8. Cấu trúc luận văn
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng có lúc, có nơi còn thiếu thường xuyên, sự chỉ đạo và điều hành của chính quyền các cấp còn chưa đúng mức, sự phối kết hợp của các ban, ngành đoàn thể thiếu chặt chẽ.
- Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo chưa thỏa đáng. Còn mang tính cào bằng.
- Đội ngũ giáo viên chủ yếu là giáo viên người địa phương được đào tọa nhiều hệ , một số bồi dưỡng để đạt chuẩn vì vậy năng lực có người yếu.
- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD của một số người đứng đầu các đơn vị trường học chưa được coi trọng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD chưa tiếp cận với cách quản lý giáo dục hiện đại.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa được đổi mới, còn đơn điệu, chưa sát thực, việc kiểm tra, đánh giá trong khi đào tạo, bồi dưỡng chưa thực chất.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được thực hiện một cách chu đáo, thiếu các biện pháp thực hiện do vậy tính khả thi không cao.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo chất lượng, còn hình thức, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa trở thành phong trào.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại còn nhiều bất cập, nặng tính hình thức (bệnh thành tích).
- Một bộ phận đáng kể giáo viên chưa có ý thức tự học tập, nâng cao trình độ - Sự yếu kém của một bộ phận giáo viên THCS về phương pháp giảng dạy là do giáo viên chưa tiếp cận được sự phát triển của giáo dục do việc tự học của giáo viên để cập nhật kiến thức còn hạn chế…
- Công tác quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ nhà giáo và CBQLGD ở một số đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu. Còn coi nhẹ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, gìn giữ phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, thiếu kỷ cương và buông lỏng quản lý.
- Công tác thanh tra, kiểm tra có lúc chưa được coi trọng. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra chưa đủ mạnh để thanh tra quá trình dạy và học, thi cử, nên còn hạn chế trong việc đề xuất những giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhất là các nhà quản lý giáo dục huyện Lâm Thao phải giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, hạn chế, yếu kém nêu trên.
Kết luận chƣơng 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên THCS huyện Lâm Thao, việc phát triển đội ngũ những năm qua đã có nhiều tiến bộ:
- Số lượng giáo viên hàng năm được bổ sung, cơ cấu giáo viên được cải thiện, đến nay về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.
- Chất lượng giáo viên đã được nâng lên, tỷ lệ chuẩn đào tạo tăng lên qua các năm, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm được cải thiện, khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các trường ngày càng được thu hẹp.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, khả năng hoạt động xã hội của giáo viên được nâng lên, làm gương tốt cho học sinh noi theo và được cộng đồng ủng hộ.
- Công tác lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên bước đầu được quan tâm, mặc dù nội dung này mới chỉ là một nội dung trong kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục của huyện.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp hiệu quả ở tất cả các khâu của công tác phát triển đội ngũ giáo viên.
Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên cấp THCS ở chương 1, từ thực trạng đội ngũ giáo viên THCS của huyện Lâm Thao trình bày trong chương 2, tôi xin được trình bày các biện pháp chủ yếu phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Lâm Thao đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đòi hỏi của xã hội hiện nay trong chương 3.
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Những cơ sở định hƣớng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Cơ sở định hướng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Căn cứ định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam
Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về GD - ĐT:
- Thực hiện mục tiêu giáo dục, tính chất, nguyên lý giáo dục các định hướng phát triển giáo dục phổ thông về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo đã được ghi trong Luật Giáo dục năm 2005.
- Kết luận hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo. Kết luận này đã đề cập đến phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục đào tạo những năm tới mở ra trước nhà trường và nhà giáo một tương lai tươi sáng.
- Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010.
- Đội ngũ giáo viên như được tiếp sức mạnh và niềm tin nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là sự tự thân của những người làm công tác giáo dục vì muốn giáo dục người khác, trước hết phải tự giáo dục mình, tự rèn luyện bản thân, tự bồi dưỡng trình độ, tự bảo vệ và nâng cao uy tín, xứng đáng với lòng tin và mong đợi của xã hội.
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 là : “ Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất
lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” [10, Tr.30].
- Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn Hiệu trưởng Trường THCS và Trường THPT, Trường Phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT.
- Tại Hội nghị về phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc tháng 3/2006 tại Hà Nội, Bộ GD - ĐT đã đặt mục tiêu phát triển giáo dục miền núi đến năm 2010, giải pháp là: “ Bảo đảm đủ trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [7, Tr.10].
“Tập trung ưu tiên phát triển đội ngũ nhà giáo, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo các cấp học một cách đồng bộ. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số” [7, Tr.11].
“Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh” [7, Tr.30].
“Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo” [7, Tr.30].
Đối với giáo viên THCS chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 viết: “Phấn đấu đến năm 2005 tất cả giáo viên THCS đều có trình độ Cao đẳng trở lên, trong đó trưởng, phó các bộ môn có trình độ Đại học” [10, Tr.31].
Những văn bản có trình độ pháp lý cao thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta và mong muốn của cả xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà.
Những nhiệm vụ mới và yêu cầu của một xã hội công nghiệp, hiện đại, công bằng, văn minh đang đặt ra cho ngành Giáo dục, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải vươn lên ngang tầm với yêu cầu của thời đại.
3.1.1.2. Căn cứ định hướng phát triển của sự nghiệp GD - ĐT tỉnh Phú Thọ.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 - 2010.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục cả trước mắt và lâu dài”.
- Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 26 tháng 8 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT.
- Quyết định số 281-QĐ/TU ngày 15/3/2007 của Tỉnh ủy Phú Thọ phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006 -2010.
- Báo cáo số 103-BC/TU ngày 7/8/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về khoa học công nghệ, GD&ĐT.
- Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 phê duyệt phát triển mạng lưới giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010 -2011 của Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ.
3.1.2 Các nguyên tắc các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các Trường THCS huyện Lâm Thao cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Các biện pháp này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, những nội dung đều cần phải thực hiện để phát triển đội ngũ giáo viên. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài các nhà trường, các yếu tố tham gia tác động vào các biện pháp cần phải thực hiện một cách đồng bộ và khi thực hiện một cách đồng bộ và khi thực hiện các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp. Như vậy mới có thể phát triển được đội ngũ giáo viên về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
3.1.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phải tuân thủ tính phù hợp nghĩa là các biện pháp đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện các nguồn lực( nhân lực, vật lực, tài lực), phù hợp với đối tượng áp dụng ( giáo viên các trường THCS huyện Lâm Thao…). Các biện pháp này phải dựa trên những căn cứ thực tiễn của các nhà trường của địa phương đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT.
3.1.2.3 Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi, trở thành và đem lại hiệu quả cao trong quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS. Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
3.2. Dự báo quy mô phát triển giáo dục THCS và những điều kiện hƣớng tới phát triển đội ngũ giáo viên THCS
Theo Chi cục Thống kê huyện và Kế hoạch phát triển giáo dục THCS huyện Lâm Thao giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 của UBND huyên thì quy mô dân số trong khoảng 5 năm tới không có biến động lớn nếu các biện pháp tổng hợp thực hiên chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình có kết quả.
Như vậy, trong những năm tới quy mô trường lớp, số học sinh THCS tăng không đáng kể, vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên sẽ phải tập trung chủ yếu nâng cao về chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
(xem biểu tổng hợp số 3.1, trang 68)
Do quy mô ổn định nên huyện có thể tập trung được nguồn nhân lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho giáo dục, chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên sẽ được cải thiện.
Quy mô dân số khá ổn định, quy mô gia đình nhỏ, các gia đình ít con có điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt hơn, xã hội hóa giáo dục tốt hơn, đó là thuận lợi lớn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong những năm tới kinh tế xã hội phát triển, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội đòi hỏi ở ngành giáo dục cao hơn, tất yếu giáo dục tiếp tục có những đổi mới mà trước hết đối với đội ngũ GV.
Bảng 3.1: Dự báo số lớp, số học sinh THCS huyện Lâm Thao (từ năm 2012 đến năm 2020) Năm học Số Học Sinh Số lớp Tổng số Giáo viên Tỷ lệ GV/lớp Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 2011 - 2012 5.338 1.445 1.243 1.254 1.396 162 44 42 39 37 385 1,96 2012 – 2013 5.302 1.360 1.445 1.243 1.254 166 41 44 42 39 390 1,95 2013 – 2014 5.376 1.317 1.360 1.445 1.243 167 40 41 44 42 395 1,98 2014 - 2015 5.635 1.502 1.317 1.360 1.445 170 45 40 41 44 400 2,0 2015 – 2016 5.698 1.508 1.502 1.317 1.360 171 45 45 40 41 402 2,0 2016 – 2017 5.639 1.386 1.508 1.502 1.317 171 41 45 45 40 402 2,0 2017 - 2018 5.743 1.421 1.386 1.508 1.502 174 43 41 45 45 410 2,05 2018 – 2019 5.717 1.476 1.421 1.386 1.508 173 44 43 41 45 410 2,05 2019 - 2020 5.601 1.392 1.476 1.421 1.386 169 41 44 43 41 400 2,2
3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Lâm Thao.
3.2.1. Biện pháp 1: Lập quy hoạch, kế hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên
3.2.1.1. Mục đích biện pháp
- Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện từng năm, giai đoạn 5 năm, dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ của các cấp quản lý giáo dục nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục THCS.
- Đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung kế hoạch giáo dục.
- Làm cơ sở để các cấp quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạc tuyển chọn sử dụng, đào tạo bồi dưỡng… làm cho đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của mỗi giai đoạn.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Thu thập thông tin quy mô phát triển giáo dục THCS, về đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục mầm non, cấp tiểu học,