác suất có vay của hộ nông dân ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu trình độc học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 14,99%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu trình độc học vấn của chủ hộ tăng thêm 01 đơn vị thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 28,41%, tương tự lần lượt là 40,48%, 51,41%, 61,35% khi xác suất ban đầu là 30%, 40%,50%.

Chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều hiểu biết về việc vay vốn, họ dễ dàng đáp ứng các điều kiện vay vốn hơn. Do các hộ hộ có học vấn cao thường chủ

động hơn trong việc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, nên thường không mất nhiều thời gian tìm kiếm nguồn vay hay gặp trở ngại trong việc nhận vốn vay. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một trong những tiêu chí mà các tổ chức tín dụng đánh giá để quyết định cho vay. Kết quả nghiên cứu cũng cho cho thấy biến này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và các nghiên cứu của các tác giả trước đây.

- Biến Dientichdat: Giả sử xác suất có vay của hộ nông dân ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu diện tích dất sản xuất của hộ tăng thêm 1ha thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 18,91%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích dất sản xuất của hộ tăng thêm 1ha thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 34,42%, tương tự lần lượt là 47,36%, 58,32%, 67,73% khi xác suất ban đầu là 30%, 40%,50%.

Đối với các hộ nông dân sản xuất lúa, quy mô diện tích đất canh tác cũng là điều kiện tiên quyết để hộ mở rộng sản xuất. Đây đồng thời cũng là tiền đề tạo ra nhu cầu vốn tín dụng và cũng là căn cứ để các tổ chức tín dụng đánh giá trong quyết định cho vay. Đúng như kỳ vọng ban đầu, hộ nông dân có diện tích đất sản xuất càng lớn thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của hộ càng cao.

- Biến GCNQSH: Giả sử xác suất có vay của hộ nông dân ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 56,70%. Nếu xác suất ban đầu là 20%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xác suất có vay tín dụng chính thức của hộ này sẽ tăng lên 74,66%, tương tự lần lượt là 83,48%, 88,71%, 92,18% khi xác suất ban đầu là 30%, 40%,50%.

Đây là biến quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của hộ nông dân trồng lúa. Thật vậy, do thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng nói chung và thị trường tín dụng nông thôn nói riêng. Dù nắm bắt tốt thông tin của khách hàng vay vốn có tất đến đâu đi chăng nữa thì vẫn không thể tránh khỏi rủi ro xảy ra khi khách hàng không trả được vay. Để hạn chế rủi ro này các tổ chức tín dụng sẽ nhận giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất như là tài sản thế chấp đảm bảo cho khả năng trả nợ của hộ nông dân để hạn chế tối đa tổn thất khi xảy ra rủi ro. Đây cũng là điều dễ hiểu, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kiên Giang trong tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông thôn cùa các tổ chức

tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng đến 88% tổng dư nợ cho vay.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy có 03 nhân tố mà ảnh hưởng của chúng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của hộ nông dân trồng lúa không rõ ràng

đó là đặc điểm dân tộc của hộ (Dantoc), thu nhập bình quân hàng năm của hộ

(Thunhap) và mội quan hệ xã hội của hộ (QuanheXH). Việc này có thể được giải thích

như sau:

- Đối với biến Dantoc: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có 02 dân tộc Kinh và dân tộc Khơme chiếm đa số, tuy nhiên do không có sự cách biệt địa lý, dân tộc Kinh và dân tộc Khơme thường sống chung trong cộng đồng phường, xã nên việc giao tiếp cũng không phải là khó khăn trở ngại. Mặt khác trong các quy trình cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, vấn đề dân tộc của chủ hộ không nằm trong các tiêu chí thẩm định và xét duyệt cho vay. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này biến Dantoc không có ý nghĩa thống kê.

- Đối với biến Thunhap: Theo lý thuyết thì các hộ có thu nhập cao thường dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức hơn, vì thu nhập của hộ được xem là căn cứ quan trọng của các tổ chức tài chính chính thức trong việc quyết định cho vay. Tuy nhiên việc các hộ này có vay vốn chính thức hay không còn phụ thuộc vào yếu tố khác thuộc về chủ quan của hộ mà trong phạm vi đề tài này không xem xét đến như hộ không vay do không có nhu cầu vay vốn. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, biến Thunhap không có ý nghĩa thông kê trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Đối với biến QuanheXH: Theo nghiên cứu của các tác giả trước đây thì chủ hộ hoặc người thân làm việc trong các tổ chức tài chính chính thức hoặc các cơ quan nhà nước thì xác suất tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức sẽ cao hơn những hộ khác do các hộ này thường nắm thông tin vay nhanh hơn những hộ khác. Tuy nhiên qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, việc vay vốn của hộ nông dân chủ yếu là nhân viên các tổ chức tín dụng giới thiệu. Thông tin vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức mà các hộ nông dân có được chủ yếu từ nhân viên ngân hàng (tỷ trọng 70,83%) và người thân giới thiệu (tỷ trọng 25,69%). Hơn nữa trong các tiêu chí xét duyệt cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng không có đánh giá tiêu chí này. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này biến QuanheXH không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy thông qua các kiểm định và giải thích thì việc tiếp cận chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xét theo thứ tự tầm quan trọng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, khoảng cách từ chỗ ở của hộ đến tổ chức tín dụng gần nhất và tuổi của chủ hộ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 66)