Biện pháp 4

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Biện pháp 4

chung và giáo viên THCS là nhiệm vụ thực hiện kế hoạch; thường xuyên không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ; có kế hoạch bố trí ngân sách, nhân lực phù hợp.

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo phải chủ trì nắm vững kế hoạch, làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan liên quan tốt để thực hiện kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, giúp đỡ các trường thực hiện bồi dưỡng đội ngũ GV.

+ Hiệu trưởng, đội ngũ GV phải thấy được trách nhiệm, yêu cầu tất yếu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên từ đó có sự nỗ lực, tự giác trong thực hiện nhiệm vụ.

+ Bố trí đảm bảo nguồn kinh phí, nhân lực thay thế khi thực hiện kế hoạch.

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp đội ngũ giáo viên đội ngũ giáo viên

3.2.4.1. Mục đích biện pháp

- Kiểm tra đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên nhằm đánh giá đúng thực trạng làm cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, khen thưởng, bố trí, sắp xếp lại, tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của giáo viên nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm;

đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật, trách nhiệm nghề nghiệp, việc chấp hành luật pháp từ đó phát hiện những sai phạm, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những ưu điểm , khuyết điểm để cá nhân giáo viên, các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh, phát huy những mặt tốt đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém.

- Kiểm tra, đánh giá là biện pháp tốt nhất để thu thập thông tin chính xác về phẩm chất năng lực cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm nhà trường, từ đó làm cơ sở để có biện pháp phát triển đội ngũ hiệu quả nhất.

- Việc kiểm tra, đánh giá nhằm tạo động lực cho giáo viên tự giác nỗ lực trong lao động, học tập để đạt được kết quả cao hơn.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học trình Chủ

tịch UBND huyện phê duyệt.

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá của năm học.

Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo chú ý thanh, kiểm tra các nội dung sau: - Công tác quản lý của hiệu trưởng gồm:

+ Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục;

+ Việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã ban hành; việc tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ; chế độ chính sách đối với nhà giáo;

+ Thực hiện quy chế công chủ, công khai về đội ngũ, công khai tài chính. + Phòng, các trường THCS kiểm tra, thanh tra các hoạt động sư phạm giáo viên đối với những nội dung chủ yếu sau:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành pháp luật, các quy chế của ngành, nội quy cơ quan, ý thức phê, tự phê bình và phê bình, chống tham nhũng, tiêu cực, tinh thần đoàn kết, thái độ phục vụ học sinh và nhân dân.

+ Thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Chú ý các nội dung, việc thực hiện nội dung, chương trình; chuẩn bị giáo án, bài giảng, hồ sơ chuyên môn, kế hoạch cá nhân; đổi mới phương pháp giảng dạy; việc đổi mới phương pháp giảng dạy; việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh và chất lượng giáo dục học sinh.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác thanh tra, kiểm tra cấp huyện mà đối tượng là lãnh đạo, chuyên viên phòng, bán giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn, chủ tịch công đoàn các trường THCS.

Rà soát, nghiên cứu quán triệt văn bản:

- Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, chỉ đạo hướng dẫn của Sở về hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học:

- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD - ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV trường THCS, giáo viên THPT;

- Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ;

- Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD - ĐT ban hành quy định chuẩn Hiệu trường THCS, trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học.

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư của Bộ và của Sở: Hướng dẫn số 313/HD-SGDĐT ngày 20/5/2009 của Sở GD - ĐT tỉnh Phú Thọ về hướng dẫn đánh giá xếp loại viên chức sự nghiệp giáo dục tỉnh Phú Thọ; Hướng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ GD - ĐT hướng dẫn đánh giá xếp loại GV

trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 09/02/2010 của Bộ GD - ĐT; Hướng dẫn số 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2010 của Bộ GD - ĐT về đánh giá xếp loại Hiệu trưởng theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt kế hoạch kiểm tra, đánh giá của phòng, những nội dung sẽ được kiểm tra thanh tra phải nằm trong quy chế, quy định và phải được tổ chức học tập trong toàn thể giáo viên, thống nhất về biểu mẫu phiếu đánh giá, tiêu chuẩn, căn cứ để đánh giá xếp loại.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra:

Đối tượng thanh tra, kiểm tra của phòng là trường THCS, Hiệu trưởng nhà trường và giáo viên THCS. Phòng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất, toàn diện hoặc chuyên đề.

Đối tượng kiểm tra của Hiệu trưởng, tổ chuyên môn là giáo viên, nhân viên của trường.

Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp hoặc chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; kiểm tra đánh giá giờ dạy, kiểm tra chuyên đề về hồ sơ chuyên môn; công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, yếu kém,…..hoặc kiểm tra toàn diện giáo viên; kiểm tra hoạt động các tổ chuyên môn.

Tổ chức lấy ý kiến giáo viên bằng phiếu hỏi: phiếu hỏi về năng lực chuyên môn; khả năng sư phạm; ý thức trách nhiệm; tinh thần đoàn kết học hỏi.

Xin ý kiến cho học sinh bằng phiếu điều tra phiếu hỏi phương pháp dạy học, xem xét mức độ hiểu bài, yêu thích môn học, hứng thú học của học sinh khi làm việc với giáo viên; hỏi về thái độ, ứng xử của giáo viên; trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh.

Các thông tin trên giúp Hiệu trưởng, đoàn thanh tra, kiểm tra đánh giá sát năng lực, trách nhiệm của giáo viên.

Các cuộc kiểm tra, thanh tra phải thực hiện nghiêm chỉnh đúng quy định, đảm bảo quy trình, dân chủ, công bằng, công khai; các kết luận phải được thông báo cho người được thanh, kiểm tra và cấp quản lý trực tiếp biết.

Cuối năm Hiệu trưởng tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên trên cơ sở các minh chứng có được qua kiểm tra, thanh tra, và các quy định trong điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Quyết định 07/2007/DDT-BGDĐT.

Thực hiện nghiêm túc quy trình, nội dung theo Hướng dẫn số 660/BGDĐT- NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 09/02/2010 của Bộ GD - ĐT.

Các kết quả xếp loại được công khai, tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.

Kết quả xếp loại căn cứ cho công tác thi đua khen thưởng, phân công giảng dạy, bố trí công tác, nâng bậc lương, nâng ngạch, đề bạt…đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý những cá nhân yếu kém, chưa đạt chuẩn.

Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại và sử dụng kết quả đó phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ và đúng quy chế.

3.2.4.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp

- Các cấp quản lý phải coi trọng việc kiểm tra, đánh giá, coi đó là biện pháp quản lý hữu hiệu, là động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên.

- Tạo sự đồng thuận cao trong tập thể, cá nhân nhà trường; coi kiểm tra đánh giá là việc bình thường, thường xuyên và là dịp để mỗi cá nhân bộc lộ năng lực bản thân.

- Công cụ phương pháp đánh giá phải đầy đủ, rõ ràng, các minh chứng đưa ra phải có sức thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)