Tối ưu hóa các điều kiện tạo màng sinh vật

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 40)

Mỗi chủng vi sinh vật tùy theo đặc tính sinh học của chúng chỉ có thể tạo thành màng sinh vật tốt nhất ở những điều kiện thích hợp về nhiệt độ, pH, các nguồn carbon, nitơ.

2.3.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường

Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật sẽ được nghiên cứu về khả năng phát triển trong các điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau. Các nhiệt độ được lựa chọn nghiên cứu là: 20oC, 30oC, 37oC, 40oC, 50oC và 60oC. Sau 24 giờ nuôi cấy, tiến hành quan sát, đánh giá khả năng tạo thành màng sinh vật của các chủng vi sinh vật nghiên cứu bằng cách đo độ hấp thụ OD 570 nm theo phương pháp của Morikawa và cộng sự [57].

2.3.4.2 Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy

Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật sẽ được nghiên cứu về khả năng phát triển trong các điều kiện pH môi trường khác nhau. Các giá trị pH môi trường khác nhau được lựa chọn nghiên cứu là: pH 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5; 7; 7,5; 8; 8,5. Sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào trong màng sinh vật tạo ra được đánh giá bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng OD 570 nm theo phương pháp của Morikawa và cộng sự [57].

2.3.4.3 Ảnh hưởng của nồng độ cacon trong môi trường

Bổ sung các nguồn cacbon vào môi trường khoáng cơ bản với nồng độ 1%. Các nguồn carbon được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:

Đường 5 cacbon: Arabinose, Fucose, Rhamnose

Đường 6 cacbon: Glucose, Mannose, Fructose, Galactose Đường đôi: Saccharose, Lactose

Polysaccarit : Tinh bột

Khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121oC trong 20 phút

Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật sẽ được nuôi cấy trong môi trường khoáng cơ bản có bổ sung các nguồn cacbon khác nhau, điều kiện tĩnh, ở 37oC. Sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào trong màng sinh vật tạo ra được đánh giá bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng OD 570 nm theo phương pháp của Morikawa và cộng sự [57].

2.3.4.4 Ảnh hưởng của nguồn nitơ trong môi trường

Bổ sung các nguồn nitơ khác nhau vào môi trường khoáng cơ sở với nồng độ 0,1%. Chỉnh pH tới 7,0 - 7,2.

Các nguồn nitơ được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:

(NH4)2SO4, NaNO3, KNO3, (NH4)2C6H5O7, Pepton, Cao nấm men. Khử trùng môi trường ở nhiệt độ 121oC trong 20 phút

Các chủng vi sinh vật sau khi được lựa chọn, có hoạt tính tạo màng sinh vật sẽ được nuôi cấy trong môi trường khoáng cơ sở có bổ sung các nguồn nitơ khác nhau với điều kiện tĩnh, ở 37oC. Sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào trong màng sinh vật tạo ra được đánh giá bằng cách đo độ hấp thụ ánh sáng OD 570 nm theo phương pháp của Morikawa và cộng sự [57].

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)