Khuyến nghị khác:

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 77)

Để nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân sản xuất lúa nói riêng cũng như đối với các hộ nông dân sản xuất nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thì ngoài các giải pháp từ việc tác động đến các nhân tố như đã phân tích thì cũng cần các giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng trên địa bàn như sau:

* Đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kiên Giang: Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Kiên Giang nên tiến hành chủ trì, phối hợp cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tổ chức đối thoại trực tiếp giữa hộ nông dân và tổ chức tín dụng để giải quyết những khó khăn vướng mắc của người dân trong quá trình tiếp cận vốn vay. Đồng thời, qua đó cũng phổ biến phổ biến cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan… để các hộ nông dân có thể tiếp cận được vốn vay dễ dàng hơn.

* Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn:

- Đa dạng hoá các đối tượng phục vụ. Số liệu thống kê cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh cho thấy, mặc dù nợ quá hạn của nông dân thường dưới mức 3%, thấp hơn nhiều so với con số của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Thế nhưng các tổ chức tín dụng trên địa bàn không nhiệt tình lắm trong việc cho các nông hộ vay. Một trong các lý do là các nông hộ thiếu những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất manh mún. Vì vậy các tổ chức tín dụng cần phải thay đổi quan điểm “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập ở nông thôn.

- Đa dạng hóa các hình thức đảm bảo nợ vay của các hộ nông dân, không quá chú trọng vào một loại tài sản duy nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nông hộ như hiện nay.

- Mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn: Các nông hộ thường vay vốn mục đích sử dụng kép là sản xuất và tiêu dùng. Những quy định ngặt nghèo về mục

đích sử dụng vốn vay tạo nên phân biệt đối xử với những hô nông dân, và càng khiến cho họ khó vay được số tiền thỏa mãn nhu cầu với mức lãi suất hợp lý.

- Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, phù hợp với trình độ của người dân, bảo đảm hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận tiện. Ví dụ như đơn giản hoá và rút ngắn thời hạn thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ xác nhận chủ quyền đất, cải tổ luật giao dịch bảo đảm, giảm bớt quy định quản lý (nhất là những áp đặt về lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng.

* Đối với chính quyền địa phương các cấp:

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn, như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ cho vay lưu động của các ngân hàng. Ở những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro; tăng phạm vi phục vụ, và những dịch vụ phụ trợ, cần tập trung hơn trong việc phục vụ những xã ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

- Cần tăng cường hơn nữa hoạt động khuyến nông để hỗ trợ cho các hộ nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao tính canh tranh, từ đó phát huy hiệu quả trong sử dụng vốn vay.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, giấy chứng nhận trang trại tạo điều kiện để người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)