Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Trang 140)

(từ 2-7-1976), thủ đô Hà Nội

Hoàn thành sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc Việt Nam, non sông thu về một mối.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2-7-1976, Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ nhất quyết định đặt tên nước ta là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và nhất trí lấy Hà Nội là thủ đô của cả nước.

Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca", Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", đổi tên thành phố Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.

Từ cuối năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối "đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác".

Đại hội VII, Đại hội VIII và các Đại hội IX, X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam lại khẳng định con đường xây dựng CNXH ở nước ta là hợp quy luật, hợp lòng dân theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Nước ta thi hành chính sách mở rộng cửa cho sự giao lưu, hợp tác kinh tế được cả thế giới hoan nghênh: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước".

Theo tiếng gọi của Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tích cực "xoá đói giảm nghèo" nhằm đưa Tổ quốc ta tiến lên XHCN bằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam Thời kỳ nguyên thuỷ trên đất Việt Nam

Cách nay khoảng 50 vạn năm(1): Người vượn đã có mặt trên lãnh thổ nước ta. Họ để lại dấu tích ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) Thẩm ồm (Nghệ An), hang Hùm (Yên Bái).

Thời kỳ đồ đá ở Việt Nam : Mở đầu cách nay khoảng 30 vạn năm và kết thúc vào

khoảng cách nay 5 ngàn năm với các nền văn hoá tiêu biểu sau đây:

Đồ đá cũ: Chấm dứt cách nay khoảng trên 10.000 năm. Hai nền văn hoá đồ đá cũ nổi bật nhất là Núi Đọ (Thanh Hoá); Sơn Vi (Phú Thọ).

Đồ đá giữa: Bao hàm toàn bộ lịch sử phát triển nền văn hoá Hoà Bình, mở đầu cách nay khoảng trên một vạn năm và kết thúc cách nay khoảng gần một vạn năm. Cũng có người gọi văn hoá Hoà Bình là văn hoá đồ đá mới trước gốm.

Đồ đá mới: Cách nay khoảng gần một vạn năm và kết thúc cách nay khoảng 5000 năm với các nền văn hoá quan trọng sau đây:

- Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn): sơ kỳ - Văn hoá Quỳnh Văn (Nghệ An): trung kỳ - Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ): hậu kỳ

- Văn hoá Phùng Nguyên là đỉnh cao tột cùng của thời đại đồ đá và là sơ kỳ của thời đại đồ đồng.

- Sơ kỳ: Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) cách nay khoảng 4000 năm. - Trung kỳ: Văn hóa Đồng Đậu (Phú Thọ) cách nay khoảng 3500 năm. Hậu kỳ: Văn hóa Gò Mun (Phú Thọ) cách nay khoảng 3000 năm.

Đỉnh cao tột cùng thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam là Văn hoá Đông Sơn (Thanh Hoá), có niên đại cách nay khoảng 2500 năm.

Việt Nam đất nước và con người

Nước Việt Nam ta ở về phía Đông Nam châu á, hẹp bề ngang, dài bề dọc, hình cong như chữ S, trên phía Bắc và dưới phía Nam phình rộng ra, khúc giữa miền Trung eo hẹp lại. Đông và Nam giáp biển Đông (Thái Bình Dương), Bắc giáp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tây giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam- pu-chia, có diện tích 329.600km2 trên đất liền; và 700.000km2 thềm lục địa kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dân số buổi đầu dựng nước chừng 50 vạn người. Đầu thời Lý - Trần, chừng hơn 5 triệu và đến nay (2007) là 84 triệu dân.

Việt Nam nằm ở khu vực nối liền hai đại dương: Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, vùng hải đảo và lục địa châu á nên cũng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc người khác nhau. Trên bước đường phát triển của loài người, Việt Nam là nước nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn (Trung Hoa - ấn Độ) cổ xưa nên cũng sớm trở thành điểm giao lưu của những nền văn minh đó. Theo các nhà dân tộc học, trên lãnh thổ Việt Nam có 54 tộc người sinh sống. Mặc dầu mỗi tộc người đều có những nét văn hoá riêng nhưng vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau trong vận mệnh chung, thành quả của một cuộc đấu tranh, hoà hợp lâu dài trong lịch sử lấy tộc người Việt - chiếm trên 80% dân số - làm trung tâm.

Các nhà dân tộc học chia dân tộc Việt Nam thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau: Sau Cách mạng tháng Tám 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - vốn là thành quả đấu tranh chung của cả dân tộc - tất cả các tộc người, đều tự do và bình đẳng, cùng nhau phấn đấu vươn lên, chung sức, đồng lòng xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w