Một số kiến nghị với các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tour du lịch Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt – Hà Nội tại công ty cổ phần TM và DL Tân Thế Giới (Trang 52)

Du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, là ngành công nghiệp xuất khẩu không khói, vì vậy cần được quan tâm và ưu tiên phát triển. Nước ta giàu tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng du lịch Việt Nam hiện nay chưa phát triển tương xứng với nguồn tài nguyên vốn có. Năm 2010 nước ta đón được khoảng 5049855 lượt khách quốc tăng 34,8% so với năm 2009 nhưng chưa xứng với tiềm năng du lịch của đất nước, cần có những chính sách thu hút khách inboud hiệu quả hơn. Đồng thời với việc thúc đẩy tăng cao hơn nữa lượng khách nội địa.

Tuy nhiên công việc này không phải một doanh nghiệp mà làm được mà cần phải có các ban ngành nhà nước như Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Công An, … cùng tham gia. Tăng cường xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tới bè bạn thế giới. Nhưng cái cốt yếu nhất là phải đảm bảo chất lượng các chương trình du lịch cho khách. Tác giả có một số kiến nghị cụ thể sau đây:

- Chính phủ đưa ra những cơ chế, chính sách hỗ trợ để nâng cao chất lượng du lịch Việt Nam nói chung và các tour du lịch nói riêng

+ Chính sách tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam: Nhà nước cũng như tổng cục du lịch cần chú ý hơn tới công tác quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam sâu rộng tới các quốc gia trên thế giới, thông qua các chương trình quảng cáo có quy mô lớn, những buổi biểu diễn giao lưu văn hóa với các quốc gia khác từ đó chuyển tải được các thông điệp vào tâm thức du khách quốc tế, thúc đẩy động cơ muốn tìm hiểu, khám phá đất nước và con người Việt Nam. Làm sao để du khách cảm nhận được vẻ đẹp của con người, đất nướcViệt Nam. Việt Nam thực sự là một “Điểm đến an toàn và thân thiện”, hay “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn”.

+ Chính sách thủ tục hành chính thông thoáng: Các thủ tục hành chính như xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, VISA, hộ chiếu cần đơn giản và gọn nhẹ. Tránh gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách. Những người làm hải quan thường xuyên tiếp xúc với khách có được kiến thức về du lịch là rất tốt. Một số chính sách cởi mở hơn cho một số đối tượng khách như chính phủ đã làm, đó là miễn phải làm VISA cho việt kiều về nước. Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An và Tổng cục hải quan trong sửa đổi, cắt giảm, cải tiến các thủ tục gây phiền hà cho khách du lịch.

+ Chiến lược phát triển du lịch bền vững: Các ngành liên quan tăng cường quản lý thông qua các chính sách về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, bảo đảm phát triển bền vững. Quy hoạch tốt các tuyến điểm du lịch, không đưa vào khai thác ồ ạt mà gây ra phá hủy tài nguyên môi trường, khuyến khích các loại hình du lịch sinh thái, du lịch về nguồn phát triển.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao ý thức trách nhiệm với hoạt động du lịch của người dân. Đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong ngành du lịch

+ Hiện nay du lịch thực sự trở thành nền kinh tế mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều người dân còn chưa nhận thức được sự quan trọng của phát triển ngành du lịch, cũng như chưa nhận thức được cùng với kinh doanh du lịch là việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị truyền thống văn hóa.

Nhà nước nên tổ chức những chương trình nhằm nâng cao ý thức của người dân như tổ chức các cuộc thi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như mạng, truyền hình, tạp chí du lịch, các tờ báo nhật trình...treo các pano, áp phích tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các chương trình nghệ thuật với các thông điệp bảo vệ môi trường tại các trường đại học...

Năm 2008 nhà nước có tổ chức trao phần thưởng cho các đơn vị có chương trình du lịch “xanh” trong năm, cần duy trì và mở rộng hơn nữa, phong trào sẽ khuyến khích các doanh nghiệp hưởng ứng, giúp bảo tồn được nguồn tài nguyên. Giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch tự nhiên và xã hội cho du khách và cộng đồng dân cư thông qua nhiều hình thức.

+ Nhà nước nên chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Hiện nay chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch thực sự chưa cao, thiếu tính chất chuyên nghiệp. Ngoài những đội ngũ trẻ bây giờ được đào tạo về du lịch thì nhũng người lớn tuổi hiện tai đang làm du lịch chủ yếu không được đào tạo bài bản về du lịch. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn hạn chế.

Để nâng cao trình độ đội ngũ lao động: Đầu tiên Tổng cục Du Lịch nên chú trọng phát triển nguồn lực lao động tiềm năng tại các trường đại hoc, cao đẳng đào tạo về du lịch. Tổng cục nên kết hợp với bộ Giáo Dục và Đào Tạo hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các công ty kinh doanh du lịch với các trường đại học để sinh viên có thể thực hành trực tiếp, vừa tiếp thu lý thuyết vừa thực hành kinh nghiệm thực tế. Đồng thời khuyến khích và đưa việc học ngoại ngữ từ tiểu học để nâng cao khả năng ngoại ngữ của nguồn nhân lực tương lai.

Hai là có thể cho phép đưa các chương trình giảng dạy về kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình...vào chương trình dạy của trường các trường đại học, cao đẳng.

Nhà nước nên có những chương trình kết hợp đào tạo với các trường đại học cũng như các công ty kinh doanh du lịch quốc tế, để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng của nguồn lực hiện tại cũng như tương lai.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Dịch vụ du lịch mang tính vô hình nên việc kiểm soát chất lượng là việc rất khó khăn. Tổng cục du lịch cần kết hợp với các bộ, ngành khác đưa ra những quy định cụ thể về chất lượng tiêu chuẩn, cũng như những khen thưởng hay xử phạt đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt hay không tốt về chất lượng dịch vụ cung cấp.

Thường xuyên cử các cán bộ quản lý đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để kiểm tra chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Kết quả kiểm tra cần được công khai, minh bạch và thông báo rộng rãi tới người tiêu dùng. Đặc biệt là chất lượng dịch vụ ăn uống hiện nay rất khó kiểm soát chất lượng, cho nên có nhiều vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra gây nguy hiểm tính mạng cho người dân cũng như du khách. Vì vậy cần phải đặc biệt chú trọng tới an toàn vệ sinh thực phẩm bằng việc kết hợp với bộ y tế thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm ăn, uống tại các điểm đến du lịch.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty kinh doanh du lịch

Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, theo tác giả chính phủ nói chung và tổng cục du lịch nói riêng cần phải xây dựng những chính sách, quy định cụ thể về cạnh tranh trên thị trường.

Môi trường luật pháp nói chung đối với việc quản lý cạnh tranh theo cơ chế thị trường hiện nay còn chưa đồng bộ. Tính đặc thù của việc quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ dịch vụ chưa được luật hóa rõ ràng, đó dẫn đến việc sự phát triển của lĩnh vực này chưa mang yếu tố bền vững. Một số doanh nghiệp vẫn tập trung vào những giải pháp mang lại lợi ích trước mắt mà đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của thị trường.

Trong bối cảnh môi trường pháp lý chung và cơ chế thị trường chưa được hoàn thiện, các doanh nghiệp trong nước chưa quen với việc vừa cạnh tranh lại phải vừa hợp tác. Đây chính là lý do các cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý trong lĩnh vực này. Những nghị định, quyết định, chính sách đưa ra không làm thay đổi môi trường kinh doanh du lịch, bởi vì tất cả các định hướng, môi trường cơ bản đã được xác định tại Luật Du Lịch , mà chỉ quy định chi tiết

về vấn đề đầu tư, sở hữu, xử lý vụ việc cạnh tranh, cấp giấy phép và quản lý nghiệp vụ kinh doanh du lịch nhằm tạo dựng một môi trường pháp lý phù hợp với sự phát triển hiện nay của thị trường.

Những quy định này sẽ góp phần hoàn thiện dần môi trường pháp lý kinh doanh dịch vụ du lịch Với những văn bản luật được đưa ra, hoạt động cạnh tranh trong thời gian tới trên thị trường sẽ tiếp tục sôi động nhưng được quản lý, giám sát chặt chẽ hơn. Các hành vi cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật sẽ được khuyến khích và ngược lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh sẽ được Nhà nước can thiệp và xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch áp dụng hệ thống chỉ tiêu chất lượng quốc tế ISO

Hệ thống quản trị chất lượng ISO với những triết lý căn bản như hệ thống quản trị chất lượng quyết định chất lượng sản phẩm, quản trị theo quá trình, phòng ngừa hơn khắc phục, làm đúng ngay từ đầu, cùng với những nguyên tắc như định hướng khách hàng, lãnh đạo, khuyến khích tham gia, quản lý theo quy trình, hệ thống…mang lại rất nhiều lợi ích trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ chất lượng cao, không sai hỏng. Vì vậy nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng hệ thống chỉ tiêu chất lượng theo ISO bằng các hoạt động như:

+ Mở các cuộc hội nghị hội thảo về vấn đề ứng dụng hệ thống chỉ tiêu chất lượng ISO và những lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc ứng dụng hệ thống chỉ tiêu chất lượng quốc tế ISO bằng các văn bản hướng dẫn

+ Công nhận chất lượng đảm bảo cho những công ty đã ứng dụng ISO thành công.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tour du lịch Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt – Hà Nội tại công ty cổ phần TM và DL Tân Thế Giới (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w