- Tài nguyên đất:
Đất đai ở Kiên Giang được chia thành 4 vùng chính là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu (Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Rạch Giá và huyện Gò Quao), vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.
Đất nông nghiệp hiện có 403 nghìn ha, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên; đất rừng chiếm 123 nghìn ha, đất chuyên dùng 35 nghìn ha, đất ở 10 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và sử dụng triệt để góp phần phát triển kinh tế Kiên Giang mạnh hơn nữa.
- Tài nguyên rừng:
Kiên Giang không có nhiều rừng, nên trữ lượng gỗ ở đây không lớn như các tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ nhưng rừng ở đây lại có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn huyện có rừng đặc dụng ở Phú Quốc, rừng bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử U Minh, rừng phòng hộ ven biển. Toàn tỉnh ước đạt có 138.900 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là 81.400 ha, rừng sản xuất 57.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%.
- Tài nguyên khoáng sản:
Theo đánh giá, Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác: Nhiên liệu (than bùn), phi kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét), nhóm kim loại, đặc biệt là nhóm khoáng sản phi kim loại dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, than bùn có trữ lượng lớn.
Kiên Giang cũng là tỉnh duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn đá vôi khá phong phú, không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra nhưng hang động và những danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm.
Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn, phân bổ tập trung ở U Minh Thượng, huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như đất sét để sản xuất xi măng, đất sét làm gạch ngói, gốm sứ. 2.1.6 Tiềm năng thế mạnh của tỉnh:
- Nông nghiệp - Thủy sản:
Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Nông nghiệp là nhóm ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh, có tiềm năng khá lớn, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt hiệu quả cao. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng lúa là 725.129 ha, sản lượng đạt 4.287.175 tấn, đất màu và đất trồng cây công nghiệp là 83.000 ha.
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, được đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng, với tổng sản lượng trên 540.000 tấn/ năm. Khai thác thủy sản đã được đầu tư theo hướng đánh bắt xa bờ, với ngư trường khai thác hải sản rộng trên
63.290 km2, phương tiện khai thác toàn tỉnh có 11.936 phương tiện, sản lượng khai thác đạt 421.201 tấn. Nuôi trồng thủy sản 135.447 ha, sản lượng đạt 126.981 tấn, trong đó diện tích nuôi tôm là 84.942 ha, sản lượng đạt 40.292 tấn.
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Ngành công nghiệp đang trên đà phát triển, trong đó công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - thủy sản là những ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Trữ lượng đá vôi của tỉnh khoảng 440 triệu tấn, đá xây dựng 135 triệu tấn, sét gạch ngói và sét xi măng 228 triệu tấn, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 12.151 cơ sở, giá trị sản xuất đạt 16.055 tỷ đồng.
Chính phủ cho phép tỉnh thành lập 05 khu công nghiệp: Thạnh Lộc, Thuận Yên, Xẻo Rô, Tắc Cậu và Kiên Lương II. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Ngoài ra, khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và khu kinh tế tại Phú Quốc đang được đầu tư xây dựng.
- Thương mại - Du lịch:
Những năm qua, ngành Thương mại Kiên Giang, đảm bảo lưu thông hàng hóa, các mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc bình ổn thị trường, nhất là thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy sản. …
Du lịch được xác định là một trong bốn thế mạnh để phát triển kinh tế. Kiên Giang có tiềm năng lớn về du lịch với các di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng. Đặc biệt, đảo Phú Quốc đang được nhà nước đầu tư xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao của khu vực Đông Nam Á. Những năm qua, nhiều khu du lịch đã được đầu tư mở rộng, cơ sở hạ tầng như: Sân bay, bến cảng, hệ thống đường giao thông tới các khu du lịch được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng lượng khách đến tham quan du lịch năm 2012 đạt 3.852 ngàn lượt, tổng doanh thu đạt 913,5 tỷ đồng.
2.1.7 Dân số của tỉnh:
Tính đến năm cuối 2012, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt gần 1.736.264 người, mật độ dân số đạt 273 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 473.948 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.262.316 người. Dân số nam đạt 872.994 người,
trong khi đó nữ đạt 863.270 người. Như vậy tỉnh Kiên Giang có hơn 73% dân số sống ở khu vực nông thôn ( 1.262.316/1.736.264). Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.028.345 người chiếm gần 60% (1.028.345/1.736.264) tổng số dân trên địa bàn. Số người trong độ tuổi lao động ở nông thôn là 755.447 người chiếm hơn 73%
(755.447/1.025.345) tổng số người trong độ tuổi lao động. (Nguồn: niên giám thông
kê tỉnh Kiên Giang năm 2012)
2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa năm 2013 của tỉnh:
Đến cuối năm 2013, diện tích gieo trồng lúa của toàn tỉnh là 770.379 ha tăng 45.250ha so với năm 2012. Sản lượng năm láu năm 2013 của tỉnh đạt 4.471.817 tấn tăng 184.642 tấn so với năm 2012. Tuy nhiên năng suất lúa năm 2013 chỉ có 58 tạ/hạ giảm 1.12 tạ/ha so với năm 2012.
Như vậy so với năm 2012 diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa năm 2013 của tỉnh đều tăng, tuy nhiên năng suất lại giảm. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp nông thôn tỉnh Kiên Giang thì năng suất lủa của tỉnh thuộc diện trung bình so với các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cưu Long, điều này chứng tỏ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân vào sản xuất chưa cao, sản lượng lúa của tỉnh tăng chủ yếu là do tăng diện tích gieo trồng. Tuy nhiên theo chỉ đạo gấp rút giảm diện tích trồng lúa của Thủ Tướng Chính phủ năm 2014, để tiếp tục giữ vị trí dẫn dầu cả nước về sản lượng lúa, bài toán đặt ra cho tỉnh Kiên Giang là làm thế nào để khuyến khích người dân trồng lúa chú trọng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất hơn là tăng diện tích gieo trồng.
Bảng 2.1: So sánh tình hình sản xuất lúa trên địa bàn qua 02 năm
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh
1 Diện tích (ha) 725.129 770.379 45.250
2 Năng suất (tạ/ha) 59,12 58,00 -1,12
3 Sản lượng (tấn) 4.287.175 4.471.817 184.642
Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang
Sản xuất lúa ở tỉnh Kiên Giang gồm 5 vụ: Vụ mùa, vụ đông xuân, vụ xuân hè, vụ hè thu, vụ thu đông. Trong đó vụ đông xuân và vụ hè thu chiếm ưu thế về diện tích gieo trồng và sản lượng hơn so với các vụ khác
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang năm 2013
STT Vụ lúa Diện tích gieo
trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Vụ mùa 65.858 42,9 282.613 2 Vụ đông xuân 300.606 69,1 2.076.405 3 Vụ hè thu 294.221 53,4 1.572.611
4 Vụ xuân hè, thu đông 109.694 49,2 540.188
CỘNG 770.379 58,0 4.471.817
Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang
Diện tích gieo trồng vụ mùa của toàn tỉnh là 65.858 ha chiếm 9% tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh; Diện tích gieo trồng vụ đông xuân là 300.606 ha chiếm 39% tổng diện tích gieo trồng; Diện tích gieo trồng vụ hè thu là 294.221 ha chiếm 39% diện tích gieo trồng của toàn tỉnh; Diện tích gieo trồng vụ xuân hè, thu đông là 109.694 ha chiếm 1%. Như vậy diện tích gieo trồng vụ hè thu và vụ đông xuân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của tỉnh. Nguyên nhân vụ hè thu và vụ đông xuân cho năng suất gieo trồng cao, chi phí thấp phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Hình 2.1: Cơ cấu diện tích phân theo vụ lúa mùa
Năng suất vụ lúa mùa là 42,67 tấn/ha; vụ đông xuân là 70,6 tấn/ha; vụ xuân hè 55.6 tạ/ha; vụ hè thu là 53.71 tấn/ha; vụ thu đông 49.36 tạ/ha. Như vậy trên địa bàn tỉnh người dân chú trọng sản xuất vụ lúa hè thu và vụ đông xuân vì hai vụ lúa này đều có năng suất và sản lượng ưu thế hơn các vụ khác.
Năm 2013 toàn tỉnh Kiên Giang có 13 trong tổng số 15 huyện, thị sản xuất lúa. Trong đó chủ yếu tập trung vào 03 huyện có diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cao chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng lúa của toàn tỉnh đó là: huyện Hòn Đất với sản
lượng là 1.027.893 tấn chiếm 23% tổng sản lượng lúa năm 2013 của tỉnh, huyện Giồng Riềng với sản lượng 728.162 tấn chiếm 16% tổng sản lượng, huyện Tân Hiệp với sản lượng 655.425 tấn chiếm 15% tổng sản lượng.
Hình 2.2: Năng suất lúa theo vụ mùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 Bảng 2.3: Diện tich và sản lượng lúa phân theo địa giới hành chính năm 2013
STT Địa giới hành chính Diện tích Sản lượng
DT (ha) tỷ trọng (%) SL (tấn) tỷ trọng (%)
1 Thành phố Rạch Giá 13.311 2 83.592 2
2 Thị Xã Hà Tiên 457 0 1.453 0
3 Huyện Kiên Lương 32.552 4 199.096 4
4 Huyện Hòn Đất 166.281 22 1.027.893 23
5 Huyện Tân Hiệp 103.261 13 655.425 15
6 Huyện Châu Thành 51.745 7 320.651 7
7 Huyện Giồng Riềng 123.347 16 728.162 16
8 Huyện Gò Quao 57.904 8 326.333 7
9 Huyện An Biên 46.025 6 256.463 6
10 Huyện An Minh 33.624 4 136.603 3
11 Huyện Vĩnh Thuận 33.307 4 164.260 4
12 Huyện U Minh Thượng 39.762 5 198.737 4
13 Huyện Giang Thành 66.803 9 373.149 8
14 Huyện Kiên Hải 0 0 0 0
15 Huyện Phú Quốc 0 0 0 0
CỘNG 768.379 100 4.471.817 100
Tóm lại, Kiên Giang có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là thế mạnh về phát triển nông nghiệp và nông thôn. với tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 43% GDP của tỉnh và khoản 73,1% dân số sống ở khu vực nông thôn. Sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2013, tỉnh đạt hơn 4.471.817 tấn, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực. Tuy sản lượng lương thực đứng đầu cả nước nhưng thì tình trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung còn manh mún, bấp bênh, giá thành còn cao và giá trị thặng dư thấp chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Người nông dân vẫn lâm vào cảnh "được mùa mất giá". Hiện tại nhiều hộ nông dân vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình canh tác như: thiếu nguồn giống chất lượng, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, thị trường đầu ra bấp bênh và đặc biệt là về nguồn vốn canh tác. 2.3 Tổng quan về thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 2.3.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức:
Hiện nay, nguồn tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được cung cấp bởi 33 Chi nhánh Ngân hàng thương mại cấp I; 16 Chi nhánh cấp II của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phân bố khắp 15 huyện, thị của tỉnh. Ngoài ra còn có 90 phòng giao dịch của các Chi nhánh Ngân hàng và 22 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động ở các xã, thị trấn.
Bảng 2.4: Mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013 Phân theo địa bàn Chi nhánh
cấp I Chi nhánh cấp II Phòng Giao dịch Quỹ tín dụng 1 Thành phố Rạch Giá 29 2 17 3 2 Huyện Phú Quốc 4 - 10 -
3 Huyện Kiên Lương - 2 7 1
4 Huyện Châu Thành - 1 9 2
5 Huyện Hà Tiên - 1 7 -
6 Huyện Tân Hiệp - 1 15 5
7 Huyện Giồng Riềng - 2 6 4
8 Huyện Hòn Đất - 2 8 2
9 Huyện Vĩnh Thuận - 1 2 1
10 Huyện An Biên - 1 2 1
11 Huyện Gò Quao - 1 2 -
12 Huyện An Minh - 1 1 2
13 Huyện Kiên Hải - 1 1 -
14 Huyện U Minh Thượng - - 2 1
15 Huyện Giang Thành - - 1 -
CỘNG 33 16 90 22
2.3.2 Dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013: dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013:
2.3.2.1 Phân theo các tổ chức tín dụng:
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2013
Đơn vị: triệu đồng
STT Chi tiêu
Dư nợ đến 31/12/2013 Số tiền Tỷ trọng
(%) 1 Ngân hàng PTNN&NT Kiên Giang 4.978.121 36,86 2 Ngân hàng PTNN&NT Phú Quốc 15.742 0,12 3 Ngân hàng Ngoại Thương Kiên Giang 862.443 6,39 4 Ngân hàng Công Thương Kiên Giang 413.100 3,06 5 Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Kiên Giang 171.314 1,27 6 Ngân hàng Phát triển Nhà Kiên Giang 68.541 0,51 7 Ngân hàng Phát triển Nhà Phú Quốc 70.505 0,52 8 Ngân hàng Kiên Long Rạch Giá 1.669.810 12,37 9 Ngân hàng Kiên Long Phú Quốc 90.092 0,67 10 Ngân hàng Nam Việt Kiên Giang 113.735 0,84 11 Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín Kiên Giang 1.053.087 7,80 12 Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín Phú Quốc 150.164 1,11 13 Ngân hàng Đông Á Kiên Giang 663.034 4,91 14 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Kiên Giang 900 0,01 15 Ngân hàng Quốc tế Kiên Giang 23.824 0,18 16 Ngân hàng Phương Đông Kiên Giang 688 0,01 17 Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Kiên Giang - 0,00 18 Ngân hàng Á Châu Kiên Giang - 0,00 19 Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội Kiên Giang 333.762 2,47 20 Ngân hàng An Bình Kiên Giang 54.593 0,40 21 Ngân hàng Đại Chúng Kiên Giang 3.409 0,03 22 Ngân hàng Liên Việt Kiên Giang 280.679 2,08
23 Ngân hàng Mê Kông Kiên Giang 55.768 0,41 24 Ngân hàng Đông Nam Á Kiên Giang 11.816 0,09 25 Ngân hàng Quân Đội Kiên Giang 227.973 1,69 26 Ngân hàng Kỹ Thương Kiên Giang - 0,00 27 Ngân hàng Hàng hải Kiên Giang - 0,00 28 Ngân hàng Eximbank Kiên Giang - 0,00 29 Ngân hàng Phương Nam Kiên Giang - 0,00 30 Ngân hàng Xây Dựng Kiên Giang - 0,00 31 Ngân hàng, Chính sách Xã hội Kiên Giang 828.349 6,13 32 Ngân hàng Phát triển Việt Nam Kiên Giang 820.636 6,08 33 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Kiên Giang 88.985 0,66 34 Quỹ tín dụng nhân dân (22 QTDND) 452.840 3,35
CỘNG 13.503.910 100,00