Phát triển đội ngũ giáo viên yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng

1.4 Phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định việc nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông.

1.4.1. Đặc điểm lao động của người giáo viên THCS:

Phát triển đội ngũ giáo viên Quy hoạch phát triển đội ngũ (dự báo) Thực hiện chế độ, chính sách Tuyển chọn, sử dụng và luân chuyển Kiểm tra, đánh giá Đào tạo, bồi dưỡng - phù hợp với quy mô - phù hợp với quy hoạch ngành,lãnh thổ - tính khoa hoạch

- nhu cầu của trường, giáo dục địa phương - phù hợp với chuẩn cấp học - công khai, minh bạch - Quy trình chặt chẽ Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức - Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp - Đo lường, đánh giá - Hình thức đánh giá - Sử dụng kết quả - Đào tạo chính quy - Bồi dưỡng thường xuyên, chu kỳ - Tự bồi dưỡng

Đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm của người giáo viên là hoạt động tương tác giữa con người và con người trong suốt quá trình lao động đó là tương tác giữa thầy – trò; thầy- thầy, trò- trò, nhà trường- xã hội.

Đối tượng mà lao động sư phạm người thầy hướng tới là học trò mà nhiệm vụ của người thầy được xã hội giao cho là đào tạo thế hệ trẻ đang trong độ tuổi có những thay đổi lớn về tâm sinh lý, phát triển toàn diện, có sức khỏe, tri thức, thẩm mỹ, hình thành nhân cách đáp ứng được các chuẩn mực xã hội, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Người thầy bằng tri thức, kinh nghiệm, bằng tư cách đạo đức của mình tác động, hướng học sinh vươn tới những mục tiêu mà xã hội đòi hỏi. Nói cách khác người thầy dùng nhân cách của mình làm công cụ của hoạt động sư phạm tác động tới học sinh để hình thành, tạo lập nhân cách cho học sinh theo yêu cầu của xã hội.

Cũng như các loại hình lao động nghề nghiệp khác, lao động sư phạm của người giáo viên THCS được thực hiện ở các vị trí, môi trường khác nhau như lớp học, phòng thí nghiệm và các hoạt động ngoài nhà trường khác với nhiều hình thức tổ chức khác nhau như: Lớp, nhóm, hoạt động, cá nhân… Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có tri thức, kỹ năng nhất định về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động sư phạm, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội. Đó là những nhân tố quan trọng phản ánh trình độ, năng lực của người giáo viên hiện nay.

Hoạt động sư phạm của giáo viên được chi phối bởi các quy định và chuẩn mực xã hội thể hiện dưới hình thức giao tiếp giữa con người với con người. Vậy nên tri thức khoa học, kỹ năng giao tiếp, nhân cách người thầy là những nhân tố quan trọng làm nên chất lượng giáo viên.

1.4.2. Chất lượng giáo viên THCS

- Theo Đại từ điển Tiếng Việt, chất lượng là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật” [34, Tr.331].

- Chất lượng là “Mức độ trùng khớp với mục tiêu và chức năng” (Oakland,1988).

- Chất lượng giáo viên là tổ hợp các phẩm chất, năng lực của người giáo viên với lượng tri thức có được, khả năng giao tiếp, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp phù hợp cấp học, môn học.

- Chất lượng giáo viên THCS là sự phù hợp với chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT do Bộ GD - ĐT quy định.

Như vậy, chất lượng giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng là hệ thống các phẩm chất và năng lực cá nhân phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ cấp học, môn học trong một thời kỳ nhất định. Chất lượng giáo viên là một phạm trù lịch sử gắn với những yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Chất lượng giáo viên được thể hiện bởi năng lực gồm năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Năng lực là sự thể hiện khả năng chuyên môn cao đối với việc giảng dạy qua kiến thức của họ về môn học, các lĩnh vực. Năng lực là cách mà giáo viên mang lại cho học sinh những giá trị hữu ích. Đó là những giáo viên có chuyên môn, có hiểu biết rộng các lĩnh vực xã hội, có kinh nghiệm .

Người giáo viên có năng lực là người giáo viên có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng phát triển tốt quan hệ thầy - trò, quan hệ xã hội, hiểu, chia sẻ, thân thiện với học sinh, được học sinh tin cậy.

Chất lượng của giáo viên còn thể hiện qua khả năng sư phạm, sự đam mê nghề nghiệp, nhiệt tình, trách nhiệm với học sinh. Đó là kỹ năng trình bày bài giảng, sự tự tin, linh hoạt, khả năng khuyến khích, động viên, tạo được hứng thú say mê và niềm tin của học sinh đối với bài dạy, vấn đề mà thầy muốn học sinh vươn tới chiếm lĩnh.

1.4.3. Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay.

Trong nhiều thập kỷ qua cùng với sự đổi mới toàn diện của Đất nước, giáo dục đào tạo nước nhà đã thực hiện đổi mới.

Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương tiện dạy học, nhiều loại hình đào tạo được mở ra và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới thì chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề được quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS phải đáp ứng được yêu cầu nêu ra trong các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước như:

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010.

- Điều 77, Luật Giáo dục 2005 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo. Đối với giáo viên cấp THCS phải có Bằng Cao đẳng Sư phạm hoặc Bằng Cao đẳng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên.

Để cụ thể hóa và có bộ công cụ để xác định chất lượng nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên từng cấp học.

Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT bao gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

1. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị. 2. Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp 3. Tiêu chí 3: Ứng xử với học sinh.

4. Tiêu chí 4: Ứng xử đối với đồng nghiệp. 5. Tiêu chí 5: Lối sống, tác phong.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.

1. Tiêu chí 1: Tìm hiểu đối tượng giáo dục. 2. Tiêu chí 2: Tìm hiểu môi trường giáo dục.

1. Tiêu chí 8: Xây dựng kế hoạch dạy học. 2. Tiêu chí 9: Đảm bảo kiến thức môn học. 3. Tiêu chí 10: Đảm bảo chương trình môn học. 4. Tiêu chí 11: Vận dụng các phương pháp dạy học. 5. Tiêu chí 12: Sử dụng các phương tiện dạy học. 6. Tiêu chí 13: Xây dựng môi trường học tập. 7. Tiêu chí 14: Quản lý hồ sơ dạy học.

8. Tiêu chí 15: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục. 2. Tiêu chí 17: Giáo dục qua môn học.

3. Tiêu chí 18:: Giáo dục qua các hoạt động giáo dục. 4. Tiêu chí 19: Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng.

5. Tiêu chí 20: Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

6. Tiêu chí 21: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

1. Tiêu chí 22: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng. 2. Tiêu chí 23: Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp. 1. Tiêu chí 24: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện.

2. Tiêu chí 25: Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

Lao động sư phạm của người giáo viên là loại hình lao động đặc biệt, chất lượng mỗi giáo viên làm nên chất lượng đội ngũ. Do vậy, việc quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên, các yếu tố đó là:

- Cơ chế chính sách đối với giáo viên; - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; - Môi trường, điều kiện làm việc;

- Ý thức trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên có thể biểu diễn như ở sơ đồ 1.4.

Sơ đồ 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ giáo viên.

Giáo viên THCS chủ yếu được đào tạo tại các Trường Cao đẳng Sư phạm hoặc một số cơ sở đào tạo mà Nhà nước cho phép. Quá trình đào tạo bắt đầu từ khâu tuyển sinh, chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổ chức thực tập nghề nghiệp…. tạo cơ sở về năng lực, phẩm chất ban đầu của

Cơ chế, Chính sách Chất lƣợng đội ngũ giáo viên Phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp Đào tạo, bồi dưỡng Môi trường, điều kiện làm việc

người giáo viên. Thực tế cho thấy chất lượng tuyển sinh, giáo viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo danh tiếng khi ra trường công tác ở nhà trường phổ thông có kết quả tốt hơn.

Những phẩm chất ban đầu đó qua thời gian tập sự, suốt quá trình công tác sẽ được củng cố, phát triển thêm nhờ nỗ lực cá nhân, môi trường công tác.

1.5.1. Cơ chế, chính sách đối với giáo viên

Chính sách đãi ngộ, cơ chế quản lý, sử dụng như lương, phụ cấp, thu nhập đời sống vật chất tinh thần… ảnh hưởng lớn đến chất lượng của giáo viên đồng thời nó cũng tác động đến vị thế người thầy trong xã hội, ảnh hưởng đến việc thu hút học sinh thi vào các Trường sư phạm, tác động đến tâm lý định hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ.

Nhà nước cần cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Nhà giáo phù hợp với khả năng của xã hội như cơ chế đào tạo, tuyển dụng, các chính sách tiền lương, phụ cấp nghề nghiệp, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, khen thưởng…

Thực hiện, khuyến khích mạnh mẽ xã hội hóa giáo dục, không phân biệt giáo viên các Trường công lập và ngoài công lập.

Nhà trường, các ấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước, quan tâm đặc biệt đến giáo viên làm việc ở nơi khó khăn, vùng dân tộc ít người. Cùng với việc quan tâm đến đời sống vật chất như thu nhập của giáo viên sao cho mức sống của họ đạt được ít nhất mức trung bình của địa phương cấp huyện, thì phải đảm bảo các sinh hoạt về đời sống tinh thần, bảo hiểm, phúc lợi xã hội của mỗi giáo viên.

Đảm bảo giáo viên được hưởng chính sách về học tập nâng cao trình độ, tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhà trường, các cấp quản lý thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời, giáo viên phải được khen xứng đáng khi có thành tích và phải được biết rõ nguyên nhân, mức độ sai phạm khi bị chê trách, kỷ luật đồng thời được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tài năng, sở trường.

Như vậy, việc các cấp quản lý đảm bảo cho giáo viên được hưởng quyền lợi hợp pháp, chính đáng, được tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ, tạo cơ hội cho họ phát huy khả năng và tự thể hiện mình, họ thấy được vị thế của mình trong xã hội và nhờ đó họ thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước tập thể, có thêm động lực để sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp trồng người.

- Cơ chế, chính sách đãi ngộ (tiền lương, vị thế trong xã hội…).

1.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

- Đào tạo đội ngũ giáo viên:

Đất nước ta đang thực hiện đổi mới trong mọi lĩnh vực nhất là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, nước ta ngày càng hội nhập Quốc tế sâu, rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội. Quá trình đổi mới, hội nhập làm cho xã hội biến đổi không ngừng và nhanh chóng. Quá trình đó cũng đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải ngày càng hoàn thiện, thay đổi theo để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiêp hóa, hiện đại hóa Đất nước.

Hiện nay, việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới chủ yếu do các Trường sư phạm đảm nhiệm do vậy quy trình đào tạo, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, nguồn tuyển sinh, công tác thực tập… cần phải đổi mới.

Do yêu cầu của xã hội một số ngành, môn mới xuất hiện giáo viên không những phải tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chuyên môn đào tạo mà thậm trí phải được đào tạo lại, đào tạo để chuyển ngành đào tạo ban đầu hoặc phải đào tạo để nâng cao trình độ. Đó chính là quá trình đào tạo lại.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Theo UNESCO: “Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm tăng thêm trình độ, khả năng hiện có của giáo viên về kiến thức chuyên môn, cập nhật nội dung kiến thức mới, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, thiết kế chương trình, các kiến thức về chính trị, xã hội, tâm lý học…

Bồi dưỡng việc sử dụng, khai thác, ứng dụng thiết bị dạy học.

Bồi dưỡng là việc làm thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động giáo dục của giáo viên, bồi dưỡng không yêu cầu ngặt nghèo, chuẩn tắc như đào tạo nhưng phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

+ Bồi dưỡng thường xuyên là hình thức bồi dưỡng được làm thường xuyên ở nhiều cấp độ, tổ chuyên môn, nhà trường, phòng, sở GD - ĐT tổ chức thực hiện. Chủ yếu bằng các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, hội nghị, hội thảo theo chuyên đề, các lớp tập huấn.

+ Bồi dưỡng theo chu kỳ giúp giáo viên vượt qua được sự lạc hậu về tri thức, đáp ứng được yêu cầu mới của các cấp quản lý và của xã hội.

+ Bồi dưỡng nâng cao thường được thực hiện đối với giáo viên cốt cán, giáo viên có chuyên môn giỏi để làm nhiệm vụ nòng cốt ở trong nhà trường, để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, làm hạt nhân có sức lan tỏa trong tổ chức giúp đỡ, động viên đồng nghiệp tiến bộ phục vụ sự phát triển của mỗi nhà trường.

1.5.3. Môi trường, điều kiện làm việc:

Để có môi trường sư phạm tốt trước hết phải có môi trường pháp lý đầy đủ, có nghĩa là hệ thống các văn bản pháp luật, điều lệ nhà trường, nội quy, quy chế… phải đầy đủ và được tổ chức học tập tốt làm cho mỗi thành viên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm vai trò của mình trong tập thể.

Xây dựng một tập thể đoàn kết, nắm vững nhiệm vụ mục tiêu của môn học, của cấp học, nhất là mục tiêu sứ mạng của Nhà trường, đơn vị mình. Giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)