Về phía Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 25)

Chính phủ luôn giữ vững những cam kết với UNICEF cũng như luôn tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam, điều đó được thể hiện qua các hoạt động cụ thể sau:

- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, và là nước thứ 2 trên thế giới ký (20/1/1990) và phê chuẩn (28/11/2001) Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (CRC). Việt Nam đã phê chuẩn hai Nghị định thư không bắt buộc (NĐTKBB) đó là NĐTKBB về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá

phẩm khiêu dâm trẻ em và NĐTKBB về sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.

- Việt Nam đã ký Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh về Trẻ em 9/1990 và 5/2002, đăng cai Hội nghị quốc tế về trẻ em vào tháng 6/2005.

- Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành UNICEF từ 1996- 1998 và giữ cương vị Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành UNICEF năm 1996. Việt Nam đã tích cực tham gia và có những đóng góp vào kết quả của Khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về trẻ em tổ chức tại New York, tháng 5/2002.

- Năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật quốc gia về Phổ cập tiểu học và Luật Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam.

- Tháng 12/1991 Việt Nam đã xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em đến năm 2000 và tháng 12/2001 Việt Nam đã đưa ra Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

- Năm 1992, Việt Nam đã tổ chức lại và nâng cấp Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam (UBBVCSTE) thành một cơ quan ngang bộ với một bộ trưởng đặc trách. Tháng 7/2002 Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và Uỷ ban Dân số sáp nhập thành Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (UBDSGDTE).

- Đầu năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã thống nhất các mục tiêu trung hạn về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ thơ. Cuối năm 1993, UBBVCSTE Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản Chương trình hành động vì trẻ em ở toàn bộ các tỉnh thành.

- Thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là nước thành viên, Việt Nam đã bảo vệ thành công hai Báo cáo quốc gia về tình hình Việt Nam thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em giai đoạn 1993-1998 và và Báo cáo cập nhật về tình hình Việt Nam thực hiện Công ước của Liên Hợp

Quốc về Quyền trẻ em giai đoạn 1998-2002, 2002-2007 (Theo quy định của Công ước, cứ 5 năm nước thành viên có nghĩa vụ báo cáo một lần). Việc bảo vệ thành công các báo cáo nói trên không những khẳng định việc nước Việt Nam hoàn thành thực hiện nghĩa vụ của mình, mà còn giúp Việt Nam giới thiệu những thành tựu của mình về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em cho cộng đồng quốc tế.

- Việt Nam hoàn thành Báo cáo thực hiện hai Nghị định thư của Công ước Liên Hợp Quốc về Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em và sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.

- Ngày 23/06/2005, một buổi lễ đặc biệt kỷ niệm 30 năm chương trình hợp tác giữa UNICEF và Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Nhà hát lớn, Thành phố Hà Nội. Tham dự buổi lễ có Phó thủ tướng Chính phủ Việt Nam – ông Phạm Gia Khiêm, bà Lê Thị Thu – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam; các vị trưởng đại diện của UNICEF như ông Tarique Farooqui (trưởng đại diện từ năm 1987 đến năm 1989) bà Rima Salah (phó giám đốc điều hành UNICEF và cũng là trưởng đại diện UNICEF từ năm 1995 đến năm 1998), ông Anthony Bloomberg (trưởng đại diện từ năm 2002 đến năm 2005) và ông Jordan Juan (điều phối viên thường trực Liên Hợp Quốc tại Việt Nam); các quan chức chính phủ; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và hàng trăm trẻ em.

CHƯƠNG 2.

HỖ TRỢ CỦA UNICEF ĐỐI VỚI TRẺ EM VIỆT NAM 2.1. Lĩnh vực y tế, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

2.1.1. Sức khỏe và dinh dưỡng.

Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Đối với nhiều em, lời hứa tuổi thơ như đã được nêu trong Công ước về Quyền Trẻ em cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Các em không được hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em lại có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, Việt Nam có gần 2 triệu trẻ em trong độ tuổi dưới 5 (30%) bị nhẹ cân so với tuổi; gần 10 triệu trẻ em (30%) trong tình trạng nghèo đói theo chuẩn nghèo quốc tế, 23% trẻ em dân tộc Kinh phải sống trong nghèo đói so với hơn 70% trẻ em các dân tộc thiểu số; 1.176.000 trẻ em sống trong tình trạng đói nghèo cùng cực, 23.000 trẻ em phải lao động và 16.000 trẻ em đường phố. [89]

Mặc dù Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn tương đối thấp (0,53%), song dịch bệnh đã nhanh chóng chuyển hướng và xâm nhập vào những người dân bình thường. Hơn một nửa số trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam nằm trong độ tuổi 20 - 29, và cứ 10 người lại có một người dưới 19 tuổi bị nhiễm. Trẻ em cũng ngày càng có nguy cơ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi AIDS dưới nhiều hình thức. Ước tính có khoảng 300.000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi AIDS ở Việt Nam, khoảng 8.500 trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 15 đang sống với HIV và 22.000 trẻ mồ côi do mất cha mẹ vì AIDS. [89]

UNICEF đã giúp đỡ Việt Nam thực hiện các mục tiêu về sức khỏe và dinh dưỡng thông qua nhiều biện pháp khác nhau như:

Tăng cường sự công bằng và nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh. UNICEF hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách, hướng dẫn và kế hoạch hành động nhằm tăng cường sự công bằng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em, bà mẹ và các nhóm người nghèo. Việc hỗ trợ này nhằm tăng cường thực hiện các chính sách hiện hành về cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, triển khai tiêm chủng ở những vùng khó tiếp cận, đảm bảo phổ cập việc sử dụng muối i-ốt, hướng mục tiêu vào những nhóm dân cư mà từ trước đến nay chưa được quan tâm hỗ trợ đầy đủ, trong đó có các dân tộc thiểu số, tuyên truyền việc nuôi con bằng sữa mẹ. UNICEF còn hỗ trợ xây dựng các mô hình tăng cường chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và các bà mẹ, đặc biệt ở những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và dân nghèo thành thị.

Tăng cường tính bền vững của các chương trình y tế công cộng được thực hiện thành công như Chương trình Tiêm chủng mở rộng và phòng ngừa tình trạng thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng bằng cách tăng cường cấp kinh phí ngân sách nhà nước cho các chương trình này.

Tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành y tế và cộng đồng để có thể điều phối, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về sức khỏe và dinh dưỡng.

Phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC): UNICEF đã hỗ trợ Chính phủ xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia về PLTMC được triển khai thực hiện từ năm 2006. Theo Chương trình này, PLTMC sẽ được từng bước mở rộng và triển khai trên phạm vi toàn quốc vào cuối năm

2010. UNICEF còn hỗ trợ xây dựng quy trình phòng chống liên quan tới HIV và AIDS, ngăn chặn ảnh hưởng của HIV đối với trẻ em, kể cả việc phòng lây nhiễm HIV ở trẻ em, điều trị các trường hợp nhiễm trùng cơ hội và cách thức sử dụng thuốc kháng virút cho trẻ sơ sinh.

2.1.1.1 Sức khỏe sinh sản.

Theo khảo sát của UNICEF, chỉ 17% bà mẹ Việt Nam cho con bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu. [54] Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ được hiểu là ngoài sữa mẹ ra, trẻ không được cho dùng bất cứ loại đồ ăn thức uống nào khác, kể cả nước lọc. Theo định nghĩa này, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp nhất thế giới. Tình trạng trên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ. UNICEF cho biết cho trẻ bú sữa mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau sinh giúp giảm thiểu đáng kể tử vong sơ sinh ở các nước đang phát triển. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ có nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giảm khả năng phát sinh bệnh tật không chỉ lúc còn nhỏ (tiêu chảy, viêm phổi, hen phế quản...) mà cả khi trưởng thành (chẳng hạn như béo phì). Hơn nữa, trẻ bú mẹ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ bú bình tới 20%. Do đó, cần phải xem xét lại và tập trung tuyên truyền nhiều hơn nữa việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các hoạt động thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ đã được bắt đầu ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Các chính sách về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh cũng đã được thông qua và tuyên truyền vận động. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 12% trẻ sơ sinh (số liệu năm 2007) và 17% trẻ sơ sinh (số liệu năm 2008), được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một phần tư các em được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh. Nuôi con bằng bình (bằng các sản

phẩm thay thế sữa mẹ) rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm ngay trong 6 tháng đầu vẫn là một cách nuôi con phổ biến, chiếm tới 55% số trẻ. [80]

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những can thiệp hiệu quả nhất để cứu trẻ em khỏi nguy cơ tử vong, giúp ngăn chặn 13% các ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi” bà Marjatta Tolvanen-Ojutkangas, Trưởng Phòng Y tế và Dinh dưỡng UNICEF Việt Nam nói. [80] Cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có thể làm giảm tới 22% các trường hợp tử vong sơ sinh.

Việt Nam đã đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ 4 (MDG4) giảm 48% số tử vong ở trẻ em trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong số các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em và bà mẹ trung bình tại khu vực Đông Nam Á.

Biểu đồ 2.1. Xếp hạng các nước Đông Nam Á theo mức độ tử vong ở trẻ. (UNICEF ước tính dựa trên tài liệu của Nhóm các tổ chức Liên Hợp Quốc)

104 82 75 55 32 17 12 8 3 130 116 163 177 91 62 53 22 31 9 34 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Myanma Cam-pu-chia Lào Đông-Timo In-đô-nê-xi-a Phi-líp-pin Việt Nam Ma-lay-xi-a Thái Lan Xing-ga-po (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong 1000 trẻ đang sống

2006 1990

UNICEF tiếp tục cam kết bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ, đã và đang hợp tác chặt chẽ với Vụ Sức khỏe Sinh sản Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác khác để thực hiện các sáng kiến khác nhau nhằm tuyên truyền vận động và tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam.

2.1.1.2. Tiêm chủng mở rộng.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) bắt đầu triển khai ở Việt Nam năm 1981, khởi đầu từ 4 cơ sở thí điểm tại 4 phường của thành phố Hà Nội với sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc. Từ năm 1981 đến năm 1984, Bộ Y tế đã triển khai chương trình tiểm chủng mở rộng cho trên 200.000 trẻ em dưới 1 tuổi ở 1.813 xã, phường thuộc 166 huyện, quận của 20 tỉnh, thành phố, đề phòng 6 bệnh truyền nhiễm mà trẻ em hay mắc là lao, bại liệt, sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà. Năm 1985, chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai được ở 53 tỉnh/thành phố trong cả nước. Từ năm 1993 đến nay tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90%. Từ năm 1995 cả nước không còn xã trắng về tiêm chủng. [93]

Đối tượng TCMR là trẻ em và phụ nữ có thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi 15-35 ở một số vùng trọng điểm.

Trong việc thực hiện thành công các mục tiêu lớn của CTTCMR ở Việt Nam, UNICEF đã có phần đóng góp to lớn và hiệu quả.

Trong các giai đoạn 1981 – 1984 và 1985 – 1995, UNICEF đã huy động nguồn lực của mình, vận động các chính phủ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ để phát triển chương trình TCMR của Việt Nam. Hỗ trợ tập trung vào:

 Viện trợ xây dựng hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vacxin.  Viện trợ vật tư tiêm chủng bao gồm các loại bơm kim tiêm và

dụng cụ khử trùng.

 Viện trợ kinh phí cho công tác huấn luyện và triển khai TCMR.  Hỗ trợ Việt Nam nâng cấp và phát triển các cơ sở sản xuất

vacxin.

Hiện nay, UNICEF vẫn tiếp tục có nhiều sự hỗ trợ tốt cho chương trình TCMR trong việc cung cấp các loại vacxin, vật tư tiêm chủng cần thiết, nâng cao năng lực sản xuất vacxin của Viện vacxin Nha Trang…Tính riêng năm 2004, UNICEF hỗ trợ tổng cộng 726.671 USD, bao gồm: 500.000 liều vacxin uốn ván, 200.000 bơm kim tiêm, 2.200 hộp an toàn cho chiến dịch tiêm vacxin uốn ván vùng nguy cơ cao; 5 lớp tập huấn cho cán bộ coi kho vacxin tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh; 4 hội thảo khu vực về loại trừ uốn ván sơ sinh (UVSS); 28 lớp tập huấn cho cán bộ và 28 hội thảo với cán bộ địa phương các nguy cơ UVSS cao. Hỗ trợ kinh phí cho đội tiêm chủng lưu động tại các chiến dịch phòng bệnh uốn ván vùng nguy cơ cao; in tài liệu: 5.000 cuốn tài liệu cho cán bộ coi kho vacxin, 18.000 cuốn về giám sát phản ứng sau tiêm chủng, 15.000 áp phích phòng bệnh uốn ván và 30.000 tờ rơi phòng bệnh uốn ván. [38]

Hỗ trợ cho Viện vacxin, Trung tâm quốc gia kiểm định vacxin và sinh phẩm trong việc sản xuất vacxin trong nước.

Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh Bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ lệ các bệnh trong chương trình tiêm chủng: bệnh ho gà, bạch hầu, sởi giảm rõ rệt. So sánh năm 1985, năm bắt đầu triển khai TCMR và năm 2009 tỷ lệ mắc ho gà giảm 543 lần, bạch hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần.

Biểu đồ 2. 2. Tỷ lệ uống đủ 3 liều vacxin bại liệt ở trẻ em dưới 1 tuổi từ 1991-2000.

Với việc không ngừng nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, tăng cường hỗ trợ tiêm chủng tại những vùng khó khăn, Việt Nam đã đạt được 10 năm bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, đạt các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ mắc các bệnh trong TCMR và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2012. Giai đoạn 2010 – 2015, chương trình TCMR vẫn là 1 chương trình ưu tiên quốc gia.

2.1.1.3. Chương trình Dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (SDD) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của suy dinh

Một phần của tài liệu Hoạt động của UNICEF tại Việt Nam (Trang 25)