Làng trẻ SOS Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 59)

Làng trẻ em SOS Hải Phòng có diện tích 2,3 ha nằm ở phía Đông Nam của thành phố thuộc phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng. Đây là một trong 14 làng trẻ thuộc hệ thống làng trẻ SOS Việt Nam. Làng trẻ em SOS Hải Phòng được xây dựng và tổ chức theo mô hình làng trẻ SOS Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức – quản lý của làng trẻ: Tổng cộng làng trẻ SOS Hải Phòng

tại thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát có 33 cán bộ nhân viên và 227 trẻ em thuộc nhóm đối tượng chăm sóc, quản lý của làng.

Cụ thể cơ cấu cán bộ quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ của làng như sau: Ban quản lý làng trẻ 02 người (bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc); Bộ phận chăm sóc, giáo dục trẻ gồm 14 mẹ SOS, 4 dì SOS và 6 cán bộ giáo dục; Bộ phận hành chính – kế toán 2 người; các bộ phận khác: bảo vệ, y tế, cây xanh 5 người.

Tổng số trẻ em được nuôi dưỡng, quản lý tại làng trẻ là 227 em (111 nam và 116 nữ) từ sơ sinh đến 18 tuổi, và một số em trên 18 tuổi do các em đang theo học cao đẳng, đại học. Tổng số trẻ em trong độ tuổi thuộc phạm vi nghiên cứu là 141 em. Tỷ lệ người chăm sóc, giáo dục nói chung/trẻ em là 33/227 = 0,14; tỷ lệ người chăm sóc, giáo dục trực tiếp trên trẻ em là: 24/227 = 0,1.

Mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ:

Việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại làng trẻ SOS Hải Phòng được tổ chức theo mô hình Làng trẻ và Gia đình. Cụ thể làng trẻ bao gồm 14 gia đình, mỗi gia đình sống trong một ngôi nhà riêng và mang tên một loài hoa: hoa hồng, hoa sen, hoa thiên lý… Trong mỗi gia đình có một mẹ và 8 - 10 con. Các con bao gồm cả trai và

60

gái, được phân theo các lứa tuổi khác nhau và định hướng coi nhau như anh em trong một gia đình.

Theo quy định của hệ thống SOS, đến 14 tuổi, trẻ nam và nữ được tách nhau ra. Con gái vẫn ở với mẹ; còn con trai được chuyển sang ở cùng với các nhân viên giáo dục nam trong khu nội trú dành riêng cho trẻ vị thành niên nam. Trừ trường hợp trẻ đang theo học đại học, hoặc cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp - khi trẻ được 18 tuổi trở đi trẻ sẽ được chuyển ra ngoài và dần dần bắt đầu cuộc sống tự lập.

Nhiệm vụ chính của trẻ em trong gia đình và làng trẻ là đi học ở trường và

học bài ở nhà; phân công nhau đảm đương công việc gia đình (dọn dẹp, giúp mẹ nấu cơm, trông em, trồng rau để cải thiện bữa ăn…); tham gia các hoạt động sinh hoạt chung tại làng.

Hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần: Làng trẻ cũng thường xuyên tổ chức

các hoạt động giao lưu, sinh hoạt chung nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ, nhưng chưa có hoạt động chăm sóc, trợ giúp tâm lý cá nhân cho trẻ em.

Trẻ em được phép gặp gỡ người thân tại làng trẻ; về thăm quê khi có việc quan trọng liên quan đến ma chay – cưới hỏi của người thân; hoặc về quê chơi vào dịp nghỉ hè nếu đạt kết quả học tập tốt.

Điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục trẻ:

Nhìn chung, cơ sở vật chất, bao gồm nhà ở, các điều kiện sinh hoạt của mẹ nuôi và các trẻ em trong làng trẻ rất sạch sẽ, đẹp đẽ, trang thiết bị hiện đại. Ngoài các điều kiện tốt như nhà ở rộng rãi, kiên cố; có góc vui chơi và học tập cho trẻ phù hợp; khuôn viên đẹp; với các trang thiết bị hiện đại như ti vi, nồi cơm điện, máy vi tính (hầu hết các nhà đều có)… làng trẻ còn có không gian trong nhà và ngoài trời để trẻ sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn nghệ; đọc sách; chơi thể thao. Nhìn bề ngoài, đây có thể được coi là “thiên đường của trẻ em” - trích lời một chuyên gia nước ngoài khi đến thăm làng. Tuy nhiên, mức trợ cấp cho khẩu phần ăn của trẻ theo quy định lại quá thấp, mỗi trẻ được trợ cấp 12 nghìn, sau đó được nâng lên thành 15 nghìn đồng một ngày ăn. Với mức trợ cấp thấp như trên, các mẹ phải xoay sở bằng nhiều các để có thể cố gắng chuẩn bị cho các con một bữa ăn không quá thiếu thốn về lượng. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng rất khó có thể đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt để các em có thể học tập và phát triển tốt.

61

Đặc điểm, vai trò của một số vị trí chăm sóc, giáo dục trẻ

Mẹ SOS là những người phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 60, đã được tuyển chọn

và đào tạo qua một số khóa tập huấn chăm sóc, giáo dục trẻ em; những người phụ nữ này cam kết không sinh con, không lập gia đình riêng và dành trọn cuộc đời để chăm sóc, giáo dục các con SOS. Họ sống cùng trẻ 24/24 giờ mỗi ngày, được trả lương hàng tháng theo quy định của hệ thống SOS. Nhiệm vụ của các mẹ SOS là quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các con trong phạm vi gia đình.

Dì SOS là những người phụ nữ có độ tuổi từ 35 - 45, không sinh con và không lập gia đình riêng. Các dì có nhiệm vụ hỗ trợ các mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục các con khi cần thiết. Trong trường hợp có mẹ về hưu làng dì có thể được xét duyệt để đóng vai trò mẹ SOS thay thế mẹ vừa nghỉ hưu.

Cán bộ giáo dục (CBGD): Là những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng

hoặc trung cắp trong một lĩnh vực nghề nghiệp bất kỳ. Các CBGD có nhiệm vụ quản lý trẻ ở trong phạm vi làng trẻ, đảm bảo trẻ tuân thủ theo quy định chung của làng. Ngoài ra các CBGD có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính liên quan đến việc học tập và chăm sóc sức khỏe của trẻ em; tổ chức các hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí cho trẻ em trong các câu lạc bộ (CLB múa, vẽ, …) hoặc vào các dịp lễ Tết.

Trẻ em SOS là những trẻ mất bố mẹ, hoặc chỉ còn một bố hoặc mẹ nhưng không có đủ khả năng nuôi dưỡng tại địa phương, khiến quyền cơ bản của trẻ không được đảm bảo. Tuy vậy, không phải trẻ em nào thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng được chăm sóc và giáo dục tại làng trẻ SOS (chẳng hạn làng không tiếp nhận trẻ nhiễm HIV, viêm gan B, trẻ có biểu hiện rối loạn tâm thần…).

Việc nhận trẻ vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại làng trẻ được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, và được xét duyệt dựa trên những tiêu chí riêng cho hệ thống SOS Việt Nam và SOS quốc tế quy định. Những tiêu chí và quy trình xét duyệt, tiếp nhận hay trả trẻ đã được nhận về gia đình về cơ bản giống với quy định trong Luật chăm sóc, giáo dục trẻ em nhưng cũng mang những đặc điểm riêng của hệ thống SOS và từng làng trẻ SOS cụ thể. Giám đốc làng trẻ trực tiếp tiếp nhận, được thông qua bởi tổ chức SOS Việt Nam và tổ chức SOS quốc tế.

62

Thông thường trẻ em được nuôi dưỡng, quản lý cho đến năm 18 tuổi, sau 18 tuổi trẻ được chuyển ra ngoài, bắt đầu cuộc sống bán tự lập (vẫn được quản lý và bảo trợ của làng trẻ) và tự lập hoàn toàn. Những trẻ em sau khi đã chuyển sang giai đoạn tự lập hoàn toàn vẫn duy trì mối quan hệ với mẹ nuôi và gia đình trong làng trẻ. Khi kết hôn vẫn được làng trẻ hỗ trợ kinh phí, và các thủ tục tổ chức kết hôn tại làng.

Về mặt hành chính, những em đã bước sang giai đoạn tự lập; hoặc bị trả về cộng đồng (do vi phạm quy định của làng trẻ) không còn là đối tượng chăm sóc, quản lý của làng trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các em đều giữ mối quan hệ gắn bó với mẹ nuôi và các anh chị em trong gia đình SOS của mình ở làng trẻ nên vẫn thường xuyên qua lại, giúp đỡ và nhận được sự giúp đỡ về tinh thần hoặc vật chất từ mẹ cũng như các anh chị em khác trong nhà.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 59)