Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 53)

Thành phần chủ yếu của mạng lưới ngoại bào trong cấu trúc màng sinh vật là polysaccarit, bên cạnh đó còn có các đại phân tử khác như protein, axit nucleic, glycoprotein, photpholipit. Sự tổng hợp mạng lưới ngoại bào của các tế bào vi khuẩn phụ thuộc vào nguồn cacbon và nitơ sẵn có trong môi trường nuôi cấy. Các nguồn nitơ vi sinh vật có thể đồng hóa được là NH3, NH4+, NO3-, N2 [18]. Tuy nhiên, trong điều kiện phòng thí nghiệm chúng tôi sử dụng hai nguồn cung cấp nitơ là muối nitrat và muối amon để khảo sát khả năng đồng hóa các nguồn nitơ khác nhau của vi sinh vật nghiên cứu.

Tác giả Sleytr [74] đã chỉ ra rằng nồng độ nitơ thấp trong môi trường nuôi cấy làm tăng khả năng hấp thụ đường và ảnh hưởng đáng kể đến sự tạo thành mạng lưới ngoại bào giúp cho sự tạo thành màng sinh vật được thuận lợi.

Kết quả bảng nghiên cứu số 3 (bảng 3) cho thấy một số chủng như U1.3, M3.8, M4.9, M4.10 tạo màng sinh vật tương đối tốt với nguồn nitơ từ muối (NH4)2SO4. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Lee và cộng sự [51] cho thấy chủng Aureobasidium pullulans tạo màng sinh vật tốt với nguồn nitơ từ muối (NH4)2SO4. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cao nấm men là

nguồn dinh dưỡng thích hợp cho sự tạo thành màng sinh vật của nhiều chủng phân lập.

Bảng 3:Ảnh hưởng của các nguồn nitơ đến sự tạo màng sinh vật của các chủng vi sinh vật phân lập

Khả năng tạo màng sinh vật (OD570) Ký hiệu chủng

Nguồn nitơ M1.10 U1.3 A3.3 M3.8 U3.7 M4.3 M4.9 M4.10 (NH4)2SO4 0,301 1,577 0,228 1,251 0,659 0,149 1,273 1,076 NaNO3 0,648 1,958 0,336 1,451 1,393 0,256 1,633 0,500 KNO3 0,335 1,408 0,306 1,140 0,898 0,214 1,503 0,324 (NH4)2C6H5O7 0,284 2,024 0,298 1,268 1,220 0,122 2,104 1,051 Pepton 0,294 1,312 0,214 1,117 0,700 0,310 1,416 0,432 Cao nấm men 0,313 2,081 0,249 1,023 1,441 0,388 2,550 0,358 LB lỏng 0,425 1,965 0,322 2,236 1,302 0,329 2,016 0,440

Từ bảng kết quả 3 này chúng tôi lựa chọn được 4 chủng vi sinh vật lần lượt ký hiệu là U1.3, U3.7, M3.8, M4.9 tạo thành màng sinh vật tốt nhất với nhiều nguồn nitơ khác nhau được bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 53)