Phương pháp thống kê toán học

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 55)

Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 13.0.

Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là:

Điểm trung bình cộng (mean).

Độ lệch chuẩn (standardizied devation)

Điểm ranh giới (cutoff )cho bệnh lý: là điểm để phân biệt giữa những trẻ có vấn đề và những trẻ không có vấn đề. Những khách thể có điểm trung bình gấp hai lần so với độ lệch chuẩn được coi là có vấn đề SKTT.

Điểm ranh giới giúp phân biệt các trường hợp bình thường và các trường hợp bất thường được tính theo công thức: Điểm trung bình ± 2SD (M là điểm trung

56

bình, SD là độ lệch chuẩn).Tuy vậy, thang đo YSR và CBCL đo các hành vi có vấn đề theo thang điểm tăng dần nên những khách thể có điểm nhỏ là là những khách thể có ít vấn đề, hoặc có biểu hiện vấn đề hành vi, cảm xúc nhưng ở mức độ nhẹ, hoặc chưa đáp ứng đủ tiêu chí chẩn đoán. Trong trường hợp này, những khách thể có Điểm tổng = Điểm trung bình – 2SD là những khách thể rơi vào dạng bất thường nhưng là bất thường tích cực, không cần phải can thiệp.

Điểm ranh giới xác định các trường hợp có vấn đề ở mức lâm sàng, cần can thiệp sẽ được tính là: Mean + 2*SD (Mean là điểm trung bình, SD là độ lệch

chuẩn). Những trường hợp có điểm trung bình toàn thang đo từ Mean + 2*SD trở lên được xếp vào nhóm trẻ có biểu hiện có vấn đề ở mức lâm sàng.

Điểm ranh giới để xác định những trẻ có vấn đề ở mức ranh giới được tính

bằng công thức: Mean + 1,5*SD. Những trẻ có điểm trung bình toàn thang đo dao động từ Mean + 1,5*SD đến Mean + 2*SD sẽ là những trẻ có biểu hiện có vấn đề ở mức ranh giới.

Sau khi xác định được các điểm ranh giới, chúng tôi tiến hành thuật toán count (đếm) trong SPSS đế xác định số lượng trẻ em có vấn đề ở mức lâm sàng ở mỗi hội chứng. Như vậy là sẽ có 8 biến count (đếm) tương ứng với 8 hội chứng. Mỗi một em có vấn đề ở một hội chứng sẽ được mã là 1 ở biến đếm các em không có vấn đề sẽ được mã là 0. Sau đó, chúng tôi cộng tổng cộng 8 biến đếm để ra một biến số cuối cùng, biến số này được ký hiệu là Tổng số (total count).

Giá trị của biến số Tổng số này cho biết trẻ có vấn đề SKTT hay không. Nếu giá trị của biến Tổng số = 0, tức là trong 8 nhóm triệu chứng của thang YSR, trẻ không gặp vấn đề nào. Nếu giá trị của biến Tổng số bằng 1, tức là em đó có gặp một hội chứng trong tám hội chứng của thang YSR. Tương tự như vậy, nếu giá trị của biến Tổng số bằng 2, 3, 4,5 tức là em đó gặp tương ứng 2,3,4,5 hội chứng trong tám hội chứng trên.

Phép kiểm định giá trị trung bình so với các biến độc lập

T-test được dùng với những biến độc lập chỉ có hai giá trị. T – test là phép thống kê sử dụng độ lệch chuẩn nhằm trả lời câu hỏi: giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình với một biến số độc lập nào đó không.

57

Để đảm bảo tính khoa học về thống kê, trước khi thực hiện các phép thống kê này, các hàm số của biến phụ thuộc đều được kiểm tra và đưa về hàm phân phối chuẩn.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 55)