Nhà Nguyễn (1802-1945)

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Trang 105)

143 năm, Quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng - 1838 là Đại Nam, Kinh đô Huế (Thừa - Thiên)

Niên hiệu: Gia Long (1802-1820)

Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (8-2-1762), con thứ ba của Nguyễn Phúc Luân. Mẹ Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Thị Hoàn, con gái Diễm Quốc Công Nguyễn Phúc Trung, người làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên. Năm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh 12 tuổi, theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam. Mùa thu năm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Phúc Thuần tử trận.

Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu, rồi sau chạy sang ẩn náu nhờ bên đất Xiêm.

Tháng 7 năm 1792, Vua Quang Trung bị bạo bệnh mất, con là Quang Toản còn ít tuổi, nội bộ lục đục, không sao chống nổi với sức tấn công của Nguyễn Ánh (có Pháp ngoại viện), năm 1802, Nguyễn Ánh diệt xong nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng đế, niên

hiệu là Gia Long đóng đô tại Phú Xuân (Huế) vào ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802).

Gia Long phái một đoàn sứ thần do Lê Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt và Tây Việt) nên đổi tên là Việt Nam.

Năm Giáp Tý (1804), án sát Quảng Tây là Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong Vương cho Gia Long và đặt tên nước là Việt Nam.

Năm 1811, Gia Long cho trở lại tên là Đại Việt.

Lần đầu Gia Long quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, từ Lạng Sơn đến Hà Tiên, Gia Long chia cả nước làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn; ở giữa là các trấn độc lập: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận, đất kinh kỳ đặt 4 doanh: Trực Lệ Quảng Đức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh.

Để tránh lộng quyền, Gia Long không đặt chức Tể tướng, triều đình chỉ có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các thượng thư đứng đầu có Tả hữu tham tri, Tả hữu thị lang giúp việc. ở trong cung, không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.

Năm 1815, bộ "Hoàng Việt luật lệ" gồm 22 quyển với 398 điều luật đã được ban hành.

Gia Long đã giết hại hai công thần bậc nhất của triều Nguyễn, lúc đó là Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường.

Gia Long có hai vợ chính và nhiều vợ khác; có 13 hoàng tử và 18 công chúa.

Con cả là Chiêu chết sớm, con thứ là Hoàng tử Cảnh đã từng theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, về nước được lập làm Thái tử, năm 1801 bị bệnh đậu mùa rồi mất.

Còn bà vợ thứ hai là Thuận Thiên Cao hoàng hậu họ Trần, người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt là Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được tấn phong là Hoàng Thái tử.

Ngày 19 tháng chạp năm Kỷ Mão (3-2-1820), Gia Long mất, thọ 59 tuổi, ở ngôi chúa 25 năm, ở ngôi vua 18 năm.

Niên hiệu: Minh Mệnh (1820 - 1840)

Minh Mệnh tên huý là Nguyễn Phúc Đảm còn tên nữa là Phúc Kiểu, sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25 - 5 - 1791), là con thứ của Gia Long. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Thái tử Đảm lên ngôi vua, niên hiệu là Minh Mệnh.

Minh Mệnh có tư chất thông minh, hiếu học năng động và quyết đoán. Minh Mệnh đặt ra lệ: các quan ở Thành, Dinh, Trấn văn từ Hiệp trấn, Cai bạ, Ký lục, Tham hiệp; võ từ Thống quản cơ đến Phó vệ uý... ai được thăng điện, bổ nhiệm... đều phải đến Kinh đô gặp Vua, để Vua hỏi han công việc, kiểm tra năng lực và khuyên bảo.

Là người tinh thông nho học, sùng đạo Khổng, Mạnh, Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài, năm 1821 cho dựng Quốc Tử Giám, đặt chức Tế Tửu và Tư nghiệp, mở lại thi Hội và thi Đình, trước 6 năm một khoa thi, nay rút xuống 3 năm.

Minh Mệnh còn cho lập Quốc sử quán để biên soạn lịch sử dân tộc qua các triều đại.

Dưới triều Minh Mệnh, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi như: Nông dân nghèo khổ nổi lên chống các quan lại nhũng nhiễu, hà khắc do Phan Bá Vành khởi xướng ở Bắc Bộ. Lê Duy Lương (cựu thần nhà Lê) nổi lên chống lại triều đình Huế. Nông Văn Vân (người thiểu số) nổi lên ở Hoà Bình, Thanh Hoá... Minh Mệnh phải cử các tướng Trương Minh Giảng, Tạ Quang Cự, Nguyễn Công Trứ đem quân đi đánh dẹp.

Năm Quý Tỵ (1833), Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) khởi binh ở Gia Định chống lại triều đình. Lê Văn Khôi sai người sang Xiêm cầu cứu, người Xiêm đã cử 5 đạo quân thuỷ bộ sang giúp Lê Văn Khôi đánh nhà Nguyễn.

Các tướng Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân đã đại phá quân Xiêm đuổi ra khỏi bờ cõi. Không dừng ở đó, năm Ất Mùi (1835), nhà Nguyễn còn cho quân tiến sang Nam Vang đưa vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân về nước.

Các tướng Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân từ Nam Vang tiến lên đánh quân Xiêm liền mấy trận, chém tướng bắt quân, thu được súng ống, khí giới nhiều không kể hết. Tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri đem đại binh chạy về nước, quan quân đuổi đánh lấy lại thành Phu Túc (Pursat) giao cho người Chân Lạp ở lại giữ các nơi(1)!

Các tướng Nguyễn Văn Xuân, Phạm Văn Điển và Lê Văn Thuỵ cũng đánh tan liên quân Xiêm - Lào ở mặt trận Quảng Trị, Nghệ An và Trấn Ninh giữ vững được bờ cõi.

Minh Mệnh cũng rất quan tâm đến võ bị, nhất là thuỷ quân, nên đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của Châu Âu và ước vọng làm cho người Việt ta đóng được tàu kiểu Tây Âu và biết lái tàu vượt đại dương.

Năm 1831 - 1832, Minh Mệnh cải cách hành chính đã bỏ hai tổng trấn chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (trực thuộc trung ương).

Các trấn phía bắc thành 18 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng.

- Các dinh trấn phía nam thành 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hoà, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Minh Mệnh đã cho hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai trương ven biển Bắc Bộ lập thêm hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải.

Về đối ngoại Minh Mệnh đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh, nhưng lại lạnh nhạt và nghi kỵ đối với các nước phương Tây do vậy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.

- Năm 1838, Minh Mệnh đổi tên nước là Đại Nam.

Để bảo đảm đế nghiệp lâu dài cho mình và các con cháu, Minh Mệnh đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó một bài "Đế hệ thi" và 10 bài "Phiên hệ thi", mỗi bài 4 câu 20 từ, từ có nghĩa tốt, uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp nhau kể từ Minh Mệnh.

Bài thơ "Đế hệ thi" có 4 câu 20 từ: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh, Bảo, Quý, Định, Long, Trường, Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật, Thế, Thuỵ, Quốc, Gia, Xương.

Theo phép đặt tên đôi này, tất cả con trai của Minh Mệnh đều phải có tiền từ "Miên" ghép với tên của gia đình đặt, tiếp đến con của thế hệ "Miên" là "Hồng"... cứ thế liên tiếp 20 từ và 20 thế hệ. Minh Mệnh hy vọng đế nghiệp sẽ truyền lại cho 20 đời con cháu khoảng 500 năm. Nhưng triều Nguyễn chỉ thực hiện được đến từ thứ 5 "Vĩnh Thuỵ" (tức Bảo Đại thì bị Cách Mạng tháng Tám năm 1945 lật đổ).

Minh Mệnh có rất nhiều vợ nên đã có 78 hoàng tử và 64 công chúa, tổng cộng là 142 người con.

Tháng 12 năm 1840, Minh Mệnh ốm nặng rồi mất vào ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý (20 - 1 - 1841), trị vì được 20 năm, thọ 51 tuổi.

Niên hiệu: Thiệu Trị (1841-1847)

Thiệu Trị tên huý là Phúc Tuyền sau đổi là Miên Tông, là con trưởng của Minh Mệnh và mẹ là Thuận Đức Thần Phi Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 Đinh Mão (16-6-1807).

Ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu (11-2-1841) Miên Tông lên ngôi vua đặt niên hiệu là Thiệu Trị, lúc đó đã 34 tuổi.

Thiệu Trị lên ngôi vua cứ theo quy chế được sắp đặt từ thời Minh Mệnh mà làm theo di huấn của cha.

Thiệu Trị đã đắp đê, đập chặn ngang cửa sông Cửu An.

Về đối ngoại, Thiệu Trị dàn xếp mối bang giao với Chân Lạp.

Về quan hệ đối với phương Tây, một số giáo sĩ bị bắt giam từ trước tại Huế, bị kết án tử hình, nay Thiệu Trị cho được tự do nhờ sự can thiệp của Hải quân Pháp. Năm 1847, Pháp sai một đại tá, một trung tá đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng xin bỏ chỉ dụ cấm đạo và cho tự do tín ngưỡng. Hai bên đang thương lượng thì Pháp dùng đại bác bắn đắm thuyền của Việt Nam đỗ bên cạnh rồi chạy ra biển.

Thiệu Trị vô cùng tức giận, lại ban thêm sắc dụ cấm người ngoại quốc giảng đạo và trị tội người trong nước đi đạo.

Ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi (4-10-1847), Thiệu Trị bị bệnh rồi mất, ở ngôi được 6 năm, thọ 41 tuổi.

Thiệu Trị có 29 hoàng tử, 35 công chúa, tổng cộng 64 người con. Niên hiệu: Tự Đức (1847-1883)

Tự Đức tên huý là Nguyễn Phúc Thì sau đổi là Hồng Nhậm, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (22 - 9 - 1829) là con thứ hai của Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng, con gái Thượng Thư Bộ Lễ Phạm Đăng Hưng.

Tháng 10 năm Đinh Mùi (1847) Hồng Nhậm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó 19 tuổi.

Tự Đức ốm yếu lên ít đi kinh lý, do đó ít sát dân tình, ngày càng trở lên quan liêu. Bù lại sức khoẻ yếu, Tự Đức lại rất thông minh và có tài văn học, thích nghiền ngẫm kinh điển Nho giáo, xem sách đến khuya. Tự Đức là một trong những người uyên bác về Nho học và Khổng học thời đó.

Tự Đức là người con rất có hiếu, mẹ là bà Từ Dụ. Tự Đức quy định ngày lẻ thì thiết triều, ngày chẵn vào chầu thăm mẹ, mỗi tháng 15 ngày thiết triều, 15 ngày vào hầu mẹ, khi vào hầu thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thăm sức khoẻ, rồi cùng mẹ luận bàn kinh sách và sự tích xưa nay, nhất là chính sự. Bà Từ Dụ là người thuộc nhiều sử sách, mà biết việc đời cũng rộng. Hễ mẹ nói câu gì hay, Vua ghi ngay vào cuốn sổ nhỏ gọi là "Từ huấn lục".

Tự Đức thiếu tính quyết đoán, thường dựa vào triều thần, bàn việc triều thần thì rất bảo thủ, do đó khi trên thế giới, khoa học và công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, các cường quốc đang cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thì vua tôi chỉ lo việc nghiên bút, bàn đến Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu xa xưa làm tấm gương, nên Tự Đức "bế quan toả cảng" cấm buôn bán với nước ngoài gay gắt.

Khi thành Gia Định (Sài Gòn) rơi vào tay Pháp, thì triều đình bó tay không có kế gì hay.

Nhiều người có con mắt nhìn xa thấy rộng như Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ (1866) Đinh Văn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)... dâng sớ triều thần xin nhà vua cải cách mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự... theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng... và các nước phương tây thì phái bảo thủ trong triều đình cho là nói nhảm, nên Tự Đức cũng không chấp nhận.

Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo chiếm hạm đến dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Sáng ngày 1-9-1858, chúng cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải, sau đó chúng cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Đầu năm Tân Dậu (1861) giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định (Sài Gòn).

Bọn thực dân Pháp đã dùng sức ép quân sự buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng với hiệp ước năm Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế cắt nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và các đảo Côn Lôn cho Pháp. Tiếp sau đó năm 1867 triều đình Huế lại nhượng nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) cho Pháp, tức là toàn bộ Nam Kỳ trở thành nhượng địa của Pháp. Giặc Pháp dùng Nam Bộ làm bàn đạp để thôn tính toàn bộ nước ta.

Trong khi triều đình Huế ươn hèn, liên tiếp đầu hàng giặc Pháp thì toàn dân Việt Nam, từ dân chúng đến các tầng lớp sĩ phu, kể cả phần đông quan lại trước hoạ xâm lăng đều tỏ thái độ và quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp, không nề hy sinh tính mạng, đó là ý chí sắt đá và truyền thống chống xâm lược của dân tộc ta.

Trong khi đó, một bộ phận quan lại chóp bu của triều đình Huế, từ đầu họ dè dặt chủ trương cầu hoà, do đó thực dân Pháp càng lấn tới ép triều đình Huế phải đầu hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do triều đình ươn hèn như vậy nên phải ký hoà ước Quý Mùi (1883), rồi hoà ước Pa-tơ-nốt (1884), đất nước ta bị chia làm 3 kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp.

Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19-7-1883) Tự Đức mất, trị vì được 35 năm, thọ 55 tuổi.

Thời kỳ pháp đô hộ (1884-1945)

Ưng Chân sinh ngày 4 tháng 1 năm Quý Sửu (11-2-1853).

Tự Đức có hàng trăm vợ nhưng không có con, phải nuôi ba người con các anh mình làm con nuôi: Ưng Chân, Ưng Xuỵ, Ưng Đăng.

Tự Đức chết, triều thần đưa Ưng Chân lên ngôi vua là Dục Đức. Trước ngày đăng quang, Dục Đức bàn với ba vị đại thần Phụ chánh là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Trần Tiến Thành sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu tại lễ lên ngôi. Cả ba vị đều đồng ý. Hôm sau Trần Tiến Thành tuyên đọc đến đoạn đó thì đọc nhỏ đi hầu như không ai nghe rõ. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết nổi giận, bắt đọc lại, rồi sai quân túc vệ bắt 10 người thân tín của Vua.

Hai hôm sau tại buổi thiết triều, Nguyễn Văn Tường tuyên cáo phế truất Dục Đức, đưa Hồng Dật lên ngôi Vua (tức Hiệp Hoà).

Quan ngự sử Phan Đình Phùng đứng dậy can rằng "Tự quân chưa có tội gì mà làm sự phế lập như thế thì sao phải lẽ". Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cho bắt giam Phan Đình Phùng rồi cách chức đuổi về.

Còn Dục Đức bị tống giam và bị đối xử tàn tệ, hơn một năm sau thì chết, xác vùi bên một quả đồi, không có quan tài và không cho ai được đi đưa tang.

Dục Đức chết ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24 - 10 - 1884), thọ 32 tuổi. Như vậy Dục Đức mới làm vua được 3 ngày (19, 20, 21 tháng 6 năm Quý Mùi (1883).

Mãi 20 năm sau, con trai thứ 7 là Vua Thành Thái mới khôi phục đế hiệu cho cha là "Cung Tôn Huệ Hoàng đế".

Niên hiệu: Hiệp Hoà

Hiệp Hoà tên huý là Hồng Dật, con thứ 29 và là con út của Thiệu Trị, sinh tháng 9 năm 1846.

Tháng 6-1883 sau khi phế xong Dục Đức, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết xin ý chỉ của Hoàng Thái hậu Từ Dụ đưa Hồng Dật lên ngôi vua, niên hiệu là Hiệp Hoà.

Hiệp Hoà lên nối ngôi, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cậy công nên thâu tóm mọi quyền hành, không coi Vua ra gì. Hiệp Hoà ghét lắm, muốn tước bớt quyền lực của họ. Hiệp Hoà làm Vua được bốn tháng thì nhận được mật sớ của Hồng Sâm và Hồng Phi (Tham tri Bộ Lại con Tùng Thiện Vương) xin giết hai quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

Hiệp Hoà phê vào sớ "giao cho Trần Tiến Thành phụng duyệt". Việc bại lộ, Hồng Sâm, Hồng Phi, và Trần Tiến Thành đều bị giết chết, còn Hiệp Hoà bị ép uống thuốc độc tự vẫn chết vào ngày 29-11-1883, thọ 38 tuổi.

Niên hiệu: Kiến Phúc (1883 - 1884)

Ưng Đăng tên huý là Phúc Hạo, con nuôi thứ ba của Tự Đức, sinh ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ (12-2-1860). Vì Tự Đức không có con, lúc 2 tuổi được sung làm Hoàng thiếu tử, do Học Phi Nguyễn Thị Chuyên nuôi dưỡng.

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế Hiệp Hoà cho người đón Ưng Đăng lập lên làm vua ngày 3 tháng 11 năm Quý Mùi (2-12-1883) niên hiệu Kiến Phúc, lúc

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Trang 105)