Ảnh hưởng của nguồn cacbon

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 51)

Khả năng hấp thụ các nguồn thức ăn khác nhau phụ thuộc vào hai yếu tố: một là thành phần hóa học và tính chất lý hóa của nguồn thức ăn này, hai là đặc điểm sinh lý của từng loại vi sinh vật. Do vậy, chúng tôi sử dụng môi trường khoáng cơ bản có bổ sung các nguồn cacbon khác nhau nhằm mục đích đánh giá khả năng đồng hóa các nguồn cacbon khác nhau của vi sinh vật nghiên cứu.

Các tế bào trong màng sinh vật được gắn kết với nhau và với bề mặt thông qua mạng lưới chất ngoại bào mà thành phần chủ yếu là các biopolyme hay polysaccarit. Nghiên cứu cho thấy thành phần cấu tạo chủ yếu của polysaccarit ngoại bào là các loại đường glucose, galactose, mannose và xylose hay dẫn xuất của chúng [38]. Vì vậy, nghiên cứu khả năng sử dụng hay lên men các loại đường khác nhau không chỉ giúp phân loại ban đầu chủng vi sinh vật nghiên cứu mà còn đánh giá được đặc tính của thành phần polysaccarit trong mạng lưới màng sinh vật [37].

Với những lý do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nguồn cacbon, đường khác nhau lên sự tạo thành màng sinh vật của các chủng phân lập (bảng 2).

Bảng 2:Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sự tạo màng sinh vật của các chủng vi sinh vật phân lập

Khả năng tạo màng sinh vật (OD570) Ký hiệu

chủng Nguồn

Cacbon M1.10 U1.3 A3.3 M3.8 U3.7 M4.3 M4.9 M4.10 Arabinose 0,230 0,607 0,138 1,031 1,209 0,348 1,138 0,289 Fucose 0,361 0,679 0,245 0,735 0,638 0,758 1,061 0,273 Rhamnose 0,387 0,706 0,194 0,913 0,990 0,692 1,542 0,420 Glucose 0,525 0,972 0,658 0,925 0,722 0,389 0,565 0,602 Mannose 0,479 0,422 0,526 0,862 0,815 0,811 0,849 0,453 Fructose 0,430 1,181 0,453 1,176 0,842 0,228 0,965 0,424 Galactose 0,998 0,749 0,494 1,038 0,989 0,463 1,138 0,404 Saccharose 0,357 0,218 0,315 0,726 0,846 0,321 0,968 0,341 Lactose 0,286 0,663 0,359 0,721 0,833 0,401 0,677 0,405 Glucosamine 0,325 0,618 0,430 1,309 0,858 0,359 1,069 0,387 Tinh bột tan 0,753 0,960 0,501 1,176 0,936 0,296 1,026 0,456 LB lỏng 0,456 0,227 0,694 1,253 1,389 0,660 1,206 0,354

Từ kết quả thu được ở bảng 2 chúng tôi nhận định chủng M1.10 thích hợp với việc sử dụng nguồn cacbon là đường galactose, chủng M4.10 sử dụng tốt nhất nguồn cacbon là đường glucose và chủng M4.3 sử dụng đường mannose tối ưu

nhất. Các kết quả này phù hợp với đánh giá của các tác giả trong nước như Nguyễn Quang Huy và cộng sự [59] hay tác giả nước ngoài như Haggag [38]. Tuy nhiên khả năng tạo màng sinh vật của các chủng này trong kết quả nghiên cứu là không cao đối với từng loại đường riêng biệt.

Qua bảng kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ngoài khả năng sử dụng các nguồn đường đã được một số tác giả công bố, các chủng vi sinh vật phân lập của chúng tôi còn có khả năng sử dụng nhiều nguồn khác tối ưu cho việc tạo màng sinh vật như fructose, rhamnose hay glucosamine. Ngoài ra, trong số 8 chủng vi sinh vật được lựa chọn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy 4 chủng có hoạt tính tạo màng sinh vật cao nhất là M3.8, M4.9, U1.3, U3.7; và cả 4 chủng này đều có khả năng sử dụng tất cả các loại đường cho sự tạo thành màng sinh vật với các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật (Biofilm) ở Việt Nam (Trang 51)