Phân lập vi sinh vật

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 46)

Từ mẫu nước thải khu vực làng nghề miến Lại Trạch, chúng tôi phân lập được 23 chủng vi sinh vật, số lượng các chủng lần lượt thu được từ phần nước thải tầng mặt là 6 chủng, phần giữa cách tầng mặt 30cm là 11 chủng và phần mặt đáy là 6 chủng, số chủng phân lập từ phần giữa chiếm 47,83%.

Phân lập mẫu nước thải nhà máy sản xuất bia chúng tôi thu được 6 chủng vi sinh vật ở tầng mặt, 8 chủng từ khu vực phần giữa cách tầng mặt 30cm và phần mặt đáy là 11 chủng, số chủng phân lập được từ phần mặt đáy chiếm 44%.

Từ mẫu nước thải làng bún Phú Đô chúng tôi phân lập được 27 chủng vi sinh vật với số lượng chủng hiện diện ở tầng mặt là 5 chủng, khu vực nước phần giữa cách mặt nước 15cm là 12 chủng và phần mặt đáy là 10 chủng, số chủng phân lập được từ phần giữa chiếm 44,44%.

Hình 6. Khuẩn lạc một số chủng vi sinh vật phân lập trên môi trường thạch

Kết quả thu được cho phép chúng tôi nhận định: phần lớn các chủng vi sinh vật phân lập được từ các mẫu nước thải tập trung ở khu vực nước phần giữa và phần mặt đáy. Các địa điểm lấy mẫu lại chủ yếu là những khu vực nước thải chứa hàm lượng cacbon cao. Điều này phù hợp với giải thích về khả năng bám dính của các chủng vi sinh vật ở các phần nước này. Đây là phần nước thải ít có sự biến động và

xáo trộn về dòng chảy, là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gắn kết với nhau và với các bề mặt. Đồng thời phần nước này cũng là nơi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn thu nhận được nhiều chủng có khả năng hình thành màng sinh vật tốt, phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)