Chương trình dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 34)

Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (SDD) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.

Nǎm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa. Tính đến cuối năm 2005, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mức cao theo đánh giá của WHO và UNICEF. Năm 2006, Việt Nam còn tới gần 1,8 triệu trẻ SDD thể nhẹ cân, đặc biệt còn tới 2 triệu trẻ thấp lùn và 300 ngàn trẻ SDD

nặng. SDD chiếm 37% trẻ dưới 5 tuổi tử vong ở Việt Nam. [78] Các thể suy dinh dưỡng nhẹ và vừa cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tǎng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. Ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé" như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người.

Ngày 14/7/2010, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Liên Hợp Quốc và Quỹ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ Tây Ban Nha tổ chức Hội thảo triển khai chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam". An ninh lương thực ở Việt Nam được đảm bảo với tổng sản lượng lương thực hàng năm khoảng gần 50 triệu tấn/năm, trong đó gạo chiếm 36 triệu tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam vẫn còn chiếm 14,8% (năm 2007); tình trạng thiếu lương thực trong các hộ gia đình nghèo, đặc biệt là các hộ gia đình ở các vùng sâu, vùng xa và bị ảnh hưởng bởi thiên tai xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm, trong khi đó, dân số tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ tăng đến hơn 100 triệu người vào năm 2020 và 110 triệu người vào năm 2030. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ em bị sinh dinh dưỡng dạng thấp còi và tỷ lệ phụ nữ có thai bị thiếu máu tại Việt Nam vẫn ở mức cao. [67] Bên cạnh đó, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn thường sử dụng những thực phẩm thiết yếu không có đủ các chất dinh dưỡng và vì thế dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và chất khoáng, nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em và năng suất lao động của người lớn.

UNICEF đã thực hiện hoặc phối hợp các cơ quan chính phủ tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế thực hiện nhiều dự án cụ thể nhằm cải thiện tình hình dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, điển hình là các dự án:

- Dự án “Chính sách dinh dưỡng và vận động xã hội”.

Tiểu dự án Chính sách Dinh dưỡng và Vận động Xã hội (gọi tắt là Tiểu dự án dinh dưỡng) thuộc Dự án Hỗ trợ Chính sách Y tế và Dinh dưỡng, chương trình hợp tác về Y tế và Dinh dưỡng do UNICEF tài trợ trong chu kỳ hợp tác 2006-2010. Tiểu dự án này bao gồm các hoạt động hỗ trợ Bộ Y tế trong xây dựng chính sách dinh dưỡng quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân.

Trong chu kỳ 2006-2010, Tiểu dự án dinh dưỡng tiếp tục tập trung hỗ trợ nhằm góp phần xây dựng và triển khai các chiến lược và chính sách phù hợp về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ, nâng cao chất lượng và tính sẵn có của các số liệu về tình hình dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em; phổ biến và sử dụng có hiệu quả các số liệu giám sát dinh dưỡng để phát triển các kế hoạch hành động ứng phó phù hợp ở địa phương.

Tiểu dự án dinh dưỡng hổ trợ triển khai các hoạt động chính sau đây: Xây dựng và cập nhật các chiến lược trung hạn, dài hạn và kế hoạch hành động về dinh dưỡng. Tăng cường năng lực cho cán bộ cấp trung ương và địa phương về phát triển, sử dụng và phổ biến các công cụ truyền thông, thuyết phục vận động cho các chính sách và đầu tư cho dinh dưỡng.

Hỗ trợ triển khai Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ 2006-2010, Nghị định về sản xuất và phân phối muối Iốt, Nghị định về quảng cáo sữa và thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Duy trì mạng lưới đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ em và phụ nữ trong các trường hợp khẩn cấp và chuẩn bị đối phó với các tình huống xảy ra.

Hỗ trợ triển khai tập huấn về Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ, giám sát muối I-ốt, kết hợp vitamin A và tẩy giun cho trẻ em.

In ấn và phân phối các tài liệu truyền thông cho y tế cơ sở, cung cấp viên nang Vitamin A duy trì chương trình bổ sung cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ.

Tổ chức điều tra, hội thảo và tập huấn về đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong điều kiện khẩn cấp và các nguyên lý trong hoạt động ứng phó liên quan đến dinh dưỡng. [28]

- Dự án “ Cải thiện tình trạng dinh dưỡng thông qua bổ sung vitamin A – mở rộng tẩy giun cho trẻ em các vùng khó khăn”.

Cơ quan chủ quản của dự án là Bộ Y tế. Chủ Dự án: Viện Dinh dưỡng. Đơn vị phối hợp: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương và hỗ trợ về kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF và trường đại học Melbourn Australia. Thời gian triển khai: 03 năm, từ 9/2007 đến 10/2010. Địa điểm triển khai: tất cả các huyện thuộc 18 tỉnh, bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Nam Định, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc, Thái Nguyên, Sơn La.

Mục tiêu chung của dự án là Hỗ trợ cho chương trình quốc gia phòng chống SDD trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, mắc bệnh của trẻ và cải thiện phát triển thể lực, trí tuệ và năng suất lao động sau này của trẻ tại các tỉnh triển khai dự án. Thông qua Dự án, cải thiện hiệu quả đầu tư và nâng cao vai trò của Chính phủ trong việc cải thiện dinh dưỡng và giảm tình trạng thiếu vitamin A và thiếu máu dinh dưỡng, cụ thể:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực về dinh dưỡng tại 18 tỉnh, 173 huyện và 27.498 trạm y tế xã, mạng lưới tình nguyện viên cộng đồng và đoàn thể xã hội

nhằm duy trì bền vững hoạt động cung cấp viên nang vitamin A và thuốc tẩy giun một năm hai lần cho trẻ em.

Thứ hai: Triển khai mở rộng thêm việc bổ sung vitamin A một năm hai lần cho khoảng 720.000 trẻ từ 37 đến 60 tháng để đảm bảo khoảng 1,6 triệu trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi tại các tỉnh có dự án được bổ sung Vitamin A một năm hai lần.

Thứ ba: Thực hiện tẩy giun bằng thuốc Albendazole một năm hai lần cho khoảng 1,4 triệu trẻ em độ tuổi từ 24 đến 60 tháng (hiện đối tượng này chưa nhận được thuốc này).

Thứ tư: Giảm 50% tỉ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng, 75% thiếu máu và 40-80% nhiễm kí sinh trùng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các vùng có dự án.

Thứ năm: Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao một năm hai lần cho mọi trẻ từ 6-60 tháng tuổi và tẩy giun định kỳ cho toàn bộ trẻ từ 24 - 60 tháng được đưa vào kế hoạch và có nguồn vốn tài chính thường xuyên hàng năm của Chính phủ. [29]

Hoạt động của Dự án bao gồm bốn phần chính:

Phần thứ nhất: Truyền thông và điều hành chương trình. Hoạt động này sẽ trợ giúp việc xây dựng chương trình, chính sách và truyền thông ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để đưa các văn kiện và chiến lược vào các đợt tập huấn hàng năm tại cấp huyện và xã, thôn/bản.

Phần thứ hai: Đặt hàng, phân phối và cung cấp lồng ghép viên nang Vitamin A và thuốc tẩy giun. Thành tố này sẽ hỗ trợ đặt hàng, lưu kho và cung cấp thuốc tẩy giun và thêm khoảng 900.000 viên nang Vitamin A để mở rộng độ bao phủ của chương trình phân phát viên nang Vitamin A cho trẻ 37 -

60 tháng (hiện tại chỉ cho 6 - 36 tháng tuổi hay 12 - 60 tháng tuổi đối với tẩy giun) tại 18 tỉnh có dự án.

Phần thứ 3: Huy động cộng đồng, xây dựng nguồn lực và phân phối lồng ghép truyền thông giáo dục dinh dưỡng. Phân phối viên nang Vitamin A hiện nay đang được thực hiện nhờ vào sự tham gia của cộng đồng tại hai lần phân phát hàng năm. Việc phân phát mở rộng viên nang vitamin A và thuốc tẩy giun sẽ được lồng ghép hoàn toàn vào chiến dịch uống vitamin A hàng năm.

Phần thứ tư: Giám sát, đánh giá và xây dựng chính sách. Kế hoạch theo dõi, đánh giá Dự án được thiết kế theo khung triển khai các hoạt động. Với mục đính chính là đánh giá hiệu quả triển khai và xây dựng kế hoạch mở rộng can thiệp, khung theo dõi, đánh giá tập trung vào các chỉ số cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun của trẻ em và tiến độ triển khai các hoạt động.

- Chương trình : “Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam”.

Chương trình do Bộ Y tế chủ trì thực hiện là một trong các chương trình thuộc danh mục các dự án do Quỹ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ thông qua FAO, WHO và UNICEF giai đoạn 2010 - 2020. Với các mục tiêu: cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em thông qua cải thiện việc kiểm soát an toàn lương thực và tình trạng sức khoẻ; cải thiện khả năng cung cấp các dịch vụ dinh dưỡng và chăm sóc y tế bao gồm cải thiện việc nuôi con bằng sữa mẹ, cung cấp thực phẩm bổ sung đảm bảo bổ sung viên sắt/folic, vitamin A và muối cho các đối tượng, chăm sóc hợp lý người ốm và người suy dinh dưỡng; cải thiện an ninh lương thực thông qua việc tăng sản lượng thực phẩm vườn trại và sử dụng thực phẩm chất lượng và an toàn tại các địa bàn triển khai thì Chương trình sẽ góp phần cải

thiện sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và đảm bảo an ninh lương thực tại hộ gia đình cũng như ở cấp quốc gia giai đoạn 2010 – 2020.

Chương trình sẽ được triển khai trong 3 năm (2010 - 2012) với tổng ngân sách là 3.500.000 USD ở cấp trung ương và 06 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Đắc Lắc, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang. [67] Ở cấp trung ương, các hoạt động sẽ tập trung tuyên truyền, vận động nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung thêm vi chất; cải thiện hệ thống giám sát và đánh giá chương trình dinh dưỡng; thành lập hệ thống theo dõi bền vững để giảm tác động của khủng hoảng lương thực lên tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em. Ở cấp tỉnh, các hoạt động sẽ tập trung vào cải thiện kỹ năng của cán Bộ Y tế trong việc tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ và cung cấp thực phẩm bổ sung, tăng cường phát triển Bệnh viện Bạn hữu trẻ em và Cộng đồng Bạn hữu trẻ em; cải thiện việc bổ sung vi chất dinh dưỡng; tăng cường năng lực cho cán Bộ Y tế trong việc điều trị và chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng nặng; cải thiện khả năng của các hộ gia đình trong việc sản xuất thực phẩm kể cả các thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc nhỏ, gia cầm, cá và thủy sản.

Với sự nỗ lực của Việt Nam và sự giúp đỡ của UNICEF cũng như các tổ chức quốc tế, theo báo cáo của Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi của trẻ em giảm từ 38,7% (năm 1998) xuống 19,9% (năm 2008), vượt hai năm so với mục tiêu đề ra của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001 – 2010. [49]

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)