Trưng nữ vương (40-43)

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Trang 146)

3 năm, Kinh đô Mê Linh

Thái thú Tô Định đã giết chết Thi Sách, con quan Lạc tướng Chu Diên là chồng của Trưng Trắc, con quan Lạc tướng Mê Linh. Trưng Trắc(1) đã cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh phá thành Luy Lâu, trị sở của nhà Hán. Tô Định phải bỏ chạy về nước, các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, Hai Bà Trưng đã thu được 65 thành trì. Đất nước sạch bóng quân thù, cả nước suy tôn Trưng Trắc lên làm vua là Trưng Nữ Vương đóng đô ở Mê Linh.

Đô kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

(Đại Nam quốc sử diễn ca)

Trưng Nữ Vương ra lệnh miễn thuế cho dân hai năm. Nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ra sức xây dựng cuộc sống mới trong độc lập tự do.

Năm Tân Sửu (41), nhà Hán sai Mã Viện hiệu "Phục ba tướng quân" là viên tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trận làm chủ tướng cùng với tên Lưu Long làm phó tướng và tên Lâu Thuyền tướng quân Đoàn Chí đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta(1).

Trưng Nữ Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã anh dũng chiến đấu, các trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lãng Bạc, Đông Triều, Yên Phong, Hà Bắc. Hai Bà đã thu quân rút

về giữ ở Cấm Khê (Thạch Thất - Quốc Oai), hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình.

Ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (43), sau khi đã phóng những mũi lao và bắn những mũi tên cuối cùng vào kẻ thù. Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết.

Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo Chị em thất thế cũng liều với sông.

Cả nước vô cùng thương tiếc, đã lập đền thờ ghi công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc.

Nay ở Hát Môn (Sơn Tây) và làng Đồng Nhân (Hà Nội) có đền thờ Hai Bà Trưng. Mồng 6 tháng 2 hàng năm, có lễ hội tưởng nhớ công lao của Hai Bà Trưng.

Chiếm được nước ta, kẻ thù sáp nhập vào Đông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (cây đồng trụ đổ, thì người Giao Chỉ mất nòi).

Nhân dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ ở đâu.

Phần đọc thêm - Các nữ tướng thời Hai Bà Trưng

Trong lịch sử Việt Nam đã xảy ra một sự kiện lịch sử thật đặc biệt (và chỉ xảy ra có một lần), đó là ngay thế kỷ đầu Công nguyên (39-40) dân tộc ta đã theo lời kêu gọi của hai người phụ nữ trẻ tuổi (Trưng Trắc, Trưng Nhị) và đã tôn nhiều phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Có lẽ do khí thiêng sông núi, do truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh hùng kiệt xuất và hàng chục nữ tướng tài ba như vậy.

Hai Bà Trưng đã được sử sách đời đời ghi chép công ơn, còn hơn hai mươi nữ tướng của Hai Bà Trưng tài ba lỗi lạc tuy chưa được ghi trong chính sử, xong sự tích kỳ tài của các nữ tướng anh hùng đã được tạc trên bia đá, ghi vào thần phả và được nhân dân ta đời đời truyền tụng.

Chúng tôi xin giới thiệu một số các vị nữ anh hùng đó để minh hoạ cho sự kiện lịch sử đặc biệt oanh liệt dưới thời Hai Bà Trưng.

Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Giang.

Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.

Tên là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Khởi nghĩa ở Bạch Hạc (Phú Thọ) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thuỷ công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.

Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hoá) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Nga Sơn (Thanh Hoá) có đền thờ.

Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên) được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa, lãnh chức Phó Nguyên soái, Đình Đông Cao, Yên Lãng (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.

Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hương Nha, Tam Nông (Phú Thọ).

Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm Tiên phong phó tướng. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.

Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn - Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân.

Khởi nghĩa ở Tam Thanh - Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ.

Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức Tả tướng tiên phong. Hiện có điện thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).

Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Vĩnh Phúc). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức Nội thị tướng quân. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa.

Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng công chúa giữ chức Đại tướng quân. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Hạ Hoà, Phú Thọ có miếu thờ.

Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng Tả tướng thuỷ quân.

Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung công chúa giữ chức Nữ tướng quân.

Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng - Phú Thọ có đền thờ.

Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ Nàng Quốc.

Ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương là Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và Thanh Nương là Phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.

Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức Nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ.

Nếu cứ để các nơi đơn độc chống đỡ với kẻ thù, không có sự liên kết với nhau, thì kẻ thù sẽ lần lượt tiêu diệt từng nơi, như bẻ từng chiếc đũa. Thấy rõ nguy cơ đó, Hai Bà Trưng đã truyền hịch cứu nước và cử người đi khắp nơi để tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ chỉ huy thống nhất của Trưng Nữ Vương. Các nơi đã nhiệt liệt hưởng ứng kéo quân hoặc cử đại biểu về Mê Linh tụ nghĩa.

Mùa xuân năm Canh Tý (3-40), Trưng Nữ Vương hội quân ở Hát Môn làm lễ tế cờ chính thức phát động nhân dân cả nước khởi nghĩa đánh đuổi giặc Hán, lật đổ ách thống trị hơn hai trăm năm của ngoại tộc. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy dưới cờ lệnh của Trưng Nữ Vương. Sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, khí thế ngút trời, như triều dâng thác đổ, làm cho kẻ thù không kịp chống đỡ, chỉ trong một thời gian ngắn, 65 thành trì đã lần lượt về tay nghĩa quân, chỉ còn thành Luy Lâu, sào huyệt cuối cùng của Tô Định cũng bị phá vỡ trước sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân ta, đến nỗi Tô Định phải bỏ giáp, cắt râu, quẳng cả ấn tín tìm đường lẩn trốn về nước mới thoát chết.

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w