8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3
đội ngũ giáo viên.
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách giáo viên (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trách nhiệm nghề nghiệp); nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp sư phạm, khả năng sáng tạo, thích ứng với sự thay đổi đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo trong giai đoạn mới. Nhằm đến năm 2015 độ ngũ giáo viên các trường thì thị trấn, xã thuận lợi đáp ứng tiêu chí trường chuẩn Quốc gia.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn: đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề. Chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thi, đăng ký và viết sáng kiến, kinh nghiệm…
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm: + Bồi dưỡng kỹ năng viết bài giảng;
+ Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập;
+ Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, chống việc dạy học theo lối đọc chép là chủ yếu. Chú ý bồi dưỡng việc hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, khai thác tài liệu, sử dụng công nghệ thông tin phục vụ học tập;
+ Bồi dưỡng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá (việc ra đề thi tự luận, ra nhiều mã đề thi để tổ chức thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, phối hợp các hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh;
+ Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống sư phạm.
3.2.3.3 Cách thức thực hiên biện pháp
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Hàng năm, thường vào cuối năm phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Bản kế hoạch cần có các nội dung sau:
+ Xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng: chọn cử giáo viên tham gia đào tạo
hoặc bồi dưỡng ở lĩnh vực nào, đạt chuẩn trình độ đào tạo hay trên chuẩn; bồi dưỡng năng lực sư phạm hay đào tạo , bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức
xã hội; bồi dưỡng đạt chuẩn hay nâng chuẩn nghề nghiệp giáo viên; bồi dưỡng về CNTT hay ngoại ngữ…;
Trình độ đạt được sau khi đào tạo đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển đội ngũ Giáo viên THCS của huyện.
+ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo tập trung, chuyên tu, tại chức tại tỉnh, huyện hay các cơ sở đào tạo trong nước.
Bồi dưỡng tập trung theo chuyên môn, chuyên đề do phòng hay sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bồi dưỡng tại chỗ do nhà trường thực hiện bằng sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, báo cáo chuyên đề, mời chuyên gia trao đổi, hướng dẫn hoặc tự bồi dưỡng bằng cách tự học, tự nghiên cứu,…..
+ Dự kiến nguồn lực thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng: bố trí số giáo viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng người dạy thay, người tổ chức bồi dưỡng, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đảm bảo…
+ Dự kiến thời gian thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
+ Phân công trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kế hoạch, trong đó giao cho phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch.
+ Chỉ đạo hướng dẫn các trường THCS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với kế hoạch của huyện, yêu cầu nhiệm vụ nhà trường.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch:
• Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: là cơ quan tham mưu, chủ trì việc đào tạo, bồi dưỡng, chịu trách nhiệm:
+ Báo cáo, phối hợp với các phòng chuyên môn sở Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của huyện.
+ Phân công cán bộ, chuyên viên tổ chức, triển khai, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
+ Liên hệ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan lien quan để đăng ký, hợp đồng hoặc phối hợp để triển khai thực hiện kế hoạch với các hình thức phù hợp;
+Tham mưu quyết định cử giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với người đi học.
+ Qúa trình thực hiện kế hoạch phải kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao phẩm chất đạo đức lối sống và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Tham mưu cho Huyện ủy mở các lớp Trung cấp Lý luận chính trị cho đối tượng là cán bộ công chức của huyện, trong đó dành chỉ tiêu phù hợp cho đối tượng là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong diện quy hoạch nguồn cán bộ quản lý. Cơ sở đào tạo là Trường Bồi dưỡng Chính trị tỉnh hình thức học tập tại chức và địa điểm đặt tại trường chính trị huyện.
+ Tổ chức các đợt học tập chính trị với nội dung liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh, của huyện do các báo cáo viên của tỉnh, huyện báo cáo, tình hình học tập, tập trung vào đầu năm học và khi kết thúc kỳ I cho tất cả giáo viên có kiểm tra, đánh giá bài viết.
+ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh cuộc vận động “dân chủ, kỷ cương, tình thương trách nhiệm” tại mỗi cơ sở giáo dục trong đó coi trọng việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Tập trung vào chủ đề tư tưởng Bác Hồ đối với thiếu niên, thanh niên, với việc giáo dục thế hệ trẻ, lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả, suốt đời tận tụy phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của Bác.
+ Tổ chức học tập, biểu dương những gương nhà giáo gương mẫu vượt khó, tận tụy với nghề nhất là giáo viên công tác ở những trường vùng khó khăn được học sinh, đồng nghiệp yêu mến, được cộng đồng đánh giá cao.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn kiểm tra các trường thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
• Đối với các trường THCS:
+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của trường đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế và yêu cầu chuyên môn giữa cử người đi đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng mục tiêu chiến lược, năng lực phẩm chất cá nhân, đảm bảo hợp lý giữa đi đào tạo và đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy.
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian; trong đó chú ý đặc biệt công tác bồi dưỡng mà nhà trường có
thể chủ động vì công tác đào tạo còn phải phù hợp kế hoạch cấp trên và do cấp trên quyết định.
+ Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Mỗi nhà trường cần tổ chức học tập Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi năm 2009, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Điều lệ nhà trường, các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, của huyện.
+ Tổ chức học tập chính trị, thực hiện có kết quả cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục phát động, xây dựng và đăng ký phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức trong nhà trường, mỗi cá nhân phải xây dựng và đăng ký phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.
Đối tượng tham gia học tập và thực hiện: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Hình thức tổ chức: Tổ chức học tập trung toàn trường, thảo luận sinh hoạt tại tổ chuyên môn, mời chuyên gia đến báo cáo, tham gia sinh hoạt, trao đổi, tổ chức các buổi gặp tọa đàm với nhà giáo ưu tú,…
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lấy tổ chuyên môn là đơn vị để tổ chức thực hiện với vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng, giáo viên giỏi là cốt cán, đó là những hạt nhân gương mẫu, có năng lực và trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên khác trong tổ.
Đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, lựa chọn những vấn đề mới, vấn đề còn hạn chế trong tổ … phân công nghiên cứu báo cáo, đề xuất, thảo luận hoặc tổ chức theo nhóm, tổ chức giao lưu học tập với các trường bạn hoặc mời chuyên gia,….
Tổ chức đăng ký và viết sáng kiến kinh nghiệm đối với tất cả các thành viên của tổ. Cuối kỳ, cuối năm tổ chức báo cáo, thẩm định trước hội đồng nghiệm thu
nhà trường có mời những nhà giáo giỏi, chuyên gia của lĩnh vực tham gia. Kinh nghiệm, sáng kiến tốt phải được tổ chức triển khai ứng dụng.
Tổ chức hội giảng, các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm để khích lệ, biểu dương, khơi dậy lòng tự hào nghề dạy học, nâng cao hiểu biết về nội dung môn học, kỹ năng sư phạm… từ đó giáo viên thấy được trách nhiệm và niềm vui trong công việc.
Phân công luân phiên mỗi tuần có một giáo viên của một môn ra một bài hoặc bài tập của mỗi khối lớp thông báo trên bảng tin để học sinh làm sau đó công bố đáp án vào thứ 2 tuần tiếp theo. Từ đó yêu cầu mỗi giáo viên phải tự nâng cao trình độ, đồng nghiệp có cơ hội học tập, giám sát, trao đổi chuyên môn, không mất thời gian hội họp, học sinh được hướng dẫn, ôn tập thường xuyên, trao đổi được với nhiều thầy cô.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ra đề thi, kiểm tra mỗi tổ xây dựng một bộ đề thi, kiểm tra để thục hiện thi, kiểm tra chung đề cho mỗi khối trong trường. Bộ đề thi phục vụ cho thi trắc nghiệm, phối hợp tự luận và trắc nghiệm.
Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức tin học ứng dụng trong việc soạn thảo giáo án, giảng dạy có ứng dụng phần mềm Powerpoint, khai thác mạng Internet hiệu quả, phục vụ cho học tập và giảng dạy.
Phải đẩy mạnh việc tự bồi dưỡng, coi đó là một nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường, mỗi giáo viên. Việc tự bồi dưỡng thể hiện ở sự cần mẫn, ham mê tìm tòi học trong sách, tạp chí chuyên ngành, học tập đồng nghiệp, khai thác tư liệu,… Tự bồi dưỡng yêu cầu ý thức tự giác, nỗ lực của cá nhân rất cao, đòi hỏi mỗi cá nhân phải vượt khó khăn tuy nhiên sự động viên, khích lệ của lãnh đạo của đồng nghiệp là rất quan trọng.
Quan tâm xây dựng thư viện, đầu tư phục vụ chuyên môn, sách tham khảo, sách hướng dẫn sách, báo, tạp chí đặc biệt là các chuyên san chuyên ngành. Thư viện phải có phòng đọc riêng cho giáo viên, học sinh. Hoạt động thư viện phải
nền nếp; tổ chức giới thiệu sách báo, vận động mọi thành viên trường tham gia xây dựng thư viện, động viên và có quy định chế độ giáo viên phải đọc, mượn sách Thư viện bằng cách mở sổ theo dõi mượn trả. Nhân viên thư việ phải được đào tạo, tận tụy với công việc.
Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, học tập tại các trường trong huyện, tỉnh.
3.2.3.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp
+ Uỷ ban nhân dân huyện cần nắm chắc kế hoạch đào tạo, chỉ tiêu đào tạo