Cách thức xác định mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 51)

Trong nghiên cứu này chúng tôi không sử dụng bất kỳ kỹ thuật chọn mẫu có mục đích nào. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi được xác định là toàn bộ trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi đang sống tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi (TTBTXH Lâm Đồng và Làng trẻ SOS Hải Phòng), trừ một số em không có mặt tại cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ (đang đi học nội trú ở trường dạy nghề, về thăm quê…); một số em dưới 18 tuổi nhưng vào sống tại cơ sở chưa được 6 tháng, và những em không sẵn sàng tham gia nghiên cứu.

Dựa trên số lượng trẻ em đang có mặt tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ và số lượng trẻ không đồng ý, không đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã phát ra 150 phiếu đánh giá trẻ em dành cho các mẹ nuôi và cán bộ chăm sóc, giáo dục trẻ (chúng tôi quy ước sẽ gọi chung là “Người chăm sóc”); 100 phiếu cho trẻ em từ 12 – 18 tuổi tự báo cáo (chúng tôi không yêu cầu trẻ em từ 6 – 11 tuổi điền phiếu YSR).

Thông tin cụ thể về số lượng phiếu phát ra, thu về và số lượng phiếu hợp lệ được chúng tôi trình bày trong bảng sau:

52

Loại phiếu Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ

CBCL 150 140 112

YSR 100 93 75

Tổng 250 233 197

Như vậy, sau khi phát ra 250, chúng tôi thu lại được 233 phiếu đánh giá. Kết quả, sau khi thu về và làm sạch phiếu đánh giá, chúng tôi còn tổng cộng 197 phiếu đánh giá (bao gồm lại 112 phiếu CBCL và 75 phiếu YSR) là có giá trị, được dùng làm dữ liệu chính khi phân tích số liệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 51)