Kiểm tra, đánh giá đội ngũ

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uấn nắn cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uấn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh diễn ra có tính chu kỳ” [31,Tr.4].

Như vậy, có thể hiểu rằng kiểm tra đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng, đặt ra những yêu cầu, chuẩn mực cho sự thành đạt của nhà giáo. Kiểm tra để nhà quản lý đối chiếu, đo lường kết quả hoạt động giáo dục so với chuẩn mực đề ra.

Từ đó có những hiệu chỉnh, sửa chữa, xem xét lại chuẩn cho phù hợp hoặc có những biện pháp quản lý kịp thời thúc đẩy sự phát triển, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy năng lực của mình.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đo lường và đánh giá trong giáo dục năm 2009 cho rằng:

Đánh giá là căn cứ vào các thông tin định tính và định lượng để đưa những kết luận về năng lực và phẩm chất của sản phẩm giáo dục và sử dụng những thông tin đó đưa ra quyết định về đối tượng được đánh giá” [24, Tr.28].

Đánh giá giáo viên có thể thực hiện khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở giáo dục để giúp tìm hiểu và chuẩn đoán về đối tượng phát hiện dự báo nguyên nhân hiện trạng để có kế hoạch khắc phục. Có thể thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên để tạo ra những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh hoạt động của họ. Cũng có thể thực hiện lúc kết thúc một học kỳ hoặc một năm học để đánh giá, đối chiếu với các chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Như vậy, việc đánh giá giáo viên được tiến hành bằng nhiều hình thức, hình thức đánh giá “ Không chính thức” được thực hiện hàng ngày, trên cơ sở các kênh thông tin phản hồi như dư luận học sinh, phụ huynh, tình cảm thái độ của đồng nghiệp, kiểm tra giờ dạy, khảo sát chất lượng học sinh… Do việc đánh giá là thường xuyên, tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin nên sẽ phản ánh nhanh chóng, kịp thời và khá toàn diện, giáo viên được thông tin đầy đủ sẽ giúp họ khẳng định được mình hoặc kịp thời điều chỉnh sai sót.

Hình thức “ Đánh giá chính thức” thường được thực hiện vào cuối kỳ, cuối năm học. Trên cơ sở kết quả các cuộc kiểm tra, thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên cả chuyên đề và toàn diện đối với giáo viên và được cấp quản lý giáo dục quyết định. Kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh, kỳ kiểm tta, đánh giá về hiểu biết và năng lực sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp và quy định của pháp luật, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Hình thức đánh giá này là bắt buộc và phải có đầy đủ hồ sơ minh chứng nhằm đánh giá toàn diện giáo viên để xếp loại viên chức, để xem xét thi đua, khen thưởng, đồng thời là căn cứ để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ có hiệu quả nhất. Nguyễn Đức Chính cho rằng: “ Khi có đánh giá,

QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy, có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện” [24, Tr.35].

Đánh giá đội ngũ giáo viên là một nội dung của phát triển đội ngũ, là một khâu rất quan trọng làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ có hiệu quả, đồng thời tạo động lực cho giáo viên phấn đấu không ngừng.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)