Xây dựng kế hoạch, chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 83)

Việt Nam là một trong những nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khá cao. Sự bùng nổ về kinh tế đã góp phần giảm hơn một nửa tỷ lệ nghèo, song cũng đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và có thể làm cho nhiều người bị tụt hậu và bị bỏ quên. Những sự thay đổi về kinh tế và xã hội của Việt Nam không mang lại lợi ích như nhau cho tất cả trẻ em. Chính phủ đã hoặc đang xây dựng các chính sách và chương trình nhằm cải thiện tình hình đó. Song nhiều chính sách, chương trình chưa đáp ứng nhu cầu cụ

thể của trẻ em hoặc chưa mang lại những kết quả tốt nhất có thể cho tất cả trẻ em gái và trẻ em trai.

Mặc dù Việt Nam đã từng là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, song các đại biểu Quốc hội và các nhà lập pháp thường không có đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết các vấn đề liên quan tới quyền trẻ em. Một thách thức lớn đối với Chính phủ và các đối tác phát triển là làm sao đảm bảo những kết quả phát triển của Việt Nam mang lại lợi ích cho tất cả trẻ em. Để giải quyết thách thức này đòi hỏi phải tăng cường các chính sách và chương trình của Chính phủ để thu được hiệu quả cao nhất về mặt chi phí, đồng thời mang lại kết quả tốt nhất có thể cho trẻ em. Điều đó đòi hỏi mọi việc Chính phủ làm cho trẻ em đều dựa trên những dữ liệu và thông tin có chất lượng để hành động của họ phản ánh và đáp ứng những thực tế của cuộc sống. Chính sách, luật pháp và dữ liệu là ba trụ cột tạo khuôn khổ thiết yếu cho sự nghiệp phát triển trong đó quan tâm tới trẻ em.

Trong lĩnh vực kế hoạch và chính sách xã hội, UNICEF phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức quốc tế (các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Liên Hợp Quốc) và các cơ quan đối tác Việt Nam (như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để hỗ trợ Chính phủ trong 5 lĩnh vực chủ chốt.

- Gia đình: Gia đình là nơi gắn bó nhất với tuổi thơ. Sức ép về kinh tế

và sự thay đổi về văn hóa đang đe dọa ảnh hưởng tới cấu trúc gia đình truyền thống ở Việt Nam. Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng. Ngày càng có ít trẻ em lớn lên trong sự chăm sóc, dạy dỗ của ông, bà vì các gia đình nông thôn di cư lên các thành phố để tìm kiếm cơ hội việc làm. UNICEF hiện đang hỗ trợ

Chính phủ nắm được những thay đổi này và giải quyết thông qua việc tăng cường các chính sách và chương trình quốc gia về gia đình.

UNICEF đã phối hơp cùng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Tổng cục Thống kê và Viện Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành cuộc “Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006”. Đây là cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành ở quy mô toàn quốc.

Nội dung của cuộc điều tra này tập trung vào bốn lĩnh vực là quan hệ gia đình, các giá trị và chuẩn mực của gia đình, kinh tế gia đình và phúc lợi gia đình. Trong mỗi lĩnh vực trên, chỉ tập trung điều tra một số nội dung cơ bản có tính bức xúc nhằm nhận diện thực trạng, thu thập thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách về gia đình. Cuộc điều tra đã cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về những thay đổi trong đời sống gia đình Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế, phúc lợi, quan hệ và giá trị chuẩn mực gia đình. Ví dụ: Số hộ gia đình “hai thế hệ” chiếm hơn một nửa (63,4%) và những nơi gia đình “ba thế hệ” sinh sống lại chủ yếu là ở các thành phố; tỷ lệ ly hôn đang tăng, chiếm 2,6% số người trong độ tuổi từ 18 đến 60 và tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cao gấp hai lần so với nam giới; trong khi hơn 80% số nam giới được khảo sát đứng tên sở hữu đất thì tỷ lệ phụ nữ đứng tên chỉ khoảng 10%...[2] Cuộc điều tra có nội dung đa dạng và nghiên cứu sâu và sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả của cuộc điều tra sẽ là cơ sở để thực hiện những cuộc điều tra gia đình tiếp theo nhằm xác định những biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội. Đồng thời kết quả điều tra là dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách về

gia đình của chính phủ theo hướng vì sự công bằng và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

- Dân tộc thiểu số: Trẻ em dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung là

đối tượng bị thiệt thòi nhất và ít được học hành nhất, có điều kiện sức khỏe kém nhất cũng như có tỷ lệ tử vong và bỏ học cao nhất. UNICEF phối hợp với Chính phủ để đảm bảo cho các chính sách và ngân sách đối với các vùng dân tộc thiểu số quan tâm thỏa đáng tới trẻ em thông qua các hoạt động nghiên cứu và hướng dẫn về chính sách. UNICEF còn giúp Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm giải quyết những vấn đề tương tự ở những nước khác.

- Trẻ em nghèo: Chính phủ Việt Nam đã cam kết chi 2 tỷ USD cho hai

chương trình xóa đói giảm nghèo quan trọng nhất trong 5 năm tới. UNICEF hỗ trợ để đảm bảo số kinh phí này sẽ thực sự mang lại hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề trẻ em nghèo thông qua việc tăng cường hiểu biết thực tế về tình trạng trẻ em nghèo ở Việt Nam để đưa vào các chương trình xóa đói giảm nghèo và từ đó đảm bảo việc phân bổ kinh phí hỗ trợ những trẻ em bị thiệt thòi nhất.

Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội phối hợp với UNICEF Việt Nam đã điều phối quá trình xây dựng cách tiếp cận mới về nghèo trẻ em ở Việt Nam. Những kết quả chính đã đạt được của quá trình này là tỷ lệ nghèo trẻ em và chỉ số nghèo trẻ em được trình bày trong báo cáo “ Trẻ em nghèo Viêt Nam sống ở đâu” vào tháng 11 năm 2008. Sáng kiến này nhằm phục vụ mục tiêu xác định rõ bản chất của vấn đề nghèo của trẻ em và tăng cường căn cứ thực tiễn phục vụ công tác hoạch định chính sách quốc gia về giảm tình trạng nghèo trẻ em. Một loạt hội thảo tham vấn đã được tổ chức nhằm khuyến khích sự tham gia của nhiều bên hữu quan thảo luận các khía

cạnh, các mặt của tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam và xây dựng các chỉ số đánh giá phù hợp. Sau khi được xây dựng, phương pháp đo lường nghèo trẻ em đã được trường Đại học Maastricht áp dụng tính toán trên cơ sở các số liệu khảo sát cấp quốc gia tại Việt Nam.

- Các nhà lập pháp: Trong những năm qua Việt Nam đã từng bước xây

và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, cũng như pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói riêng. Pháp luật Việt Nam đã cụ thể hoá pháp luật quốc tế và vận dụng phù hợp điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện tốt các quyền trẻ em. Tuy vậy, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em cần liên tục được rà soát, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế.

UNICEF hỗ trợ Việt Nam bằng cách cung cấp cho các đại biểu Quốc hội những kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về luật pháp liên quan tới quyền trẻ em. Thông qua sự hỗ trợ như vậy đối với các đại biểu Quốc hội và các đại biểu dân cử khác, UNICEF đang góp phần xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp để tạo cơ hội và bảo vệ cho trẻ em theo nhu cầu của các em trong xã hội Việt Nam ngày nay. Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - T hương binh và Xã hội đã phối hợp với các chuyên gia của một số bộ, ngành liên quan cùng U N I C E F tiến hành đánh giá các văn bản pháp luật liên quan trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với luật pháp và các chuẩn mực quốc tế. Cuốn tài liệu “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là tài liệu bổ ích, giúp

các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ làm việc với trẻ em để tham khảo, vận dụng vào các công việc, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Dữ liệu và kiến thức: Có lẽ, Chính phủ sẽ không thể thực hiện được

các quyền trẻ em nếu không có một nền tảng dữ liệu và kiến thức vững chắc. UNICEF hỗ trợ Chính phủ tăng cường tính sẵn có, chất lượng và việc sử dụng các dữ liệu về trẻ em và phụ nữ, kể cả việc cung cấp phần mềm và các giải pháp công nghệ để theo dõi tình hình về những đối tượng này.

Báo cáo “ Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010” của UNICEF công bố ngày 09/01/2010 đã chỉ ra hai thách thức vẫn còn tồn tại ở Việt Nam đó là: Chậm tiến bộ nhất trong việc giảm suy dinh dưỡng (thể thấp còi), tăng nuôi con bằng sữa mẹ và thúc đẩy vệ sinh cá nhân/vệ sinh môi trường; Cần phải có nỗ lực lớn hơn để tăng cường công bằng trong giáo dục, đặc biệt là cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS và trẻ em gái. Để giải quyết các tồn tại đó, bản báo cáo cũng đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Việt Nam cần thực hiện:

Giảm sự bất bình đẳng: Các chỉ tiêu đạt được cho trẻ em dân tộc thiểu số thấp hơn rất nhiều lần so với các chỉ tiêu đạt được ở trẻ em người Kinh hoặc Hoa. Sự bất bình đẳng tương tự rõ ràng ở trẻ em vùng nông thôn so với thành thị, và giữa nhóm dân có thu nhập cao nhất và thấp nhất. Cần có các dịch vụ xã hội cơ bản tiếp cận được và có chất lượng để giảm sự bất bình đẳng. Cần phải đánh giá vai trò ngày càng gia tăng của khu vực tư nhân trong các dịch vụ xã hội, và vai trò cần thiết của tăng cường thể chế, thanh tra và giám sát của Chính phủ.

Cải thiện chất lượng, độ tin cậy, tính chính xác và hiểu biết về dữ liệu liên quan đến quyền trẻ em. Hệ thống dữ liệu đều đặn trong các bộ ngành có

liên quan cần phải được cải thiện ở tất cả các cấp, và cần phải thúc đẩy các chính sách dựa trên bằng chứng.

Thúc đẩy các cách tiếp cận liên ngành và lồng ghép trong thực hiện quyền trẻ em. Điều này bao gồm thiết lập một khuôn khổ pháp lý và chính sách mang tính gắn kết cao hơn cho trẻ em. một thành tố quan trọng khác là áp dụng cách tiếp cận đa chiều đối với nghèo trẻ em. một thành tố thứ ba của cách tiếp cận lồng ghép là bao gồm một cách tiếp cận xây dựng hệ thống đối với bảo vệ trẻ em.

Tăng cường phân cấp quản lý, cần phải được hỗ trợ bởi dòng ngân sách minh bạch và đầy đủ, cũng như với các cán bộ có trách nhiệm và được trang bị, đào tạo đầy đủ.

Cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực trong lĩnh vực xã hội. Chính phủ đã tăng chi vào ngành y tế và giáo dục, nhưng tính hiệu quả của đầu tư công cũng quan trọng.

Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc cùng với các tổ chức quốc tế phi chính phủ khác đã và đang ra sức hỗ trợ cho nhà nước Việt Nam trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Với những hoạt động của UNICEF trong các lĩnh vực khác nhau như: chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em; nước sạch, vệ sinh môi trường; giáo dục và xây dựng các kế hoạch, chính sách xã hội, chất lượng cuộc sống của trẻ em và phụ nữ Việt Nam đã được nâng cao một cách rõ rệt. Những thành công đó là kết quả của một quá trình lâu dài của những biện pháp tổng thể và toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNICEF phải vượt qua để các quyền của trẻ em được thực hiện đầy đủ và công bằng hơn nữa tại Việt Nam. Việt Nam và UNICEF hiện nay đang có nhiều nỗ lực và còn có rất nhiều việc phải làm để thực hiện điều đó.

Chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 83)