Mối quan hệ giữa biến CSCSGD trẻ và vấn đề SKTT của trẻ em

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 95)

bỏ rơi

Như chúng tôi đã mô tả trong chương 2, hai CSCSGD trẻ là Làng trẻ SOS Hải Phòng và TTBTXH tỉnh Lâm Đồng có khá nhiều đặc điểm khác biệt về đặc điểm mô hình và các điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Vậy, những đặc điểm trên có ảnh hưởng đến vấn đề SKTT ở trẻ em hay không? Và nếu có ảnh

96

hưởng thì cụ thể những điểm khác biệt giữa hai CSCSGD trẻ nói trên có xu hướng ảnh hưởng đến những nhóm vấn đề SKTT nào?

Để tìm hiểu mối liên hệ giữa yếu tố cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ với các vấn đề SKTT của trẻ em, chúng tôi đã sử dụng phép kiểm định giá trị trung bình giữa hai biến độc lập là: Lâm Đồng và Hải Phòng, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa biến CSCSGD trẻ và SKTT trẻ em

STT Hội chứng SKTT CSCSGD trẻ Nhóm trẻ 6 đến 11 tuổi (So sánh ĐTB CBCL) Số trẻ em (n) ĐTB (Mean) Hệ số P 1 Lo âu/trầm cảm Lâm Đồng 10 6.2 0.01 Hải Phòng 27 2.63 2 Trầm cảm/thu mình Lâm Đồng 10 5 0.05 Hải Phòng 27 1.67 3 Vấn đề chú ý Lâm Đồng 10 10.3 0.01 Hải Phòng 27 5.3 4 Vấn đề hành vi xâm kích, hung tính Lâm Đồng 10 14 0.01 Hải Phòng 27 7.44 Hải Phòng 27 4.11 5 Vấn đề tổng quát (hỗn hợp) Lâm Đồng 10 57.1 0 Hải Phòng 27 33.19

Kết quả kiểm định ĐTB CBCL ở nhóm trẻ em từ 6 – 11 tuổi:

Bảng số liệu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB CBCL của trẻ em từ 6 – 11 tuổi ở 4 nhóm hội chứng là: Lo âu, trầm cảm (P = 0.01 <0.05); vấn đề chú ý (p = 0.01 < 0.05); vấn đề hành vi xâm kích, hung tính (P = 0.01 < 0.05) và vấn đề tổng quát, hỗn hợp (P = 0.00 < 0.05). Ở những hội chứng khác, hệ số kiểm định đều lớn hơn 0.05, do đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ĐTB của nhóm trẻ em ở Làng trẻ SOS Hải Phòng và TTBTXH tỉnh Lâm Đồng ở các nhóm hội chứng còn lại này.

97

Bên cạnh việc thực hiện phép kiểm định giá trị trung bình giữa hai nhóm trẻ ở Lâm Đồng và Hải Phòng trong độ tuổi 6 – 11 tuổi, chúng tôi cũng tiếp tục thực hiện phép kiểm định tương tự trên hai nhóm trẻ em 12 – 18 tuổi ở Lâm Đồng và Hải Phòng. Kết quả kiểm định điểm trung bình CBCL và YSR cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi cho biết, ở tất cả các hội chứng hệ số kiểm định P đều lớn hơn 0.05 (P > 0.05). Do đó, có thể kết luận, theo đánh giá của cả người chăm sóc và trẻ em thì điểm trung bình các vấn đề SKTT giữa nhóm trẻ em từ 12 đến 8 tuổi ở Lâm Đồng và Hải Phòng không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi: Đặc điểm của yếu tố địa phương, cơ sở chăm sóc có sự ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê với một số vấn đề SKTT của trẻ em từ 6 đến 11 tuổi (vấn đề lo âu, trầm cảm; vấn đề chú ý; vấn đề hành vi xâm kích; và vấn đề tổng quát, hỗn hợp của trẻ) và không có sự ảnh hưởng đáng kể đến các nhóm hội chứng SKTT còn lại. Đặc điểm của yếu tố CSCSGD trẻ không có sự ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề SKTT của trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 18 tuổi.

Trên cơ sở đó có thể kết luận: Trẻ em nhỏ (trẻ em trong độ tuổi 6 đến 11 tuổi) có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, điều kiện chăm sóc, giáo dục và phong cách chăm sóc, quản lý, giáo dục cũng như các yếu tố khác ở CSCSGD trẻ hơn nhóm trẻ em từ 12 đến 18 tuổi.

Sự khác biệt về đặc điểm phát triển tính độc lập, cái tôi cá nhân và khả năng thích nghi của nhóm trẻ 6 – 11 tuổi và nhóm trẻ 12 – 18 tuổi có thể là cơ sở để lý giải cho sự khác biệt về ảnh hưởng của yếu tố địa phương, mô hình chăm sóc, giáo dục tới các vấn đề SKTT của trẻ em ở hai nhóm tuổi và hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tóm lại

Thông qua phép kiểm định giá trị trung bình T-test, chúng ta có thể khẳng định yếu tố độ tuổi, giới tính, địa phương (hay cụ thể hơn là sự khác biệt giữa mô hình quản lý, giáo dục cũng như các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ ở hai CSCSGD trẻ mồ côi, bị bỏ rơi) có ảnh hưởng nhất định đến thực trạng vấn đề SKTT của trẻ.

Cụ thể, thông qua đánh giá của người chăm sóc thì yếu tố độ tuổi có ảnh hưởng nhiều đến vấn đề xã hội, vấn đề chú ý, vấn đề hành vi xâm kích và các vấn đề khác của nhóm trẻ em từ 6 đến 11 tuổi hơn nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.

98

Trẻ em nhỏ (trẻ em trong độ tuổi 6 đến 11 tuổi) có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, điều kiện chăm sóc, giáo dục và phong cách chăm sóc, quản lý, giáo dục cũng như các yếu tố khác ở CSCSGD trẻ hơn nhóm trẻ em từ 12 đến 18 tuổi.

Cũng theo đánh giá của người chăm sóc thì yếu tố giới tính có xu hướng ảnh hưởng nhất định đến thực trạng vấn đề của nhóm 12 – 18 tuổi, đặc biệt là các vấn đề hướng nội ở trẻ em nữ. Trong khi đó, thông qua kết quả tự đánh giá của trẻ em thì vấn đề giới tính có ảnh hưởng đến các vấn đề: Bệnh tâm thể; vấn đề suy nghĩ; vấn đề hành vi xâm kích, hung tính; vấn đề hành vi sai phạm, phá bỏ quy tắc và vấn đề tổng quát.

Kết luận chƣơng 3

(1)Tổng điểm của thang đo CBCL cho trẻ từ 6 - 18 dao động từ 0 đến 95 điểm, có giá trị trung bình bằng 32,02 và độ lệch chuẩn là 24.68 điểm. ĐTB của nhóm trẻ em từ 6 – 18 tuổi cao nhất ở nhóm hội chứng hành vi xâm kích và thấp nhất ở hội chứng than phiền cơ thể.

(2)Tổng tỉ lệ trẻ có biểu hiện vấn đề ở mức ranh giới là 26,9%, trong đó có 18,8% có biểu hiện chỉ mắc 01 vấn đề ở mức ranh giới và 8% có biểu hiện mắc đồng thời từ 2 vấn đề ở mức ranh giới trở lên.

(3)Tổng tỉ lệ trẻ có biểu hiện vấn đề ở mức lâm sàng là 32,3% trong đó 16,1% có biểu hiện mắc duy nhất một hội chứng và cũng khoảng 16,1 % trẻ em có biểu hiện mắc đồng thời từ 2 đến 7 vấn đề ở mức lâm sàng.

(4)Tổng tỉ lệ trẻ em từ 6 – 18 có vấn đề SKTT bao gồm cả mức ranh giới và lâm sàng nói chung là 35%. Tỉ lệ này thấp hơn so với nhiều nghiên cứu về đối tượng trẻ mồ côi trên thế giới, nhưng cao hơn so với kết quả nhiều nghiên cứu về đối tượng trẻ em trong cộng đồng.

Với tổng tỉ lệ trẻ em có biểu hiện vấn đề SKTT nói chung là 35%, kết quả nghiên cứu đã phủ định giả thuyết nghiên cứu về tỉ lệ % trẻ có vấn đề SKTT.

(5) Có sự khác nhau rõ rệt giữa đánh giá của người chăm sóc và trẻ em về vấn đề SKTT của trẻ. Cụ thể:

- ĐTB toàn thang đo và ĐTB các thang hội chứng giữa đánh giá của người lớn và trẻ em có sự chênh lệch khá lớn. Tổng điểm của thang đo YSR cho trẻ từ 12 –

99

18 tuổi cao gấp hơn 3 lần so với ĐTB CBCL cho trẻ từ 12 - 18 tuổi (85.34/28.15). ĐTB ở từng hội chứng thu được từ đánh giá của người chăm sóc cũng có điểm số thấp hơn so với ĐTB trong đánh giá của trẻ em.

- Tỉ lệ % trẻ có vấn đề trong đánh giá của trẻ em lại thấp hơn so với kết quả đánh giá của người chăm sóc (CBCL cho kết quả là 26% trẻ em trong độ tuổi 12 - 18 có vấn đề SKTT, trong khi YSR lại cho kết quả là 18,66%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả báo cáo của người lớn cũng cho biết có nhiều trẻ em mắc đồng thời từ hai hội chứng SKTT trở lên hơn so với báo cáo của trẻ em.

- Sự khác biệt giữa mức độ phổ biến của biểu hiện vấn đề SKTT qua kết quả tự đánh giá của trẻ em và kết quả đánh giá của người lớn cũng tương đồng với phát hiện của một số nghiên cứu khác.

Tất cả những kết quả khác biệt nói trên đã chứng minh giả thuyết về sự khác biệt giữa kết quả đánh giá của người lớn và trẻ em.

(6)Yếu tố độ tuổi, giới tính, địa phương (hay cụ thể hơn là sự khác biệt giữa mô hình quản lý, giáo dục cũng như các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ ở hai CSCSGD trẻ mồ côi, bị bỏ rơi) có ảnh hưởng nhất định đến thực trạng vấn đề SKTT của trẻ. Cụ thể: Vấn đề SKTT của trẻ em nhỏ (6 - 11 tuổi) có xu hướng bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, các đặc điểm và điều kiện chăm sóc, giáo dục của CSCSGD trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hơn trẻ em lớn. Yếu tố giới tính lại có xu hướng ảnh hưởng đến nhóm trẻ em lớn hơn nhóm trẻ em nhỏ, trẻ em nữ nhiều hơn trẻ em nam. Yếu tố độ tuổi có ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, vấn đề chú ý, vấn đề hành vi xâm kích và các vấn đề khác của nhóm trẻ em từ 6 đến 11 tuổi hơn nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.

Như vậy, có thể khẳng định giả thuyết “Những yếu tố về mặt độ tuổi, giới tính, đặc điểm CSCSGD trẻ có liên quan đến thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em” đã được chứng minh.

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề cho biết: Những nghiên cứu về trẻ mồ côi trên thế giới cho kết quả, tỉ lệ trẻ có vấn đề SKTT nói chung dao động từ 18 – 64%. Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở phương Tây và châu Mỹ, còn ít nghiên cứu về SKTT trẻ mồ côi được thực hiện ở Châu Á và chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được công bố ở Việt Nam.

- Tổng điểm của thang đo CBCL cho trẻ từ 6 - 18 dao động từ 0 đến 95 điểm, có giá trị trung bình bằng 32,02 và độ lệch chuẩn là 24.68 điểm. ĐTB các vấn đề SKTT ở trẻ em trẻ em 6 – 18 tuổi cao nhất ở nhóm hội chứng hành vi xâm kích và thấp nhất ở hội chứng than phiền cơ thể.

- Tổng tỉ lệ trẻ có biểu hiện vấn đề SKTT ở mức ranh giới là 26,9%; ở mức lâm sàng là 32,3. Tổng tỉ lệ trẻ có vấn đề nói chung là 35%. Tỉ lệ trẻ này thấp hơn so với tỉ lệ trẻ có vấn đề SKTT ở nhiều nghiên cứu về SKTT trẻ mồ côi trên thế giới, nhưng cao hơn tỉ lệ trẻ có vấn đề SKTT ở các nghiên cứu trên nhóm trẻ em ở cộng đồng.

- Các yếu tố như giới tính, độ tuổi và sự khác biệt giữa hai CSCDGD trẻ mối quan hệ chặt chẽ với một số vấn đề SKTT trẻ em. Yếu tố giới tính có mối quan hệ chặt chẽ với một số vấn đề SKTT ở trẻ em nữ trong độ tuổi 12 – 18 tuổi. Yếu tố CSCSGD trẻ và độ tuổi của trẻ có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề SKTT của nhóm trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi.

101

- Có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả đánh giá của người chăm sóc và trẻ em về sự phân bố, mức độ nguy cơ và tỉ lệ % các vấn đề SKTT ở trẻ em.

- Hạn chế của nghiên cứu:

o Nghiên cứu không có hiệu lực để kết luận thực trạng vấn đề SKTT trẻ em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ở Việt Nam nói chung.

o Kết quả nghiên cứu không có điều kiện được so sánh, đối chiếu với kết quả từ các công cụ đánh giá khác và những số liệu về SKTT của nhóm trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi ở Việt Nam.

2. Khuyến Nghị

- Cần triển khai hoạt động đánh giá sâu sắc và kỹ lưỡng hơn nhằm xác định chính xác tình trạng vấn đề SKTT của từng trẻ em trong nhóm trẻ có biểu hiện vấn đề SKTT mà nghiên cứu sàng lọc đã chỉ ra. Từ đó lên chương trình can thiệp, trị liệu, đồng thời tư vấn, hỗ trợ người chăm sóc, quản lý trong việc chăm sóc và giáo dục các em.

- Tại mỗi cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi cần triển khai chương trình phòng ngừa các vấn đề SKTT cho trẻ em từ khi mới vào sống ở cơ sở cho đến khi các em ra khỏi cơ sở.

- Cần có sự đồng thuận và nỗ lực tham gia của ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ quản lý, cán bộ giáo dục, bảo mẫu, mẹ nuôi và các nhân viên khác trong cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ, vào các chương trình phòng ngừa các vấn đề SKTT dưới sự tham gia, hướng dẫn và can thiệp trực tiếp của những nhà chuyên môn: Những chuyên gia tham vấn – trị liệu tâm lý, các nhân viên công tác xã hội ....

- Cần có một chương trình tổng thể và có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là các cơ sở chuyên môn như trung tâm tham vấn – trị liệu tâm lý, bệnh viện, viện nghiên cứu tâm lý, SKTT.

- Cần có nghiên cứu trên diện rộng về thực trạng vấn đề SKTT của trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc nhóm dễ bị tổn thương trên các vùng miền

102

và trên cả nước để có những tỉ lệ mang tính chất đại diện từ đó làm cơ sở so sánh, đối chiếu cũng như xây dựng các chương trình can thiệp và phòng ngừa cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi (Trang 95)