- Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
3.2.2.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kế toán bán hàng của DN, được thể hiện bằng việc ban hành Luật kế toán Việt Nam năm 2003. Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán, để thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thự, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan NN, DN, tổ chức và các cá nhân. Do đó, mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế toán đều chịu sự chi phối của Luật này, từ các quy định chung về chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán đến việc lập BCTC. Trong đó, Điều 21 của Luật này quy định rõ việc sử dụng hóa đơn bán hàng trong hoạt động bán hàng.
Việc ban hành 26 chuẩn mực kế toán cùng các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực đó cũng ảnh hưởng đến kế toán bán hàng. Cụ thể ở chuẩn mực 01 “Chuẩn mực chung” quy định các nguyên tắc mà kế toán bán hàng phải tuân theo, chuẩn mực
14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định việc ghi nhận và trình bày doanh thu, các chuẩn mực này bắt buộc kế toán bán hàng trong doanh nghiệp phải tuân thủ theo.
Ngoài ra, Bộ tài chính ban hành Chế độ kế toán DN cũng tác động không nhỏ đến kế toán bán hàng. Chế độ kế toán ban hành đồng bộ cả về chế độ chứng từ, tài khoản sử dụng, sổ sách kế toán và BCTC; giúp cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán được cung cấp một cách chính xác, khách quan và đánh giá thực trạng tài chính của công ty mọi thời điểm.
Mặt khác, kế toán phải nắm rõ được các Chuẩn mực, Chế độ, xem xét sự thống nhất giữa Chuẩn mực và Chế độ để hiểu đúng bản chất và xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác. Nếu không hiểu rõ đúng bản chất, sẽ dẫn đến hạch toán sai và sẽ đưa ra thông tin kế toán không chính xác.
Bộ tài chính ban hành các Luật kế toán, chuẩn mực, Chế độ, giúp cho nhân viên kế toán của công ty có tầm nhìn pháp lý về các nghiệp vụ kinh tế, là cơ sở để hạch toán kế toán. Để các thông tin do kế toán cung cấp đáp ứng yêu cầu khách quan, trung thực, đầy đủ và kịp thời; tránh được những sai sót, nhầm lẫn có thể ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.
Một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kế toán bán hàng là trình độ khoa học kỹ thuật mà cụ thể là các phần mềm kế toán. Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp công việc kế toán tiến hành nhanh chóng, khoa học và chính xác. Bên cạnh đó DN còn tiết kiệm được nhân công, chi phí.
Ngoài ra còn rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của DN như tình hình kinh tế - chính trị, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, thu nhập người lao động, sự thay đổi tỷ giá, xu thế tiêu dùng của người dân, đối thủ cạnh tranh….sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của DN. Vì thế các DN phải biết tận dụng những thời cơ, cơ hội mà DN nhận được,
cũng như khắc phục và hoàn thiện hạn chế, từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực của DN, tạo vị trí vững chắc trên thị trường.