Đặc điểm mẫu nghiên cứu thực tế

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 52)

Dưới đây là một số kết quả thống kê cụ thể về đặc điểm của mẫu nghiên cứu:

Bảng 2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Số trẻ em Tỉ lệ %

Địa phương Hải Phòng 86 69.77

Lâm Đồng 26 30.23

Độ tuổi 6 – 11 tuổi 37 33.00

12 đến 18 tuổi 75 67.00

Giới tính Nam 55 49.1

Nữ 52 46.4

Hoàn cảnh xuất thân (Lý do vào sống tại

CSCSGD trẻ)

Bị bỏ rơi 70 62.5

Mồ côi cả cha và mẹ 40 35.7

Căn cứ trên bảng số liệu trên, có thể thấy số lượng trẻ em được đánh giá ở Lâm Đồng chỉ tương đương với khoảng 30% số trẻ em được đánh giá ở Hải Phòng (26/86 trẻ em). Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác biệt như trên là do sự chênh lệch giữa số lượng trẻ em được chăm sóc, giáo dục ở hai địa bàn nói trên. Tỉ lệ trẻ em thực tế đang được chăm sóc, giáo dục ở TTBTXH Lâm Đồng cũng chỉ tương đương với 32,1% (73/227 trẻ) số trẻ em được chăm sóc, giáo dục ở Làng trẻ SOS Hải Phòng .

53

Xét đặc điểm của mẫu nghiên cứu theo độ tuổi, số lượng trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi cũng chỉ tương đương 33% số lượng trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi (37/75 em). Sự chênh lệch này cũng xuất phát từ sự khác biệt thực tế giữa số lượng hai nhóm trẻ em đang được nuôi dưỡng tại hai địa bàn nghiên cứu.

Xét ở khía cạnh giới tính, mặc dù có sự chênh lệch khá lớn về số lượng khách thể nghiên cứu và tỉ lệ trẻ em ở hai nhóm tuổi (nhóm tuổi 6 - 11 và nhóm tuổi 12 -18) trên hai địa bàn, nhưng sự phân bố khách thể nghiên cứu về giới tính lại tương đối đồng đều với tỉ lệ là: nam 52 % (55 em) và nữ là 48% (52 em).

Xét về hoàn cảnh xuất thân của trẻ, hay cụ thể hơn là lý do trẻ được nuôi dưỡng, giáo dục ở CSCSGD trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, có tới 62,5% trẻ em (N =100) được đưa vào nuôi dưỡng, giáo dục trong TTBTXH do bị cha mẹ bỏ rơi. Số trẻ em mồ côi là 35,7 % (tron đó, mồ côi cả cha lẫn mẹ là 26,8% (30 em); mồ côi cha, hoặc mẹ, người còn lại không quan tâm, hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng là 8,9% (10 em).

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu lý luận

Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các

khái niệm về trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi; sức khỏe tâm thần, các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng chính là phương

pháp nghiên cứu tài liệu, bao gồm các giai đoạn như thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, cũng như những nghiên cứu về SKTT trẻ mồ côi, bị bỏ rơi đã được đăng tải trên các tạp chí, website hoặc được xuất bản dưới hình thức: sách, báo, ấn phẩm.

Do tài liệu tiếng Việt về vấn đề nghiên cứu có hạn chế nên chúng tôi khai thác chủ yếu trên tài liệu được viết bằng tiếng Anh, bao gồm cả sách, tạp chí, bài viết, và cả các tài liệu từ mạng Internet.

2.3.2. Nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm

Mục đích: Xác định thực trạng vấn đề về SKTT ở trẻ em sống trong hai cơ

54

Công cụ nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai công cụ nghiên cứu nằm trong bộ công cụ được xây dựng dựa trên thực chứng và đã được tiêu chuẩn hóa ASEBA của tác giả Achenbach là: Bản tự báo cáo dành cho trẻ em (YSR – Youth self report) và Bản kiểm tra hành vi trẻ em (CBCL - Child Behaviour Checklist) - người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ ở hai địa bàn nghiên cứu.

Bảng liệt kê hành vi trẻ em (CBCL) là bản công cụ nhằm đánh giá năng lực và các vấn đề hành vi, cảm xúc trẻ em từ 4 – 18 tuổi thông qua báo cáo của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Đây là một bộ trắc nghiệm sàng lọc đơn giản, dễ hiểu đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, dùng để điều tra dịch tễ học và lượng giá triệu chứng, hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng về các RLTT ở trẻ em và vị thành niên.

Cấu trúc của thang CBCL bao gồm 112 biểu hiện vấn đề cảm xúc, hành vi ở trẻ em. Các vấn đề này được phân thành 8 trục hội chứng chính của các vấn đề hành vi và cảm xúc thường gặp ở trẻ em và vị thành niên theo Bảng phân loại bệnh lần thứ 4 của Hoa kỳ- DSM-IV [7].

Dưới đây là tám nhóm hội chứng chính (nhóm các biểu hiện vấn đề SKTT) trong cấu trúc thang CBCL:

(1) Thu mình/ né tránh; (2) Lo âu / trầm cảm;

(3) Phàn nàn về cơ thể/rối loạn dạng cơ thể; (4) Vấn đề xã hội;

(5) Vấn đề về tư duy/suy nghĩ; (6) Các vấn đề chú ý;

(7) Hành vi sai phạm/ vi phạm quy tắc; (8) Hành vi xâm kích, hung tính.

Mỗi biểu hiện trong thang đo được đánh giá theo thang điểm: 0 – 1 – 2, tương đương với ba mức độ “không đúng/ hoàn toàn không có”, “thỉnh thoảng đúng/ phần nào hoặc thỉnh thoảng có”, “thường xuyên đúng/ thường xuyên có”.

Bản CBCL được phát cho những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm thu thập thông tin đánh giá các biểu hiện vấn đề vấn đề SKTT của trẻ em dưới góc độ đánh giá của những người chăm sóc trẻ.

55

Bảng tự thuật dành cho trẻ em (YRS) là các công cụ đánh giá được xây dựng

nhằm đánh giá hành vi và cảm xúc của trẻ em trong độ tuổi từ 11 - 18 tuổi trong thời gian 6 tháng trước thời điểm điền phiếu, được thiết kế phù hợp để hầu hết các trẻ em trong độ tuổi 11 - 18 có thể tự điền.

Cấu trúc thang đo YSR cũng bao gồm 112 biểu hiện các vấn đề hành vi cảm xúc thường gặp ở trẻ em và vị thành niên, và cách tính điểm cũng tương tự cách tính điểm của thang CBCL. Điểm khác biệt giữa CBCL và YSR chỉ nằm trong cách diễn đạt của một số item (biểu hiện) để phù hợp với ngôn ngữ và khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ em.

YSR cũng do Tiến sĩ Thomas M. Anchenbach phát triển, đã được thích nghi trên 47 quốc gia trong đó có Việt Nam và đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về SKTT trẻ em, vị thành niên.

Bản YSR được sử dụng để khảo sát trên nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi, nhằm thu thập những thông tin các em tự đánh giá về các biểu hiện SKTT của bản thân. Chúng tôi không yêu cầu trẻ em trong nhóm từ 6 - 11 tuổi điền phiếu đánh giá này bởi chúng không được thiết kế dành cho nhóm tuổi nhỏ.

Cả hai thang YSR và CBCL đều có độ tin cậy và độ hiệu lực được kiểm chứng bởi chính Achenbach và cộng sự [7]. Tại Việt Nam cả hai thang đều đã được thích nghi (Khoa Tâm bệnh, Bệnh Viện Nhi Trung Ương, 1993 và Trường Đại học giáo dục Hà Nội, 2011 [9] ) và được sử dụng trong không ít nghiên cứu ở Việt Nam.

2.3.3. Phương pháp thống kê

Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 13.0.

Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là:

Điểm trung bình cộng (mean).

Độ lệch chuẩn (standardizied devation)

Điểm ranh giới (cutoff )cho bệnh lý: là điểm để phân biệt giữa những trẻ có vấn đề và những trẻ không có vấn đề. Những khách thể có điểm trung bình gấp hai lần so với độ lệch chuẩn được coi là có vấn đề SKTT.

Điểm ranh giới giúp phân biệt các trường hợp bình thường và các trường hợp bất thường được tính theo công thức: Điểm trung bình ± 2SD (M là điểm trung

56

bình, SD là độ lệch chuẩn).Tuy vậy, thang đo YSR và CBCL đo các hành vi có vấn đề theo thang điểm tăng dần nên những khách thể có điểm nhỏ là là những khách thể có ít vấn đề, hoặc có biểu hiện vấn đề hành vi, cảm xúc nhưng ở mức độ nhẹ, hoặc chưa đáp ứng đủ tiêu chí chẩn đoán. Trong trường hợp này, những khách thể có Điểm tổng = Điểm trung bình – 2SD là những khách thể rơi vào dạng bất thường nhưng là bất thường tích cực, không cần phải can thiệp.

Điểm ranh giới xác định các trường hợp có vấn đề ở mức lâm sàng, cần can thiệp sẽ được tính là: Mean + 2*SD (Mean là điểm trung bình, SD là độ lệch

chuẩn). Những trường hợp có điểm trung bình toàn thang đo từ Mean + 2*SD trở lên được xếp vào nhóm trẻ có biểu hiện có vấn đề ở mức lâm sàng.

Điểm ranh giới để xác định những trẻ có vấn đề ở mức ranh giới được tính

bằng công thức: Mean + 1,5*SD. Những trẻ có điểm trung bình toàn thang đo dao động từ Mean + 1,5*SD đến Mean + 2*SD sẽ là những trẻ có biểu hiện có vấn đề ở mức ranh giới.

Sau khi xác định được các điểm ranh giới, chúng tôi tiến hành thuật toán count (đếm) trong SPSS đế xác định số lượng trẻ em có vấn đề ở mức lâm sàng ở mỗi hội chứng. Như vậy là sẽ có 8 biến count (đếm) tương ứng với 8 hội chứng. Mỗi một em có vấn đề ở một hội chứng sẽ được mã là 1 ở biến đếm các em không có vấn đề sẽ được mã là 0. Sau đó, chúng tôi cộng tổng cộng 8 biến đếm để ra một biến số cuối cùng, biến số này được ký hiệu là Tổng số (total count).

Giá trị của biến số Tổng số này cho biết trẻ có vấn đề SKTT hay không. Nếu giá trị của biến Tổng số = 0, tức là trong 8 nhóm triệu chứng của thang YSR, trẻ không gặp vấn đề nào. Nếu giá trị của biến Tổng số bằng 1, tức là em đó có gặp một hội chứng trong tám hội chứng của thang YSR. Tương tự như vậy, nếu giá trị của biến Tổng số bằng 2, 3, 4,5 tức là em đó gặp tương ứng 2,3,4,5 hội chứng trong tám hội chứng trên.

Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập

T-test được dùng với những biến độc lập chỉ có hai giá trị. T – test là phép thống kê sử dụng độ lệch chuẩn nhằm trả lời câu hỏi: giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình với một biến số độc lập nào đó không.

57

Để đảm bảo tính khoa học về thống kê, trước khi thực hiện các phép thống kê này, các hàm số của biến phụ thuộc đều được kiểm tra và đưa về hàm phân phối chuẩn.

2.4. Quy trình điều tra bằng bảng hỏi

Để thu thập thông tin đánh giá từ trẻ em và người chăm sóc tại hai CSCSGD trẻ mồ côi, phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành theo những bước cụ thể sau:

Bước 1:Làm việc trực tiếp với Ban quản lý và các cán bộ TTBTXH Lâm Đồng và làng trẻ SOS Hải Phòng để xin phép được triển khai đánh giá SKTT trẻ em thông

qua trẻ em và các mẹ nuôi, các CBQL, CBGD tại cơ sở. Sau khi làm việc trực tiếp chúng tôi nhận được sự chấp thuận của với ban quản lý và các cán bộ hai CSCSGD trẻ mồ côi.

Bước 2: Gặp gỡ trực tiếp các trẻ em thuộc nhóm khách thể nghiên cứu

Trong buổi gặp trực tiếp chúng tôi có trình bày rõ lý do, mục đích nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu dự kiến; mời các em hợp tác; đồng thời nhấn mạnh rõ nguyên tắc giữ bí mật khi tiến hành nghiên cứu để các em cảm thấy an toàn và sẵn sàng tham gia nghiên cứu. Chúng tôi và các cán bộ CSCSGD trẻ cũng nhấn mạnh rằng các em có quyền từ chối và việc các em từ chối sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đến các em.

Bước 3: Tiến hành phát phiếu điều tra

- Tiến hành điều tra trên trẻ em: Trẻ em - những em chấp thuận tham gia nghiên cứu - được phân thành từng nhóm nhỏ 5 - 10 em để tiến hành điền phiếu hỏi. Tại TTBTXH Lâm Đồng, các em được tập hợp tại Phòng sinh hoạt chung - nơi các em đến đây học bài, đọc sách và vui chơi hàng ngày. Các em được tự do lựa chọn chỗ ngồi nhưng được lưu ý rằng nên ngồi cách xa nhau để không bị ảnh hưởng và không làm ảnh hưởng đến bạn khác. Tại Làng trẻ SOS Hải Phòng, chúng tôi đến từng gia đình của các em trong làng trẻ và hướng dẫn các em làm phiếu tại nhà của mình.

Trước khi trả lời bảng hỏi, các em được hướng dẫn, giải thích kỹ về bảng hỏi và cách thức trả lời bảng hỏi. Các em một lần nữa thể hiện sự đồng ý bằng cách ký vào thư mời tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ không sử dụng thông tin trong phiếu

58

trả lời của những em không ký xác nhận sự chấp thuận tham gia nghiên cứu và giữ bí mật danh tính của các em.

- Điều tra trên những người trực tiếp chăm sóc, quản lý, giáo dục trẻ tại CSCSGD trẻ: Do đặc thù về nhân sự và mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ tại TTBTXH và làng trẻ mồ côi khác nhau nên ở mỗi cơ sở chúng tôi đã lựa chọn các nhóm cán bộ khác nhau điền phiếu đánh giá vấn đề hành vi, cảm xúc cho trẻ em. Chúng tôi lựa chọn người điền phiếu đánh giá cho từng trẻ căn cứ trên vai trò, nhiệm vụ và tần suất, mức độ tiếp xúc và tương tác với trẻ của từng cán bộ, nhân viên mỗi cơ sở.

Tại Hải Phòng, nhóm cán bộ tham gia điền phiếu đánh giá SKTT cho trẻ là các mẹ nuôi trong mỗi gia đình. Họ là người sống cùng trẻ, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ hàng ngày, có cơ hội quan sát, tương tác và thấu hiểu trẻ hơn cả so với các cán bộ khác. Điểm hạn chế lớn nhất của nhóm đối tượng này khi tham gia nghiên cứu là: Họ có quá nhiều con (mỗi mẹ có từ 8 - 10 con, con nuôi hay còn gọi là con SOS), do vậy khả năng để họ có thể quan sát và hiểu các vấn đề của trẻ có thể bị hạn chế. Bên cạnh đó mỗi mẹ sẽ có khoảng 3 - 5 con trong độ tuổi từ 6 - 18 tuổi, do vậy họ sẽ phải điền 3 - 5 phiếu cùng một khoảng thời gian. Hơn nữa, tuổi của họ khá cao (độ tuổi trung bình khoảng 50 tuổi); trình độ học vấn không cao (tốt nghiệp cấp III), công việc thường ngày ít liên quan đến sổ sách, giấy tờ nên họ có thể gặp một số khó khăn nhỏ và không thực sự hứng thú với việc đọc và điền phiếu đánh giá.

Tại TTBTXH Lâm Đồng, nhóm cán bộ được chọn tham gia nghiên cứu là các cán bộ quản lý - giáo dục (CBQLGD) chính và trực tiếp của 2 nhóm trẻ em (nhóm trẻ em từ 6 - 12 tuổi và từ 12 - 18 tuổi). Điểm mạnh của nhóm CBQLGD này là: Họ là những người trẻ, nhiệt huyết, năng động trong các hoạt động làm việc trực tiếp với trẻ, cũng như những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ. Ba phần tư trong số họ sống cùng trẻ tại TTBTXH, người còn lại sống ngay gần TTBTXH; công việc chủ yếu hàng ngày là giải quyết các việc liên quan trực tiếp với trẻ và tương tác với trẻ thường xuyên. Nhưng điểm hạn chế lớn nhất của họ trong nghiên cứu là họ chỉ có bốn người nhưng phải quan sát và điền phiếu đánh giá hành vi, cảm xúc cho khoảng 30 trẻ em.

59

Chúng tôi đã cố gắng khắc phục những hạn chế trên bằng cách thảo luận với họ về ý nghĩa của những thông tin chính xác liên quan đến SKTT của trẻ, vai trò quan trọng của việc điền phiếu đánh giá một cách nghiêm túc, cẩn trọng; đồng thời hướng dẫn các mẹ, các cán bộ quản lý - giáo dục trẻ một cách tỉ mỉ; khuyến khích họ điền phiếu tại thời điểm họ minh mẫn, thoải mái hơn cả và để cho họ có nhiều thời gian hơn để điền phiếu để có thể điền một cách chính xác, không nhầm lẫn đặc điểm của trẻ này

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 52)